Thị trường thay đổi kỳ vọng về Fed, chứng khoán Mỹ lập tức giảm điểm
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán Mỹ giảm điểm và lợi suất TPCP tăng do suy đoán Fed sẽ chưa vội vàng cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Dữ liệu về doanh số bán lẻ cùng với với việc các quan chức Fed đưa ra quan điểm thận trọng hơn thời gian gần dây, có thể khiến kỳ vọng về việc Fed bắt đầu hạ lãi suất bị đẩy lùi, cũng như mức độ cắt giảm lãi suất sẽ thấp hơn trong quý đầu tiên.
Tom Esaye, cựu trader tại Merrill Lynch, cho biết: “Dữ liệu tiêu dùng cần cho thấy sự khỏe mạnh và ổn định, dù chưa thể khiến Fed phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất hoặc cắt giảm ít hơn vào năm 2024”.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên mức 4.3%. Lợi suất trái phiếu Anh cũng diễn biến tương tự sau dữ liệu lạm phát tăng lên, khiến nhà đầu tư giảm đặt cược Ngân hàng trung ương Anh sẽ nới lỏng chính sách. S&P 500 tiếp tục trượt dốc. “Thước đo tâm lý thị trường” của Phố Wall - VIX, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 12/2023 đã tăng với tốc độ mạnh nhất trong ba tháng, cho thấy khả năng phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trước năm mới. Tâm lý người xây dựng cũng đã tăng trong tháng 1 lên mức cao nhất trong gần một năm do lãi suất cho vay thấp hơn đã thúc đẩy như cầu cũng như doanh số bán hàng.
Andrew Hunter tại Capital Economics, cho rằng mặc dù một đợt suy thoái tiếp theo có thể sắp xảy ra nhưng có rất ít dấu hiệu cho việc này.
Từ các chuyên gia ngân hàng lớn như Daniel Pinto (JPMorgan), đến Bill Winters (Standard Chartered), và Howard Lutnick (Cantor Fitzgerald) đều kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được thực hiện chậm hơn so với dự đoán của thị trường.
Nhà đầu tư đã hạ kỳ vọng cắt giảm của Fed trong năm nay xuống còn khoảng 140bps, thấp hơn so với mức gần đây là cắt giảm khoảng 175bps.
Jose Torres tại Interactive Brokers, cho rằng nhà đầu tư sẽ cần xem xét triển vọng lãi suất dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh trong mùa báo cáo kinh doanh này.
Torres cho rằng: “Với mức lợi nhuận lớn có thể dẫn đến áp lực lạm phát dai dẳng, điều này sẽ ngày càng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Mặt khác, xu hướng thu nhập yếu hơn có thể đặt nền tảng cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ”.
Bloomberg