Thành viên Fed Bowman: Cần xem xét kỹ hơn việc sử dụng cửa sổ chiết khấu của các ngân hàng
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cho rằng Fed nên cân nhắc liệu khả năng vay thông qua công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) có nên được xem xét khi đánh giá thanh khoản của tổ chức cho vay không.
Bowman phát biểu hôm 03/04 tại Washington rằng: "Chúng ta nên tìm ra cách xác thực việc sử dụng cửa sổ chiết khấu trong khuôn khổ quy định của mình. Mặc dù các tổ chức được khuyến khích sẵn sàng tiếp cận các khoản vay thông qua công cụ này, chúng ta cũng nên nghiêm túc xem xét liệu có nên công nhận khả năng vay thông qua cửa sổ chiết khấu khi đánh giá thanh khoản của một tổ chức hay không, điều này bao gồm cả việc đáp ứng tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản."
Bowman phát biểu sau lễ kỷ niệm một năm sự sụp đổ của ngân hàng Thung lũng Silicon và ngân hàng Signature, cho biết Fed phải xem xét kỹ các vấn đề xung quanh khả năng tiếp cận thanh khoản, giám sát ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi.
Các cơ quan quản lý, bao gồm Fed, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC), đang soạn thảo kế hoạch yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng cơ sở này ít nhất một lần mỗi năm, một biện pháp nhằm giảm bớt thành kiến đối với người dùng. Động thái này tiếp nối định hướng từ các nhà quản lý vào năm ngoái, kêu gọi các tổ chức thiết lập kế hoạch dự phòng nguồn vốn, bao gồm cả thông qua công cụ cửa sổ chiết khấu.
Các ngân hàng từ lâu đã phàn nàn về việc tiếp cận cửa sổ chiết khấu như một phần trong kế hoạch cấp vốn dài hạn của họ, nhưng chỉ coi cơ chế này là lựa chọn cuối cùng. Bloomberg đưa tin, Fed và các cơ quan giám sát ngân hàng khác muốn giải quyết định kiến này bằng cách yêu cầu các ngân hàng tiến hành thử nghiệm khai thác công cụ cửa sổ chiết khấu thường xuyên hơn trước nhu cầu thanh khoản mạnh mẽ.
Mặc dù trước đây đã có những nỗ lực cải tiến công cụ này, nhưng nó đòi hỏi sự tham gia từ mọi cấp độ của hệ thống tài chính và các cơ quan giám sát, bao gồm ngân hàng, cơ quan giám sát, nhà phân tích, tổ chức xếp hạng và người tham gia thị trường. Nhiều người trong số họ từ lâu đã nghi ngờ về cơ chế này.
Công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) ít được Fed sử dụng, ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng
Lỗ hổng BTFP
Bowman cuối cùng đã nhìn thấy lỗ hổng để xem xét lại cơ chế này, đặc biệt là sau những sai sót được phát hiện kể từ những tháng cuối cùng trong chương trình BTFP.
Chương trình BTFP, được tung ra vào năm ngoái nhằm khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, đã ngừng cung cấp các khoản vay vào ngày 11 tháng 3. Mặc dù đó là giải pháp cho một trong những thách thức chính của hệ thống tài chính vào năm 2023 - mang lại cho các ngân hàng và liên đoàn tín dụng khả năng vay vốn trong thời gian dài tới một năm - chương trình đã bị chỉ trích trong những tháng cuối cùng khi các tổ chức bắt đầu khai thác công cụ này cho mục đích arbitrage. Điều đó khiến Fed phải tăng lãi suất của cơ chế này vào tháng 1.
Theo phân tích của Wrightson ICAP về báo cáo tài chính của Fed công bố ngày 26/3, từ ngày 1/1 đến ngày 24/1, một ngày trước khi những thay đổi đối với cơ chế này có hiệu lực, lượng sử dụng đã tăng từ 38.6 tỷ USD lên $129.2 tỷ USD. Bóc tách sâu hơn thì Fed San Francisco là chi nhánh sử dụng nhiều nhất, chiếm tới 8 tỷ USD.
Bowman chia sẻ: “Chúng tôi sẽ dựa vào bài học trong quá khứ để xác định được những sai sót trong chương trình hoặc cách cải thiện các công cụ của mình trong tương lai"
Bloomberg