Tăng trưởng lương tại Nhật ổn định, nhưng vẫn không đuổi kịp lạm phát

Tăng trưởng lương tại Nhật ổn định, nhưng vẫn không đuổi kịp lạm phát

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

09:02 09/05/2024

Dữ liệu tiền lương mới nhất của Nhật Bản cho thấy mức tăng lương hiện đã thấp hơn lạm phát liên tiếp trong hai năm, ngay cả khi thước đo xu hướng cụ thể hơn cho thấy mức tăng trưởng ổn định.

Bộ Lao động báo cáo hôm thứ Năm rằng, tiền lương thực tế đã giảm 2.5% so với một năm trước đó vào tháng 3, đánh dấu mức giảm sâu nhất trong 4 tháng, và kéo dài chuỗi giảm đúng 24 tháng. Ước tính đồng thuận giảm 1.4%. Tăng trưởng thu nhập tiền mặt danh nghĩa của người lao động chậm lại ở mức 0.6%, cũng không cao như dự báo.

Sự chậm lại của tiền lương danh nghĩa càng trở nên trầm trọng hơn do tiền thưởng giảm 9.4%. Dữ liệu về người lao động toàn thời gian, bỏ qua vấn đề lựa chọn mẫu khảo sát, đồng thời loại bỏ tiền thưởng và lương tăng ca, đã tăng 2.3%. Chỉ số này, được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) theo dõi chặt chẽ, vẫn trên ngưỡng 2% trong tháng thứ bảy, một dấu hiệu cho thấy mức lương cơ bản tăng trưởng ổn định.

Tăng trưởng thu nhập tiền mặt danh nghĩa của người lao động chậm hơn dự kiến

Harumi Taguchi, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Lần này, lương thưởng có tác động mạnh đến dữ liệu, nhưng mức lương cơ bản vẫn ổn định, và tôi nghĩ tiền lương đang có xu hướng tăng. Tôi kỳ vọng tiền lương thực tế sẽ chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm nay.”

Mức tăng lương dự kiến ​​sẽ mạnh hơn trong năm tài chính mới, sau khi nhóm bảo trợ công đoàn lớn nhất quốc gia nhận được cam kết từ các công ty lớn về việc tăng lương hơn 5%. Đây cũng là mức tăng lớn nhất trong ba thập kỷ, và tốc độ này có thể dễ dàng vượt quá lạm phát. Theo báo cáo của BoJ, mức tăng đó sẽ dần dần được phản ánh trong tiền lương của người lao động từ tháng 4 đến mùa hè.

Tình trạng thiếu lao động thường xuyên ở Nhật cho thấy xu hướng tiền lương ổn định đang tiếp tục diễn ra. Theo báo cáo của Teikoku Databank, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia là 2.6%, thấp nhất trong số các nền kinh tế phát triển. Hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên toàn thời gian trong tháng 4.

Trong báo cáo triển vọng mới nhất, BoJ cho biết “mức tăng lương tương đối cao có thể đạt được trong các cuộc đàm phán quản lý lao động về tiên lương thường niên vào mùa xuân năm nay, khi xét đến các yếu tố như nhu cầu tuyển dụng và giữ chân nhân viên, cùng với điều kiện thị trường lao động đang thắt chặt. ”

BoJ đang theo dõi xu hướng lương để tìm các dấu hiệu của chuỗi liên kết giữa việc tăng lương và tăng trưởng định giá theo nhu cầu. Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét, khi BoJ cân nhắc khả năng tăng lãi suất lần nữa, sau khi BoJ đã tiến hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong 17 năm vào tháng 3. Thống đốc Kazuo Ueda cho biết ông hy vọng việc tăng lương thực tế sẽ thúc đẩy chi tiêu cá nhân.

Ông Taguchi nói: “Câu hỏi quan trọng là việc tăng lương sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào. Vì tiền lương thực tế đã ở mức âm trong một thời gian dài như vậy, người tiêu dùng có thể sẽ thận trọng trong việc chi tiêu ngay cả khi tiền lương đã chuyển biến tích cực.”

Trong những tháng gần đây, việc tăng lương không theo kịp lạm phát đã cản trở tăng trưởng kinh tế. Mức giảm lương thực tế trong 24 tháng là đợt sụt giảm dài nhất kể từ năm 1991, và giá cả tiếp tục tăng.

Thước đo giá cả đã tăng 2.6% trong tháng 3, đáp ứng mục tiêu lạm phát 2% của BOJ trong hai năm liền. Khả năng lạm phát gia tăng do JPY liên tục suy yếu đã khiến các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại về tác động lên xu hướng tiêu dùng của các hộ gia đình.

Niềm tin của người tiêu dùng bất ngờ giảm trong tháng 4, với thước đo mức độ sẵn lòng mua hàng hóa lâu bền, trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm so với một năm trước trong 12 tháng liên tiếp, với dữ liệu công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ kéo dài chuỗi giảm này thêm một tháng nữa.

Ueda cho biết tại cuộc họp báo sau quyết định vào tháng trước rằng, phục hồi tiêu dùng sẽ là điểm mấu chốt trong việc cân nhắc chính sách trong tương lai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ