Thị trường bất ngờ "quay xe", đặt niềm tin vào gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc

Thị trường bất ngờ "quay xe", đặt niềm tin vào gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:44 27/09/2024

Nhiều người bất ngờ đặt niềm tin lớn vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào thứ Năm, Bộ Chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã tổ chức một cuộc họp đột xuất và đưa ra thông báo về việc tăng cường thêm các biện pháp kích thích mà ngân hàng trung ương đã công bố vào đầu tuần.

Các điểm chính hôm nay

  • Có vẻ như nhà đầu tư toàn cầu đang dần tin tưởng vào Bộ Chính trị Trung Quốc.
  • Vẫn chưa thể kết luận liệu đây có phải là "Mario Draghi Moment" hay không.
  • Các công ty tập trung vào hàng hoá xa xỉ được hưởng lợi lớn nhất từ ​​sự hỗ trợ của chính phủ.
  • Vàng tiếp tục lập đỉnh kỷ lục mới, mặc dù niềm tin vào một cuộc hạ cánh mềm tăng lên.

Bắc Kinh

Trên thị trường, động thái can thiệp của lãnh đạo đã có tác động lớn, và các khu vực càng gần Trung Quốc thì tác động càng mạnh. Chỉ số CSI-300 đã tăng hơn 10% trong tuần này và gần đạt mức đỉnh trong năm:

Đà tăng này đã kéo dài đến thứ Sáu sau khi ngân hàng trung ương xác nhận sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, CSI-300 tăng thêm 2.7% trong phiên Á. Điều này hợp lý khi được đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn tồi tệ sau đợt tăng nhẹ kết thúc vào đầu năm 2021. Chỉ số này đã giảm hơn 50% sau đó, CSI-300 hiện đang cách xa trên đường MA200, điều này cho thấy một sự đảo chiều mạnh mẽ:

Diễn biến này cũng có tác động đến các cổ phiếu nước ngoài, đặc biệt là thúc đẩy các thị trường chứng khoán ngoài Mỹ. Chỉ số FTSE của tất cả các thị trường trên thế giới (không bao gồm Mỹ) đã tăng lên tiệm cận mức đỉnh của năm 2021:

Điều này cũng khiến các tài sản rủi ro biến động hơn. Chris Verrone của Strategas Research Partners chỉ ra rằng quỹ ETF Emerging Markets Internet (gọi là EMQQ) hiện đang có hiệu suất vượt trội hơn QQQ, quỹ ETF khổng lồ theo dõi chỉ số Nasdaq 100, trong năm nay. Sự nhảy vọt trong tuần này thực sự đáng kinh ngạc:

Cổ phiếu của các công ty bán hàng xa xỉ ở châu Âu, được xem là tác động trực tiếp đến giới thượng lưu của Trung Quốc, đã ghi nhận hiệu suất tốt nhất trong nhiều năm:

Sau buổi họp báo bất thường vào thứ Ba của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhằm công bố hàng loạt chính sách tiền tệ mới, các tài sản chịu tác động của Trung Quốc đã ghi nhận một phiên tích cực, mặc dù phản ứng ban đầu của các nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng điều đó là quá ít và quá muộn để tạo ra sự khác biệt lớn. Ngược lại, phản ứng trên thị trường hôm thứ Năm cho thấy nhà đầu tư nhận thấy sự can thiệp của Bộ Chính trị đã tạo ra sự thay đổi thực sự và quan trọng.

Vì vậy, nếu bạn đang nắm giữ tài sản ở Trung Quốc, có lẽ bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn nhiều so với tuần trước. Nhưng cụ thể thì Bộ Chính trị đã thay đổi điều gì? Không có con số cụ thể nào trong tuyên bố của họ. Một số chuyên gia phân tích nhận thấy rằng những "lời hoa mỹ" về lập trường thận trọng đã không còn xuất hiện trong phát biểu của họ như trước đây. Điều quan trọng nhất, ngoài việc Chủ tịch Tập ủng hộ các chính sách đó, có lẽ là hàng loạt tuyên bố về những cam kết hành động, bao gồm:

  • Bảo vệ đời sống của người dân.
  • Tập trung vào tạo ra nhiều việc làm cho các nhóm đối tượng chính như sinh viên mới tốt nghiệp đại học, lao động nhập cư, người thoát nghèo và các gia đình không có việc làm.
  • Tăng cường hỗ trợ việc làm cho các nhóm gặp khó khăn như người già và người khuyết tật.
  • Tăng cường hỗ trợ cho người thu nhập thấp
  • Đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, nước sạch, điện, khí đốt.

Điều này cho thấy Tập Cận Bình nhận thức được rằng nhu cầu cấp thiết của Trung Quốc là kích thích người tiêu dùng mua sắm, đồng thời đưa ra tín hiệu về khả năng họ sẽ thử áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế theo học thuyết Keynes để thúc đẩy nhu cầu. Theo Bloomberg News, chính phủ đang xem xét bơm thêm 142 tỷ USD cho các ngân hàng, và Reuters cho biết Trung Quốc sẽ phát hành thêm 284 tỷ USD trái phiếu, điều này khiến niềm tin vào chính phủ ngày càng gia tăng.

Mặc dù điều này không hẳn thuyết phục mọi người tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngay lập tức xoay chuyển, nhưng nó đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Trung Quốc hơn. Peter Tchir từ Academy Securities chia sẻ rằng: "Chúng tôi đã rất lạc quan về cổ phiếu Trung Quốc vào đầu năm nay nhưng đã "thoát hàng" sau khi thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn. Bây giờ là lúc quay trở lại. Mặc dù chúng tôi không thay đổi quan điểm về việc Trung Quốc không phải là nơi đầu tư an toàn, nhưng chắc chắn vẫn có cơ hội cho các nhà giao dịch."

Marko Papic từ BCA Research mô tả đây là thời điểm Bắc Kinh hành động quyết liệt "bằng mọi giá". Điều này là do với cuộc khủng hoảng bất động sản và những bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng "thắt lưng buộc bụng" không thể cứu vãn nền kinh tế. "Trên thực tế, Bắc Kinh đã chuyển trọng tâm chính sách từ việc phòng ngừa rủi ro đạo đức sang phòng ngừa rủi ro chính trị", ông chia sẻ.

Tuy nhiên, Shehzad Qazi từ China Beige Book cho rằng việc so sánh với "Mario Draghi Moment" (khi cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu cam kết làm mọi cách để cứu đồng Euro) là hơi quá. Ông chỉ ra rằng Bắc Kinh không có kinh nghiệm trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, và Đảng Cộng sản cũng không nêu rõ các bước cụ thể để thực hiện điều này (ngoài việc đưa ra định hướng cho các địa phương).

Những "nghịch lý" trong chính sách của trung Quốc đang thu hút sự chú ý toàn cầu. Thị trường toàn cầu đang rót vốn vào Trung Quốc sau quyết định từ Bộ Chính trị của nước cộng sản lớn nhất thế giới; các nhà sản xuất trang sức và túi xách hàng hiệu của châu Âu được hưởng lợi nhiều nhất từ điều đó; và giới tài chính phương Tây hiện đang hào hứng vì có vẻ như nước cộng sản này sẽ nghiêm túc trong việc áp dụng các chính sách kinh tế theo học thuyết Keynes và xây dựng một nhà nước phúc lợi - điều mà họ từng cho là không cần thiết. Nhưng đó là tình hình hiện tại.

Trung Quốc quyết tâm để giá nhà ở và giá cổ phiếu không giảm sâu hơn nữa, điều này cũng giúp thị trường toàn cầu tránh được rủi ro. Đó là điểm tích cực. Có vẻ như họ cũng sẽ nghiêm túc về việc khôi phục nền kinh tế, điều này sẽ tăng cơ hội hạ cánh mềm cho các nền kinh tế khác. Họ đã thực hiện một chiến dịch truyền thông kiểu phương Tây để khôi phục niềm tin từ phương Tây. Các thách thức đối với nền kinh tế vẫn còn, nhưng thị trường ngoại hối cho thấy rằng Bắc Kinh cần hành động theo cách mà có lẽ Fed không làm được. Như Louis-Vincent Gave từ Gavekal Research nhận xét, "Khi Fed khiến thị trường bất ngờ bằng việc cắt giảm lãi suất lớn hơn dự kiến, đồng USD đã mất giá; khi PBOC và chính phủ Trung Quốc bất ngờ tung ra gói kích thích lớn hơn dự kiến, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá."

Diễn biến thị trường

Giá vàng tiếp tục phá kỷ lục. Trong phiên hôm thứ Năm, giá vàng đạt 2,660 USD/ounce, mức đỉnh lịch sử đối với một loại hàng hóa đã được ưa chuộng trong nhiều thiên niên kỷ. Nhưng dù đây là con số ấn tượng, diễn biến này vẫn khá kỳ lạ. Đà tăng của vàng trong tuần qua diễn ra vào cùng thời điểm Fed cắt giảm lãi suất 0.5%. Thông thường, giá trị của các tài sản trú ẩn an toàn như vàng sẽ tăng khi Fed nới lỏng chính sách. Là một biện pháp phòng ngừa suy thoái kinh tế và rủi ro, việc tăng giá gần đây của vàng có thể cho thấy các dự báo về tăng trưởng kinh tế không còn khả quan. Ngoại trừ Trung Quốc, bức tranh kinh tế toàn cầu có vẻ khá lạc quan, các dự báo suy thoái không còn là kịch bản chính với các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Cuộc chiến chống lạm phát sau đại dịch dường như đã gần kết thúc, khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang bước vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ nới lỏng chính sách. Đây không phải là môi trường thuận lợi để vàng tăng giá, nhưng kim loại quý này vẫn tiếp tục tăng, theo kịp đà leo dốc của S&P 500 vốn đang được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo.

Rõ ràng cần có thêm lời giải thích. Trong lịch sử, hiệu suất của vàng vượt trội so với S&P 500 thường trùng với những giai đoạn bất ổn nhất — như cuộc đại suy thoái, các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông trong thập niên 1970 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện tại, tình hình không hề giống những đợt biến động lớn đó. Nhưng hiệu suất của thị trường chứng khoán cũng không thể vượt trội hơn một tài sản phi lợi suất. Vậy thì điều gì đang xảy ra? Liệu đợt tăng giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức, hay giá vàng đang được thúc đẩy bởi những yếu tố không liên quan đến sự hoài nghi về tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là một biểu đồ theo dõi hiệu suất tương đối của vàng từ cuộc Đại Khủng Hoảng năm 1929:

Michael Rosen, một nhà quản lý danh mục đầu tư kỳ cựu tại Angeles Investment Advisors, thừa nhận rằng rất khó để xác định các yếu tố đằng sau đà tăng của vàng, mặc dù nhu cầu vàng vật chất mạnh mẽ, căng thẳng địa chính trị và cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng. Vàng đã tăng 30% từ đầu năm đến nay, và đà leo dốc này đã tăng tốc sau khi Fed cắt giảm lãi suất, và việc Fed tiếp tục nới lỏng chính sách gần như là chắc chắn. Điều đó sẽ hỗ trợ cho vàng, nhưng các nhà nghiên cứu của Bank of America cảnh báo rằng giá vàng đang ở vùng quá mua và mức giá hiện tại đã phản ảnh trước khả năng Fed cắt giảm lãi suất sâu.

Mặc dù triển vọng dài hạn tích cực, chúng tôi vẫn nhấn mạnh một số rủi ro hiện tại. Giá vàng hiện cao hơn 15% so với đường MA200 ngày. Dựa trên dữ liệu lịch sử, giá vàng thường sẽ đi ngang trong một đến sáu tháng sau khi giao dịch quanh mức như hiện nay. Nhà đầu tư vàng cũng đã tính đến việc Fed cắt giảm lãi suất 150-200 điểm cơ bản. Nếu Fed cắt giảm lãi suất chậm hơn dự kiến, tốc độ tăng giá của vàng cũng có thể chậm lại.

Nhu cầu vàng vật chất mạnh mẽ đến từ các ngân hàng trung ương. BofA ước tính rằng từ năm 2022 đến cuối năm nay, họ sẽ mua hơn 3,000 tấn vàng, tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Hoạt động tích trữ chủ yếu đến từ các nước mà không bao gồm Hoa Kỳ, đáng chú ý là Trung Quốc. Nicholas Colas của DataTrek Research giải thích rằng vàng vật chất là một giải pháp thay thế hợp lý cho nợ công xét về mặt dự trữ vì vàng không thể bị tịch thu. Ông cho biết điều này nhấn mạnh rằng rủi ro địa chính trị đang gia tăng, nhưng không phải là dấu hiệu về một cuộc suy thoái kinh tế trong tương lai gần.

Nền kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển mạnh mẽ, thật dễ dàng để bỏ qua những cảnh báo về suy thoái. Liệu có khả năng vàng đang cho thấy những dấu hiệu cảnh báo không? Biểu đồ của DataTrek cho thấy Nasdaq 100 thường có hiệu suất vượt trội hơn vàng trong thập kỷ qua, với mức chênh lệch hiệu suất hàng năm thường là 20 điểm phần trăm trở lên. Các trường hợp ngoại lệ là năm 2016, 2019–2020 và 2022, khi những lo ngại về suy thoái gia tăng:

Vậy tại sao hiệu suất của vàng lại vượt trội hơn Nasdaq lần này, trong khi mọi người đều dự đoán một cuộc hạ cánh mềm? Colas cho rằng sự thống trị của vàng trong 12 tháng qua củng cố lập luận rằng đây là tín hiệu cảnh báo suy thoái có thể tiếp tục đẩy giá vàng lên cao hơn. Rania Gule từ XS.com bổ sung rằng sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống khoảng 3.73% và đồng USD yếu hơn đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng, vì việc nắm giữ vàng trở nên ít "tốn kém" hơn so với đầu tư vào trái phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng:

Richard Abbey cho rằng bên cạnh các yếu tố hỗ trợ giá vàng, một số rủi ro cũng cần được theo dõi. Các nhà đầu tư nên thận trọng và cập nhật diễn biến thị trường, vì sự điều chỉnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào và có thể chạm mức 2,600 USD và 2,500 USD trong thời gian tới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao các quan chức phố Wall "e ngại" Trump nhưng cũng "dè dặt" với Harris?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Tại sao các quan chức phố Wall "e ngại" Trump nhưng cũng "dè dặt" với Harris?

Nhiều quan chức phố Wall có những băn khoăn khi ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, lo ngại rằng các chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump sẽ gây hại cho nền kinh tế, nhưng lại e ngại Phó Tổng thống Kamala Harris có thể nghiêng quá nhiều về phía cánh tả.
Thị trường bất ngờ "quay xe", đặt niềm tin vào gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Thị trường bất ngờ "quay xe", đặt niềm tin vào gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc

Nhiều người bất ngờ đặt niềm tin lớn vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào thứ Năm, Bộ Chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu đã tổ chức một cuộc họp đột xuất và đưa ra thông báo về việc tăng cường thêm các biện pháp kích thích mà ngân hàng trung ương đã công bố vào đầu tuần.
Dữ liệu đang "nhấp nháy" cảnh báo hay sự lo lắng về suy thoái là "hỗn loạn nhất thời" - kịch bản hạ cánh mềm có khả dĩ với nước Mỹ?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Dữ liệu đang "nhấp nháy" cảnh báo hay sự lo lắng về suy thoái là "hỗn loạn nhất thời" - kịch bản hạ cánh mềm có khả dĩ với nước Mỹ?

Dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ đang gây tranh cãi khi các mô hình thị trường đưa ra tín hiệu khác nhau. Mặc dù nguy cơ suy thoái trong vài tháng tới là thấp, việc dự đoán xa hơn trở nên khó khăn do tính chất "hỗn loạn" của nền kinh tế, đòi hỏi nhiều tín hiệu cảnh báo kết hợp để có dự báo chính xác.
Trung Quốc cần tránh lạm dụng ''bazooka'' nếu muốn thoát khủng hoảng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cần tránh lạm dụng ''bazooka'' nếu muốn thoát khủng hoảng

Trung Quốc vừa phát động gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, nhưng những sự kiện gắn liền với từ "bazooka" không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt. Những bài học từ khủng hoảng tài chính trước đây cho thấy, vũ khí mạnh mẽ có thể không cứu vãn được tình hình. Trong bối cảnh phục hồi chậm chạp và giảm phát, Bắc Kinh cần từ bỏ các giải pháp cũ kỹ và tìm kiếm chiến lược tinh vi hơn để vượt qua khủng hoảng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ