Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, tâm điểm đặt vào dữ liệu kinh tế Mỹ
Thái Linh
Junior Editor
Thị trường chứng khoán tiếp tục cho thấy sự "mong manh dễ vỡ" khi dữ liệu số lượng việc làm của JOLTs, công bố vào thứ 4, đã dẫn đến một phiên giao dịch tiêu cực đối với hầu hết các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu.
Các bản công bố dữ liệu của Mỹ "chiếm sóng" trong tuần này
Thị trường chứng khoán tiếp tục cho thấy sự "mong manh dễ vỡ" khi dữ liệu số lượng việc làm của JOLTs, công bố vào thứ 4, đã dẫn đến một phiên giao dịch tiêu cực đối với hầu hết các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu. Diễn biến thị trường này đến sau quyết định của Chủ tịch Fed Powell nhằm tập trung nhiều hơn vào dữ liệu thị trường lao động Mỹ trước cuộc họp của Fed vào ngày 18 tháng 9.
Chỉ số Nasdaq 100 tiếp tục dẫn đầu đợt điều chỉnh khi những khó khăn của Nvidia làm lu mờ cơn sốt AI nói chung. Tính thời vụ trong tháng 9 được ghi nhận là khá tiêu cực đối với thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là đối với chỉ số S&P 500, điều này có nghĩa là áp lực bearish gần đây có thể tiếp tục kéo dài.
Trọng tâm ngày hôm nay vẫn sẽ là dữ liệu của Mỹ và đặc biệt là thị trường lao động. Báo cáo việc làm của ADP dự kiến sẽ cho thấy mức tăng 145,000 với thị trường tập trung sự chú ý nhiều hơn đến các đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần và số liệu cắt giảm việc làm của Challenger. Ngoài ra, khảo sát của ISM Services có thể xác nhận kỳ vọng về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, mặc dù Beige Book của Fed cho thấy sự tích cực là chủ yếu.
Tuy nhiên, số liệu việc làm phụ của ISM Services nắm giữ tiềm năng tác động mạnh hơn đến thị trường trong phiên giao dịch hôm nay vì một bản dữ liệu mạnh khác, phù hợp với diễn biến của những tháng trước, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất 50 bps vào ngày 18 tháng 9. Tuy nhiên, một điểm quan trọng ở đây sẽ là số liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ 6.
Điều thú vị là hầu hết các chu kỳ nới lỏng của Fed kể từ năm 2000 đều bắt đầu bằng động thái cắt giảm lãi suất 50 bps. Điều này có thể được coi là tín hiệu cho thấy Fed đã sẵn sàng làm mọi cách để hỗ trợ nền kinh tế, với việc cắt giảm lãi suất liên tiếp cũng nằm trong danh sách hành động.
Hiệu suất trong ngày của dầu thô WTI, vàng, và các cặp tỷ giá
USD và hiệu suất trong tuần
Trong bối cảnh những diễn biến này, hiệu suất của đồng USD khá trái chiều trong tuần này. Trong khi EURUSD và GBPUSD tăng, AUDUSD và NZDUSD lại ghi nhận sự sụt giảm. Đồng AUD đã không được hưởng lợi từ bình luận hawkish của RBA và phát ngôn của Thống đốc Bullock xác nhận thông điệp của cuộc họp tháng 8 về khả năng cắt giảm lãi suất rất thấp tại thời điểm này.
Mặt khác, USDJPY đang trên đà giảm trong tuần này sau một loạt dữ liệu kinh tế tích cực được công bố từ tuần trước, bắt đầu với báo cáo lạm phát mạnh hơn của Tokyo trong tháng 8 và dữ liệu lợi nhuận tiền mặt trong tháng 7 cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ liên tiếp. Do đó, tính đến sáng ngày 5 tháng 9, USDJPY đang dao động cao hơn một chút so với đáy vào đầu tháng 8 là 141.67.
Dầu đang là yếu tố chính tác động đến thị trường trong tuần này
Việc giá dầu sụt giảm do kỳ vọng về mức tăng sản lượng lớn hơn dự kiến vào tháng 10 và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi dữ liệu kinh tế của Trung Quốc tiếp tục gây thất vọng, đã khiến liên minh OPEC+ lo ngại.
Có báo cáo cho rằng OPEC+ đang cân nhắc hoãn mọi quyết định liên quan đến hạn ngạch sản xuất cho đến tháng 12 tại cuộc họp cấp bộ trưởng sẽ được tổ chức tại Vienna.
Giá dầu vẫn chịu áp lực khi mức quan trọng 70 USD/thùng có khả năng thu hút một số người mua.
Lịch kinh tế của các quốc gia
Investing.com