Thị trường chứng khoán quý IV: Đừng để một tháng nói lên tất cả

Thị trường chứng khoán quý IV: Đừng để một tháng nói lên tất cả

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:54 04/10/2021

Tháng Mười thường có tiếng xấu, nhưng quý IV vẫn luôn là quý tốt cho thị trường chứng khoán.

Dù lo ngại về thắt chặt, trần nợ, Evergrande và Covid-19 vẫn còn, nhiều chiến lược gia vẫn kỳ vọng chứng khoán vượt đỉnh sau một thời gian bấp bênh trong tháng Mười.

Chỉ số S&P 500 có mức tăng trung bình 3.9% trong quý IV và tăng 4/5 năm kể từ thế chiến II. Quý tốt tiếp theo là quý I, với mức tăng trung bình 2.3%. Quý tệ nhất là quý III với mức tăng trung bình chỉ 0.6%.

“Quý IV năm nay sẽ ghi nhận mức tăng cao hơn trung bình. Tuy nhiên, giới đầu tư nên cẩn thận trước chuyến tàu lượn tháng Mười, với mức biến động cao hơn tới 36% so với trung bình các tháng còn lại,” theo chiến lược gia Sam Stovall tại CFRA.

Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ trong quý III, nhưng giảm tới 5% trong tháng Chín, khi chốt phiên cuối tháng giảm tới 1.2% vào thứ Năm.

Tuy nhiên, các chỉ số đều khởi đầu tháng Mười với tâm lý tích cực, với chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng 1.1%, chỉ số Nasdaq tăng 0.8% và Dow Jones tăng thêm 482.54 điểm.

Bespoke Investment Group đã phân tích hành vi của chỉ số S&P 500 trong các năm tăng ổn định từ đầu năm cho tới quý IV. Trong những năm đó, thị trường thường tăng điểm, nhưng sẽ tăng yếu hơn vào tháng Mười, hoặc cả quý, nếu tháng Chín ghi nhận giảm điểm.

“Chỉ số S&P 500 đã giảm 50 tháng Chín kể từ năm 1928, và trong những năm này, chỉ số lại ghi nhận mức giảm trung bình 0.41% trong tháng Mười và mức tăng trung bình chỉ 0.75% trong cả quý IV,” Bespoke nói thêm. Khi tháng Chín tăng điểm, chỉ số tăng trung bình 1.6% trong tháng Mười và 5% trong quý IV.

Bespoke cho rằng dù tháng Mười thường được nhớ tới những pha sập sàn, như năm 1929 hay 1987, thị trường lại thường tăng. Như chỉ số Dow Jones tăng tới 60% trong các tháng Mười 50 năm gần đây, với mức tăng trung bình 0.5%. Chỉ số này thường giảm điểm trong tháng Chín, với mức giảm trung bình 0.9%.

Vấn đề lao động

Một trong những rào cản cho thị trường sắp tới sẽ là báo cáo lao động thứ Sáu, điều có lẽ là nhân tố quyết định cho việc thắt chặt của Fed.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng đã có thêm 475,000 việc làm trong tháng Chín. Trong tháng Tám, thị trường chỉ có thêm 235,000 việc làm, không bằng một phần ba kỳ vọng.

“Các duy nhất để Fed hoãn thắt chặt là một con số rất yếu trên báo cáo NFP, một con số gần với 0,” theo Ethan Harris, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại BofA. “Nếu con số đó là 100,000 hay 200,000, Fed có thể taper thoải mái.”

Theo ông Harris, vấn đề lớn nhất lúc này vẫn là dịch Covid, dù số ca mới đã bắt đầu giảm.

“Câu hỏi lớn là khi nào dịch bắt đầu vãn đi, để cho hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại.” Ông cũng kỳ vọng Covid sẽ tiếp tục là một nhân tố lớn của thị trường lao động.

“Chúng tôi nghĩ rằng nỗi sợ Covid là một vấn đề lớn trong tháng Tám, và sẽ tiếp tục là như vậy trong tháng Chín. Đến tháng Mười, người dân sẽ bắt đầu thấy thoải mái hơn với việc sống với dịch và thị trường lao động sẽ tăng trưởng trở lại.”

Thắt chặt chính sách

Sự kiện lớn nhất của quý IV sẽ là việc thắt chặt chính sách của Fed. 

Tuần trước Fed đã đưa tín hiệu rằng họ đã sẵn sàng cắt giảm chương trình mua tài sản trong đại dịch.

Fed được kỳ vọng sẽ công bố thắt chặt trong tháng Mười một, và chủ tịch Powell nói rằng sẽ kết thúc thắt chặt vào giữa năm sau.

Những ngân hàng trung ương khác cũng đang rục rịch tăng lãi suất. Các chuyên gia trái phiếu cũng kỳ vọng xu hướng lãi suất tăng.

Trong tuần trước, lãi suất cũng đã tăng mạnh, với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 1.31% từ ngày 22/9 lên tới 1.56% trong vòng một tuần. Vào thứ Sáu, lợi suất giảm nhẹ xuống 1.5%.

Thắt chặt tới giờ vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng, dù nhiều chiến lược gia nói rằng ảnh hưởng sẽ tới nếu lợi suất tăng cao. Chương trình mua tài sản, hay nới lỏng định lượng, cũng đã cung cấp thanh khoản cho thị trường, và giúp chứng khoán phi mã.

“Fed đang cố gắng truyền đạt thông điệp rằng họ đang làm rất tốt và hạn chế các phản ứng bất ngờ. Lợi suất có tăng nhưng không gây rắc rối với nền kinh tế,” theo ông Harris. “Rủi ro thực sự từ Fed sẽ là việc tăng lãi suất. Nhưng đó là câu chuyện của năm sau.”

Lợi suất tăng đồng nghĩa với việc cổ phiếu sẽ rủi ro hơn. Theo phó chủ tịch điều hành PIMCO Tony Crescenzi, ông kỳ vọng lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ ở trong mức 1.5-2% trong năm nay.

Ông Crescenzi nói thêm rằng lợi suất tăng có liên quan tới kỳ vọng lạm phát cao và kéo dài, và Fed có xu hướng thắt chặt chính sách. “Fed vẫn đang tiến đến kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản và sau đó là thắt chặt chính sách. Cắt giảm mua tài sản không ấn định ngày thắt chặt chính sách, nhưng cũng đã bắt đầu đếm ngược.”

Lợi suất bất ngờ tăng đã khiến chứng khoán lao đao vào tuần trước, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P 500 giảm 2.2% và Nasdaq giảm 3.2% trong tuần.

Báo cáo doanh thu gây bất ngờ

Báo cáo doanh thu luôn là một xúc tác quan trọng lên thị trường chứng khoán, với những bất ngờ tích cực củng cố tâm lý trong năm nay. Nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng nếu các công ty quá cẩn trọng với báo cáo quý III, đây có thể là điềm báo cho thị trường.

Julian Emanuel, trưởng bộ phận chứng khoán và phái sinh tại BTIG, cho rằng dự báo tăng trưởng doanh thu của năm nay và năm tới đã giúp chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ. “Nếu thị trường cho rằng điều này đã đạt đỉnh thay vì đi ngang trong ngắn và trung hạn, thị trường chứng khoán sẽ gặp rắc rối.”

Giới đầu tư giờ cũng đang quan sát kỹ tình hình chuỗi cung ứng đang làm gián đoạn hoạt động của nhiều công ty. Điều này đang ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Một số đã cảnh báo về vấn đề này, và nhiều công ty khác sẽ nêu lên trong báo cáo của mình.”

Quốc hội Mỹ đã tránh được khả năng đóng cửa chính phủ, nhưng các vấn đề chính trị sẽ tiếp tục đeo bám thị trường trong quý IV. Thách thức cho các nhà làm luật lúc này là nâng trần nợ, điều có thể khiến thị trường lo lắng nếu nợ công chạm trần trước khi việc này được quyết định.

Gói hạ tầng 3.5 nghìn tỷ đô lúc này vẫn chưa thế được thông qua. Đảng Cộng hòa và một số thành viên Đảng Dân chủ phản đối gói chi tiêu này. Ông Harris cho rằng gói sẽ được cắt xuống chỉ còn 1.5 nghìn tỷ.

Các vấn đề khác

Việc Evergrande có nguy cơ vỡ nợ đã cho khiến thị trường hoảng loạn trong tháng Chín. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết dù giới đầu tư vẫn kỳ vọng sẽ tránh được khủng hoảng tài chính.

Câu chuyện Evergrande sẽ tiếp tục là vấn đề nóng với thị trường trong quý IV, khi công ty này vẫn đang chật vật với khoản nợ hơn 300 tỷ USD.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực mua tăng mạnh, liệu Bitcoin có thể phục hồi trong vài ngày tới?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực mua tăng mạnh, liệu Bitcoin có thể phục hồi trong vài ngày tới?

Bitcoin đang cho thấy những tín hiệu tích cực về khả năng tăng giá mạnh trong những ngày cuối năm 2024. Theo báo cáo mới nhất được nhà phân tích Burrakesmeci của CryptoQuant công bố ngày 27/12, đồng tiền số hàng đầu này có tiềm năng kiểm định lại mốc tâm lý quan trọng $100,000 trước khi kết thúc năm. Nhận định này dựa trên sự gia tăng đáng kể của áp lực mua trên sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.
Cơn sốt AI: Liệu có tiếp tục vào năm 2025 hay đã đến hồi kết?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cơn sốt AI: Liệu có tiếp tục vào năm 2025 hay đã đến hồi kết?

Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động đối với lĩnh vực AI, khi đà phát triển của các mô hình AI lớn có thể suy giảm và không còn tạo ra những cú "wow" như trước. Tuy nhiên, những tiến bộ mới trong công nghệ và sự xuất hiện của các ứng dụng AI trực tiếp hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi đáng chú ý.
Người Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất

Đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ đã chạm mốc cao nhất trong vòng hơn ba năm qua, phản ánh thực trạng người lao động Mỹ đang phải đối mặt với thời gian tìm việc kéo dài hơn. Những đơn xin tiếp tục trợ cấp này được xem như thước đo số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ