Thị trường sáng nay: Chứng khoán giảm, trái phiếu tăng, nguồn cơn đến từ Trung Quốc

Thị trường sáng nay: Chứng khoán giảm, trái phiếu tăng, nguồn cơn đến từ Trung Quốc

09:36 18/08/2022

Chứng khoán châu Á giảm và trái phiếu Kho bạc tăng trong phiên sáng nay, trong bối cảnh triển vọng kinh tế Trung Quốc gây thất vọng và biên bản cuộc họp Fed báo hiệu các quan chức phải đưa ra chính sách hợp lý và tinh tế để vừa kìm hãm lạm phát nhưng không làm suy thoái nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông giảm điểm, đè nặng lên chứng khoán châu Á nói chung. HĐTL chứng khoán của Mỹ giảm sau khi các chỉ số chính của Phố Wall giảm lần đầu tiên sau 4 ngày, trong đó Nasdaq 100 giảm hơn 1%.

Các quan chức Fed nhận thấy cần phải điều chỉnh lại tốc độ tăng lãi suất và cảnh báo việc thắt chặt quá mức có thể gây tổn hại cho nền kinh tế, nhưng cũng đánh dấu nguy cơ áp lực lạm phát trở nên cố hữu.

Trong khi đó, các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã hạ dự báo về tăng trưởng cả năm của Trung Quốc từ 3.3% xuống 3%. Quốc gia này đang bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng tài sản.

Nhu cầu mua trái phiếu chính phủ Mỹ đã làm giảm lợi suất kỳ hạn 10 năm xuống còn khoảng 2.87%. DXY đi ngang, trong khi đô la Úc suy yếu sau sự sụt giảm bất ngờ về số lượng việc làm tại nước này.

Global stock rebound pauses with MSCI gauge around overbought RSI level

Các giao dịch hoán đổi gần với ngày họp chính sách của Fed cho thấy thị trường tin khả năng Fed tăng 75 điểm cơ bản vào tháng tới thấp hơn so với kịch bản 50 điểm cơ bản. Kỳ vọng về việc thắt chặt chính sách chậm hơn và xu hướng cắt giảm vào cuối năm sau đã góp phần khiến chứng khoán toàn cầu tăng 12% từ đáy của tháng Sáu. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có đang quá lạc quan hay không. Một viễn cảnh đen tối hơn là áp lực giá dai dẳng buộc chi phí đi vay thắt chặt ngay cả khi nền kinh tế suy thoái.

“Chúng tôi vẫn dự đoán sẽ có nhiều biến động lãi suất trong nửa cuối năm, đặc biệt là một khi thị trường bắt đầu thừa nhận thực tế rằng chúng ta có thể không nhất thiết phải chứng kiến ​​các đợt cắt giảm vào năm 2023 (hiện đang được định giá)”, Meera Pandit, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cho biết trên Bloomberg Television.

Trong khi đó, Mỹ và Đài Loan bắt đầu đàm phán chính thức về sáng kiến ​​thương mại song phương, một bước đi có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng vốn đã cao với Trung Quốc.

Trên các thị trường khác, dầu dao động quanh mức 88 USD/thùng, vàng hồi phục nhẹ và Bitcoin đi ngang.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tiếp tục ở mức thấp
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tiếp tục ở mức thấp

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục, nhưng số người tiếp tục nhận trợ cấp đã tăng, phản ánh khó khăn trong tìm việc làm. Dữ liệu GDP quý 3 cho thấy xuất khẩu và tồn kho kéo giảm tăng trưởng, trong khi chi tiêu của chính phủ và doanh số bán hàng trong nước đạt mức cao mới.
Những yếu tố nào đang tác động mạnh đến thị trường?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những yếu tố nào đang tác động mạnh đến thị trường?

Thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động khi lạm phát PCE tại Mỹ cũng như thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông trở thành tâm điểm chú ý. Trong bối cảnh này, các yếu tố từ chính sách Fed, giá dầu, đến lợi nhuận doanh nghiệp đều đang tạo sức ép lớn lên nhà đầu tư.
Bitcoin giảm sau khuyến nghị của Jim Cramer
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bitcoin giảm sau khuyến nghị của Jim Cramer

Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money, tiếp tục khuyến nghị đầu tư vào tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum để đối phó với nợ công Mỹ vượt 36 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, lời khuyên của ông lại trùng với thời điểm Bitcoin giảm 2%, làm dấy lên tranh cãi và "hiệu ứng ngược Cramer" quen thuộc trên mạng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ