Tháng 9 này có vẻ không mấy lạc quan

Tháng 9 này có vẻ không mấy lạc quan

16:17 04/09/2020

Với mức trợ cấp không đủ sống mà Quốc hội Mỹ phê duyệt vào tháng trước, các số liệu thống kê kinh tế tần số cao tháng 8 được dự báo sẽ rất tệ

  • Bài viết nhằm phân tích các số liệu kinh tế ở tuần trước.
  • Mục tiêu là tập trung vào những chỉ số  dẫn dắt hoạt động kinh tế để xác định liệu nền kinh tế đang tăng trưởng hay suy yếu và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng hay giảm.
  • Tuần này, tôi sẽ xem xét các chỉ số: đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền, niềm tin người tiêu dùng, thu nhập và chi tiêu cá nhân, và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.

Đơn hàng hàng hóa lâu bền

Trong tháng 7, số lượng các đơn đặt hàng đã tăng 11.2%, nhưng cũng như tháng Sáu, chủ yếu từ nhu cầu xe hơi và xe tải mới. Sau khi loại trừ các đơn hàng vận tải, số đơn đặt hàng mới chỉ tăng 2.4%. Đơn đặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô tăng 22%, giảm nhẹ so với mức tăng 24% của tháng 6. Hiện tại, lượng sản xuất ô tô đã trở lại mức trước đại dịch, tốc độ tăng trưởng của đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền có vẻ sẽ chậm lại đáng kể bởi tín dụng bị thắt chặt và số người thất nghiệp lên tới 27 triệu.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng đơn đặt hàng đã giảm 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các đơn đặt mua hàng hóa phi quốc phòng không bao gồm máy bay, hay còn gọi là chi tiêu kinh doanh, giảm 1.9%.

Niềm tin tiêu dùng

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, tháng 8 vừa qua, đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Nhìn xa hơn vào số liệu về chi tiêu tiêu dùng, tình trạng còn càng thêm bi quan. Thực ra, điều này cũng hợp lý khi ta nhìn vào hoàn cảnh của thị trường lao động và việc trợ cấp thất nghiệp mở rộng phải chấm dứt cách đây một tháng. Chỉ số này được mong đợi sẽ tăng lên 93.0 nhưng lại tụt xuống còn 84.8. Thước đo cho số liệu triển vọng 6 tháng cũng giảm xuống mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch là 85.2.

Thu nhập và chi tiêu cá nhân

Tháng 7 này, tốc độ tăng trưởng chi tiêu cá nhân tiếp tục vẫn chững lại, chỉ tăng 1.9% so với tháng 6, một phần do ở nhiều bang phía Nam Hoa Kỳ Covid-19 bùng phát trở lại, cùng với việc gói trợ cấp thất nghiệp mở rộng vừa hết hạn. Chi tiêu tháng 8 được dự báo sẽ sụt giảm, bởi nền kinh tế có gần 27 triệu công nhân chỉ trợ cấp thất nghiệp từ nhà nước - mức lương quá thấp tới mức không đủ trang trải cuộc sống.

Sau hai tháng sụt giảm, thu nhập cá nhân tăng 0.4% trong tháng 7, chủ yếu từ việc tăng lương cho nhân viên nhờ sự mở của trở lại của nhiều bang trên nước Mỹ.

Số người xin trợ cấp thất nghiệp

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục trong trên một triệu đơn một tuần, là con số tệ hại bởi hiện tại đang là giai đoạn kinh tế phục hồi. Có hơn 600,000 người trong số những lao động này nộp đơn xin trợ cấp lần đầu, đã nâng tổng số đơn lên 1.43 triệu vào tuần trước. Đây đã là mức tăng nhẹ so với tuần trước nữa.

Tính đến ngày 8/8, tổng số người bị thất nghiệp kéo dài gần như không giảm ở mức 27.2 triệu người – một con số choáng ngợp về lượng người lao động không còn được hưởng hỗ trợ mở rộng. Dù Tổng thống Trump đã đồng ý ký quyết định hỗ trợ thêm một khoản trị giá 300 USD/tuần, nhưng người lao động sẽ sớm nhận ra nó chỉ kéo dài ba tuần.

Tổng kết

Với mức trợ cấp không đủ sống mà Quốc hội Mỹ phê duyệt vào tháng trước, các số liệu thống kê kinh tế tần số cao của tháng 8 được dự báo sẽ rất tệ. Cả số liệu về chi tiêu và thu nhập cũng như niềm tin tiêu dùng được cho là sẽ giảm, và vòng lặp mới về suy thoái lại diễn ra do người dân giảm chi tiêu. Người ta cũng bắt đầu chứng kiến ​​một làn sóng đào thải mới trong ngành dịch vụ khi nhiều công ty thay đổi quy mô phù hợp với thị trường sau đại dịch.

Sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực cũng gần tới mức đỉnh điểm.

Trong khi các thị trường đang bị kích thích quá mức, thì nền kinh tế vẫn chưa nhận được đủ kích thích, và đến một lúc nào đó, cả hai phải hội tụ. Các thị trường đã được hưởng lợi trong ngắn hạn từ việc thị trường lao động suy thoái do cắt giảm chi phí lao động. Ban đầu, điều đó giúp các công ty đạt hoặc vượt qua được thu nhập mong muốn. Nhưng lợi ích đó không kéo dài, nhất là khi những người thất nghiệp bắt đầu giảm tiêu dùng dần đến ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Theo Lawrence Fuller - The Portfolio Architect

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ