Những yếu tố nào đang tác động mạnh đến thị trường?
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động khi lạm phát PCE tại Mỹ cũng như thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông trở thành tâm điểm chú ý. Trong bối cảnh này, các yếu tố từ chính sách Fed, giá dầu, đến lợi nhuận doanh nghiệp đều đang tạo sức ép lớn lên nhà đầu tư.
Dữ liệu PCE hôm nay có gì đáng chú ý?
Mỹ sẽ công bố chỉ số PCE, thước đo lạm phát cơ bản được Cục Dự trữ Liên bang ưa thích, vào tối ngày hôm nay. Thị trường vẫn không chắc chắn về việc liệu Fed có cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản lãi suất nữa vào tháng 12 hay không, chủ yếu là do hàng loạt dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến trong khoảng thời gian gần đây.
Mặc dù Mỹ dự kiến sẽ công bố dữ liệu tháng 11 về cả giá tiêu dùng và giá sản xuất trước cuộc họp tiếp theo của Fed vào ngày 17-18 tháng 12, nhưng đây sẽ là báo cáo PCE cuối cùng trước thời điểm đó.
Các nhà kinh tế đang kỳ vọng chỉ số PCE sẽ tăng 2.3% y/y vào tháng 10, mạnh hơn so với mức +2.1% y/y của tháng trước.
Biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed, được công bố vào thứ Ba, cho thấy các thành viên tiếp tục ủng hộ cách tiếp cận nới lỏng chính sách tiền tệ thận trọng hơn, thay vì cắt giảm lãi suất mạnh mẽ như cuộc họp tháng 9.
Chứng khoán Mỹ dự kiến mở cửa thấp hơn vào hôm nay
Hợp đồng tương lai cổ phiếu Hoa Kỳ giảm nhẹ trong ngày hôm nay, các nhà đầu tư đang thận trọng trước khi Fed công bố dữ liệu PCE. Vào 16:00 ngày hôm nay, hợp đồng tương lai Dow giảm 25 điểm, tương đương 0.1%, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 8 điểm, tương đương 0.1% và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm 45 điểm, tương đương 0.2%.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa tăng vào đêm hôm qua, cả S&P 500 và Dow Jones đều lập đỉnh mới.
Tuy nhiên đà tăng này có khả năng sẽ chậm lại vào tối hôm nay, thị trường sẽ đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn vào thứ Năm và sau đó sẽ kết thúc vào sáng thứ Sáu.
Trọng tâm chính của ngày hôm nay sẽ là việc công bố chỉ số PCE, vì các nhà đầu tư tìm kiếm thêm manh mối về hành động của Fed trong tương lai, đặc biệt là tại cuộc họp vào tháng 12.
Có nhiều báo cáo thu nhập hàng quý sẽ được công bố, Dell Technologies giao dịch thấp hơn nhiều trước giờ mở cửa sau khi công ty công nghệ này đưa ra dự báo đáng thất vọng cho quý hiện tại.
Những thách thức với toàn cầu sau khi Trump đe dọa áp thuế quan cao
Donald Trump thậm chí còn chưa vào Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai, nhưng đã gây ra làn sóng trên thị trường toàn cầu sau khi đe dọa sẽ áp thêm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Canada và Mexico.
Trump tuyên bố rằng các biện pháp này nhằm mục đích hạn chế nhập cư bất hợp pháp và ma túy bất hợp pháp, nhưng chúng cũng có khả năng làm giảm thu nhập của công ty, theo các nhà phân tích tại Citi, và thị trường nói chung vẫn chưa định giá được rủi ro này.
Citi cho biết về mặt thu nhập, thuế quan có thể cắt giảm ước tính thu nhập của các công ty trong S&P 500 vào năm 2025 một vài điểm phần trăm và có thể làm xói mòn biên lợi nhuận gộp hơn 250 bps.
Tuy nhiên, công ty môi giới lưu ý rằng một số lượng lớn các công ty đã được miễn thuế quan trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Citi nhận định rằng sau khi kết quả bầu cử rõ ràng, sự bất định không biến mất mà chuyển sang lo ngại về chính sách. Trong nhiệm kỳ hai của Trump, thị trường phải đối mặt với rủi ro từ các chính sách chưa rõ ràng, đặc biệt là thuế quan, có thể tác động mạnh đến lợi nhuận doanh nghiệp và thị trường chung.
Apple gặp khó khăn tại Trung Quốc
CEO Apple Tim Cook đã xuất hiện tại Triển lãm Chuỗi Cung ứng Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào đầu tuần, tận dụng cơ hội để cải thiện hình ảnh cá nhân và công ty tại quốc gia này. Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Apple, đồng thời cũng là một phần lớn trong chuỗi cung ứng của công ty, với hầu hết thiết bị được lắp ráp tại đây.
Sự xuất hiện của Cook diễn ra trong bối cảnh Apple phải đối mặt với tình trạng doanh số iPhone chậm tại Trung Quốc, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ nội địa như Huawei. Theo dữ liệu từ một viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ, doanh số điện thoại thông minh thương hiệu nước ngoài, bao gồm iPhone, tại Trung Quốc đã giảm 44.25% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc phát hành iOS 18.2 sắp tới, dự kiến ra mắt vào tháng 12, sẽ là yếu tố quan trọng đối với iPhone trong các quý tới, theo các nhà phân tích tại Citi.
Giá dầu tăng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông
Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Tư, các nhà giao dịch đang đánh giá tác động tiềm năng của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, cùng với việc dự trữ dầu của Mỹ giảm bất ngờ. Hợp đồng dầu thô WTI tăng 0.5% lên 69.08 USD/thùng, trong khi hợp đồng Brent giảm 0.3% xuống 72.54 USD/thùng.
Vào hôm qua, cả hai loại dầu này đều giảm sau khi Israel đồng ý ngừng bắn với Hezbollah tại Lebanon. Thỏa thuận có hiệu lực hôm nay, có thể chấm dứt xung đột dọc biên giới Israel-Lebanon, xoa dịu lo ngại rằng chiến sự kéo dài ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực giàu dầu mỏ này.
Theo dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API công bố vào hôm qua dự trữ dầu của Mỹ giảm gần 6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/11.
Nếu được xác nhận bằng dữ liệu chính thức vào tối hôm nay, nguồn cung dầu sẽ thắt chặt trong những tháng tới.
Sự chú ý giờ sẽ hướng đến cuộc họp tuần tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) để xác định kế hoạch sản xuất trong tương lai.
Tóm lại, thị trường tài chính toàn cầu hiện đang chứng kiến sự dao động mạnh mẽ khi các yếu tố chính như dữ liệu lạm phát PCE tại Mỹ, thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông và sự cạnh tranh gay gắt của Apple tại Trung Quốc. Các nhà đầu tư đang chờ đợi công bố chỉ số lạm phát PCE để dự đoán hành động của Fed trong thời gian tới, cũng có nhiều lo ngại về tác động của chính sách thuế quan mới đối với lợi nhuận doanh nghiệp và nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu ảnh hưởng từ căng thẳng tại Trung Đông, khi thỏa thuận ngừng bắn có thể giúp ổn định tình hình nhưng không chắc chắn sẽ xoa dịu được hoàn toàn nỗi lo về nguồn cung. Các yếu tố này đang đẩy thị trường vào một giai đoạn bất định, với giao dịch giảm nhẹ trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.
Investing