Tại sao thị trường bỏ qua dấu hiệu suy thoái?

Tại sao thị trường bỏ qua dấu hiệu suy thoái?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:53 27/06/2023

Khoảng 1 năm nay, thị trường trái phiếu đã phát tín hiệu suy thoái đang cận kề. Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường đã bỏ qua tín hiệu này.

Vào đầu tháng 7/2022, đường cong lợi suất 2-10 năm bắt đầu đảo ngược, sự kiện xảy ra trước 6 cuộc suy thoái tại Mỹ từ năm 1980 tới giờ. Thời gian giữa sự đảo ngược bắt đầu và suy thoái thường từ 6 đến 12 tháng.

Tuy nhiên, giới đầu tư cổ phiếu có vẻ không để ý hoặc không quan tâm, với chỉ số S&P 500 tăng khoảng 13% từ đầu năm đến nay và gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái khi GDP vẫn tăng trưởng tích cực qua ba quý gần đây. Mối quan hệ tưởng chừng đã không còn có thể đến từ thời điểm đặc biệt với giới tài chính/kinh tế kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020.

"Thị trường sẽ không hành động như thế này nếu suy thoái thực sự cận kề. Điều đó thật kỳ lạ," theo Art Hogan, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại B. Riley Wealth Management. "Tôi nghĩ rằng điều đó phần lớn đến từ thứ đã bắt đầu câu chuyện này, chính sách đại dịch, việc mở cửa trở lại sau đại dịch và chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh chóng. Kết hợp những yếu tố đó lại, ta có những tín hiệu không đồng nhất."

Trên thực tế, câu chuyện "lần này khác hẳn" có thể được áp dụng cho một tình huống nền kinh tế chưa từng đối mặt trước đây: một đại dịch toàn cầu, sau đó là phản ứng tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử, tạo ra mức lạm phát cao nhất trong hơn 40 năm, đòi hỏi một sự chuyển đổi chính sách mạnh mẽ mà Fed đang nỗ lực thực hiện để hạ cánh mềm. Vì lý do đó, việc so sánh lợi suất trái phiếu ngắn hạn với trái phiếu 10 năm có thể không phải là một công cụ đo lường hiệu quả.

Khả năng suy thoái 71%?

“Chẳng ai có thể cho ta biết nên làm gì sau một đại dịch cả,” ông Hogan nói thêm. "Những gì chúng ta từng tin tưởng để tìm tín hiệu tốt bây giờ lại là một mớ hỗn độn." Về phần mình, Fed quan tâm hơn tới chênh lệch lợi suất 3 tháng/10 năm, đã đảo ngược vào cuối tháng 10/2022, và chỉ vài tuần trước, đạt mức chênh lệch sâu nhất từ trước đến giờ. Fed New York sử dụng một mô hình tính toán xác suất suy thoái trong vòng 12 tháng bằng mối quan hệ này. Vào cuối tháng 5, mức xác suất đó là khoảng 71%.

Đường cong lợi suất này ít thay đổi kể từ đó, do đó xác suất suy thoái có lẽ cũng không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, các chỉ số khác lại không dự báo suy thoái. Đáng chú ý nhất, thị trường lao động vẫn rất mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp chỉ 3.7% dù Fed đã tăng lãi suất 5% kể từ tháng 3/2022. Lĩnh vực dịch vụ vẫn rất mạnh, thậm chí số liệu nhà ở trong thời gian gần đây cũng đang có dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, Fed vẫn đang trong cuộc chiến với lạm phát, tăng lãi suất ngắn hạn và có thể làm biến dạng đường cong lợi suất. Họ đã không tăng lãi suất vào tháng 6 nhưng cho biết sẽ có thêm hai lần thắt chặt nữa trong năm 2023. "Đường cong lợi suất trái phiếu là một câu chuyện quan trọng nhưng chưa đầy đủ về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ," Nicholas Colas, đồng sáng lập của DataTrek Research, cho biết trong ghi chú thị trường của ông vào Chủ nhật.

"Chính sách tiền tệ thắt chặt có chủ đích vì thị trường lao động mạnh vẫn đang tạo áp lực lên lạm phát. Việc chênh lệch lợi suất 3 tháng/10 năm và 2 năm/10 năm nằm trong vùng rất bất thường là cách của Fed để giải quyết vấn đề đó." Ông Colas lưu ý rằng Fed "không có lựa chọn hiệu quả nào khác lúc này" trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với rủi ro suy thoái. "Thị trường hiểu điều đó nhưng cảm thấy an tâm vì tình hình thị trường lao động hiện tại đang cản trở.”

Suy thoái bất thường

Cũng cần xem xét câu chuyện "suy thoái từ từ." Nhiều nhóm ngành như xe hơi, nhà ở và sản xuất, đã trải qua giai đoạn thu hẹp, và có thể có những nhóm ngành khác đã theo sau mà không làm GDP tăng trưởng âm. Giáo sư Jeremy Siegel từ Trường Kinh doanh Wharton dự đoán nền kinh tế sẽ giảm tốc hơn nữa trong tương lai.

Một luận điểm quan trọng từ những người dự báo suy thoái là tác động trễ mà chính sách của Fed sẽ gây ra. Giáo sư Siegel cho biết nền kinh tế có thể giảm tốc đến mức Fed không thể thực hiện được hai lần tăng lãi suất mà các quan chức đề ra sau cuộc họp chính sách vào đầu tháng 6. Nếu điều đó xảy ra, thị trường sẽ phải chú ý. "Khó có thể thấy được những xúc tác có lợi cho thị trường trong nửa cuối năm nay.”

"Tôi nghĩ mặt tích cực của một cuộc suy thoái nhẹ là lãi suất không chỉ không tăng mà còn có thể giảm lãi suất vào cuối năm," ông nói thêm. "Tôi không nói rằng sắp tới sẽ là thảm họa, nhưng nếu nói về mặt lợi, tôi không thấy nhiều.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ