Technical Analysis 101. Giao dịch theo xu hướng và những điều cần biết (Part 2)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Chúng ta tiếp tục phần 2 của giao dịch theo xu hướng bằng cách đọc hành vi giá để xác định độ mạnh/yếu của xu hướng hiện tại. Đây là một số dấu hiệu đơn giản.
Các bạn có thể xem lại Phần 1 của giao dịch xu hướng tại đây.
Độ dốc của các dịch chuyển đẩy giảm dần
Thân nến hẹp dần ở các dịch chuyển đẩy
Các dịch chuyển điều chỉnh ngày càng dốc
Thân nến mở rộng dần ở các dịch chuyển điều chỉnh
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích kĩ một vài ví dụ !
Ví dụ 1
a – Dịch chuyển đẩy tăng cao hơn. Điều này là bình thường trong 1 xu hướng tăng.
b – Dịch chuyển điều chỉnh hướng thấp hơn, nhưng thân nến tăng so với các dịch chuyển điều chỉnh trước đó. Đây là một tín hiệu bất thường.
c – Dịch chuyển đẩy ngắn ngủi. Một pullback (hồi lại) phức tạp có thể hình thành.
d – Dịch chuyển điều chỉnh test lại đáy cũ.
e – Dịch chuyển đẩy tăng cao hơn, một dấu hiệu tiếp diễn của xu hướng tăng.
f – Đột phá sai. Dịch chuyển điều chỉnh có thân nến lớn, và dốc dần. Điều này trông không tốt chút nào.
g – Nỗ lực yếu ớt của phe mua để giành lại quyền kiểm soát.
Tổng kết:
Xu hướng tăng yếu dần. Hỗ trợ quanh 175 là một ngưỡng cản mạnh mẽ. Tôi sẽ tìm kiếm cơ hội mua hoặc đứng ngoài. Không bán ở điểm này. Một sự đột phá và đóng cửa dưới 175 hoàn thành mô hình vai-đầu-vai báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng giảm hoặc sideway. Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ tìm cơ hội bán hoặc vẫn đứng ngoài.
Ví dụ 2
a – Dịch chuyển đẩy xuống thấp hơn với một nến giảm rút chân dài (có thể do tin tức). Giá tiếp tục giao dịch theo hướng giảm.
b – Điều chỉnh hồi lại với các nến thân nhỏ. Đây là bình thường trong xu hướng giảm.
c – Dịch chuyển đẩy yếu dẫn và không thể tạo một đáy giá thấp hơn. Phe bán đâu rồi?
d – Dịch chuyển điều chỉnh mạnh vượt qua đỉnh của dịch chuyển đẩy c với các nến thân dài. Xu hướng giảm giá có thể đảo chiều tăng hoặc chuyển sang sideway.
e – Phe bán xuất hiện và cố gắng đẩy giá xuống. Nếu nó phá vỡ đáy cũ, thì xu hướng giảm có thể tiếp tục. Nhưng không.
f – Phe mua chiếm kiểm soát 1 lần nữa, giá tăng giá hướng tới khu vực kháng cự mới.
Tổng kết:
Phe mua và phe bán cân bằng nhau ở thời điểm khi mà cả hai cây nến tăng giá và giảm giá có kích thước tương tự nhau. Tôi sẽ tìm kiếm việc bán hoặc đứng ngoài thị trường. Không mua ở thời điểm này. Nếu giá phá lên trên khu vực kháng cự ở mức 0.6900, thì tôi sẽ tìm kiếm cơ hội mua hoặc vẫn đứng ngoài.
Hi vọng những ví dụ trên sẽ giúp ích cho các bạn ít nhiều khi giao dịch theo xu hướng. Happy trading !!