Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình nến Nhật (Part 1)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Các mô hình nến Nhật bắt nguồn từ một nhà buôn gạo người Nhật tên là Munehisa Homma vào những năm 1700. Gần 300 năm sau, nó được giới thiệu lần đầu với thế giới phương Tây bởi Steve Nison, trong cuốn sách tên là Japanese Candlestick Charting Techniques. Kể từ đó, vai trò của nến Nhật trong phân tích kỹ thuật là không thể phủ nhận cho đến ngày nay. Đọc hiểu các mô hình nến Nhật được xem như bài học vỡ lòng đầu tiên cho bất cứ trader nào theo đuổi trường phái Price Action. Vậy chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Cấu tạo của nến Nhật
Mỗi cây nến đều chứa đựng 4 thông tin chính về giá:
Open – Giá mở cửa
High – Giá cao nhất trong một khoảng thời gian mà cây nến biểu thị
Low – Giá thấp nhất trong một khoảng thời gian mà cây nến biểu thị
Close – Giá đóng cửa
Với nến Tăng, giá mở cửa luôn ở DƯỚI giá đóng cửa, thân nến thường được biểu thị bằng màu xanh hoặc trắng.
Với nến Giảm, giá mở cửa luôn ở TRÊN giá đóng cửa, thân nến thường được biểu thị bằng màu đỏ hoặc đen.
Các mô hình nến đảo chiều tăng giá
Các mô hình nến đảo chiều tăng giá báo hiệu rằng phe mua tạm thời đang kiểm soát. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn nên mua ngay lập tức khi bạn thấy một mô hình như vậy vì nó không cho bạn một “lợi thế” trong thị trường. Thay vì vậy, bạn nên kết hợp các mô hình nến với các công cụ khác để bạn có thể tìm một thiết lập giao dịch có xác suất cao (tôi sẽ nói thêm ở những phần sau).
Sau đây là 5 mô hình nến đảo chiều tăng giá bạn nên biết:
- Hammer – Búa.
- Mô Hình Bullish Engulfing
- Mô Hình Piercing
- Tweezer Bottom
- Sao Mai – Morning Star
Nến Hammer – Búa
Hammer là nến đảo chiều tăng giá một nến hình thành sau một sự giảm giá. Đây là cách nhận dạng:
- Có ít hoặc không có bóng trên.
- Giá đóng cửa ở ¼ đỉnh
- Bóng dưới dài gấp 2 đến 3 lần thân nến.
Ý nghĩa của nến Hammer:
1. Khi thị trường mở cửa, phe bán kiểm soát và đẩy giá giảm xuống thấp hơn.
2. Ở đỉnh điểm của việc bán, lực mua lớn bước vào và đẩy giá lên cao hơn.
3. Lực mua quá mạnh đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Nói ngắn gọn, Hammer là một mô hình nến đảo chiều tăng giá cho thấy sự từ chối các mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, chỉ vì bạn thấy một nến Hammer không có nghĩa là xu hướng giảm sẽ đảo chiều ngay lập tức. Bạn sẽ cần thêm sự “xác nhận” từ những chỉ báo khác để tăng tỷ lệ thành công.
Mô hình Bullish Engulfing
Mô hình Bullish Engulfing là mô hình nến đảo chiều tăng giá hai nến hình thành sau một sự giảm giá. Đây là cách nhận dạng nó:
- Cây nến đầu tiên đóng cửa giảm giá.
- Thân cây nến thứ hai hoàn toàn “bao phủ” thân cây nến đầu tiên (không quan tâm đến bóngnến).
- Cây nến thứ hai đóng cửa tăng giá.
Ý nghĩa của mô hình Bullish Engulfing:
1. Ở cây nến đầu tiên, phe bán đang kiểm soát khi đóng cửa thấp hơn trong khoảng thời gian đó.
2. Ở cây nến thứ hai, lực mua mạnh bước vào và đóng cửa bên trên đỉnh cây nến trước đó – nói với bạn rằng giờ phe mua đã thắng.
Trong thực tế, một mô hình Bullish Engulfing nói với bạn rằng phe mua hiện tại đang áp đảo phe bán. Và cuối cùng, nếu các bạn tinh ý một chút thì có thể nhận ra: một nến Hammer thường là một mô hình Bullish Engulfing ở khung thời gian nhỏ hơn ;)
Mô hình Piercing
Mô hình Piercing – Xuyên phá là mô hình nến đảo chiều 2 nến hình thành sau một sự giảm giá. Không giống mô hình Bullish Engulfing đóng cửa ở trên giá mở cửa cây nến trước đó, nến sau của mô hình Piercing chỉ đóng cửa bên trong thân của cây nến trước đó. Vì vậy nếu xét theo mức độ tin cậy, thì mô hình Piercing không mạnh như mô hình Bullish Engulfing.
Đây là cách nhận dạng nó:
- Cây nến đầu tiên đóng cửa giảm giá.
- Thân của cây nến thứ hai đóng cửa bên trên nửacây nến đầu tiên
- Cây nến thứ hai đóng cửa tăng giá.
Ý nghĩa của Mô hình Piercing:
1. Ở cây nến đầu tiên, phe bán đang kiểm soát khi họ đóng cửa thấp hơn trong khoảng thời gian đó.
2. Ở cây nến thứ hai, lực mua bước vào và nến đóng cửa tăng giá (hơn 50% thân cây nến trước) – nói với bạn rằng có lực mua mạnh ở đó.
Mô hình Tweezer Bottom
Tweezer Bottom là mô hình nến đảo chiều 2 - nến xảy ra sau một sự giảm giá.
Đây là cách nhận dạng nó:
- Nến đầu tiên cho thấy sự từ chối các mức giá thấp hơn.
- Nến thứ hai test lại đáy của cây nến trước và đóng cửa cao hơn.
Ý nghĩa của mô hình Tweezer Bottom:
1. Ở cây nến đầu tiên, phe bán đẩy giá xuống thấp hơn và đã gặp lực mua.
2. Ở cây nến thứ hai, phe bán thử đẩy giá xuống lại một lần nữa nhưng thất bại, và cuối cùng bị lực mua mạnh áp đảo.
Tweezer Bottom nói với chúng ta rằng giá khó có thể xuống thấp hơn (sau hai nỗ lực giảm liên tiếp) và nó thường tăng sau đó.
Mô hình Morning Star - Sao Mai
Morning Star là mô hình nến đảo chiều tăng giá 3 nến hình thành sau một đợt giảm giá. Đây là cách nhận dạng nó:
- Cây nến đầu tiên đóng cửa giảm giá
- Cây nến thứ hai thường có biên độ nhỏ
- Cây nến thứ ba đóng cửa cao mạnh (hơn 50% cây nến đầu tiên)
Ý nghĩa của Morning Star:
1. Ở cây nến đầu tiên cho thấy, phe bán kiểm soát khi giá đóng cửa thấp hơn.
2. Ở cây nến thứ hai, thị trường do dự khi cả lực mua và lực bán cân bằng (đó là lý do tại sao biên độ cây nến nhỏ)
3. Ở cây nến thứ ba, phe mua thắng cuộc và giá đóng cửa cao hơn.
Khi nào thì các mô hình đảo chiều tăng giá đáng tin cậy?
Chúng ta đã tìm hiểu về các mô hình nến đảo chiều tăng giá, tuy nhiên cũng giống như các công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, chúng chỉ có hiệu quả khi áp dụng trong một điều kiện thị trường cụ thể. Bây giờ chúng ta sẽ đi xa hơn một chút để tìm hiểu các điều kiện áp dụng các mô hình nến đem lại xác suất thành công cao. Đây là các bước thực hiện:
- Nếu thị trường có xu hướng tăng cao hơn, thì đợi giá hồi về mức Hỗ trợ (Bạn đã đọc bài viết về các mức Kháng cự - Hỗ trợ của chúng tôi rồi, đúng không?)
- Nếu giá hồi về mức Hỗ trợ thì đợi một mô hình nến đảo chiều tăng giá đáng tin cậy.
Một vài ví dụ thực tế:
Tất nhiên, cũng như những công cụ phân tích kỹ thuật khác, các mô hình nến cũng có sai sót. Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Part 2 với những mô hình nến đảo chiều giảm giá. Happy trading !!