Tâm lý lo ngại rủi ro “hù dọa” thị trường ngoại hối

Tâm lý lo ngại rủi ro “hù dọa” thị trường ngoại hối

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:03 27/07/2021

Tâm lý rủi ro đang xấu đi nhanh chóng, tràn vào thị trường tiền tệ với đồng Dollar đột ngột tăng giá. Động lực vượt trội ở USD/CNH vượt qua ngưỡng 6.50. Đợt bán tháo mạnh trên các thị trường chứng khoán châu Á, do Hang Seng dẫn đầu, đột nhiên hù dọa đồng Nhân dân tệ, với việc đồng tiền này bị rung chuyển mạnh.

Tâm lý risk-off trên thị trường hiện nay
Tâm lý risk-off trên thị trường hiện nay

Các đồng tiền tượng trưng cho tâm lý rủi ro cũng suy yếu, với đồng Krone Na Uy giảm 0.7% và đồng Yên Nhật là đồng tiền duy nhất tăng giá so với đồng Bạc Xanh. Các đồng tiền của thị trường mới nổi giảm giá, đang được dẫn dắt bởi đồng Rand Nam Phi giảm 0.7%.

Các đồng tiền phòng thủ đang thu được sức hút khi cuộc đàn áp theo của Trung Quốc cùng với lo ngại tăng trưởng và sự lan rộng của biến thể Delta đè năng lên thị trường. Từ các lệnh phong tỏa ở Úc tới chính sách của Trung Quốc, tâm lý e ngại rủi ro đang chiếm thế thượng phong. Liệu nó có kéo dài hay không vẫn còn phải xem - một Fed “dovish” có thể làm được nhiều điều để xoa dịu những lo ngại của thị trường này.

Laura Cooper, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ