Tâm lý thị trường toàn cầu được cải thiện trên Phố Wall, HĐTL các chỉ số Nasdaq 100, Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 7.25%, 5.25% và 6.34%. Tại Châu Âu, Euro Stoxx 50 và FTSE 100 đều tăng khoảng 2.75%. Trong khi đó, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nikkei 225 của Nhật Bản và ASX 200 của Australia lần lượt tăng 1.23% và 0.77%.
Các nhà giao dịch chứng khoán đã thoải mái hơn khi lợi suất trái phiếu chính phủ suy yếu. Khảo sát Đại học Michigan về kỳ vọng lạm phát bất ngờ hạ nhiệt vào tháng 6, có lẽ là giai đoạn đầu mà lạm phát có thể đã tìm thấy một bước ngoặt.
Kết quả là, Đô la Mỹ suy yếu so với các đồng tiền khác, ảnh hưởng bởi tâm lý cải thiện và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm. Lợi suẩt trái phiếu giảm mạnh hơn ở Úc và New Zealand, làm ảnh hưởng đến AUD và NZD.
Úc là một nền kinh tế gắn chặt với chu kỳ kinh doanh toàn cầu, dễ bị ảnh hưởng bởi lo ngại về tăng trưởng chậm lại trên toàn thế giới. Và điều này có thể sẽ trở thành chủ đề lớn tiếp theo trong những tháng tới khi các NHTW giải quyết lạm phát cao. Cố gắng kìm hãm lạm phát là một chuyện, nhưng sau đó tìm được điểm ổn định lại là chuyện khác.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi giá dầu thô giảm trong bối cảnh lo ngại về suy thoái gia tăng. Hàng hóa này có mối tương quan sâu sắc với tăng trưởng toàn cầu. Sự suy yếu của BTC cũng đã bắt đầu chậm lại. Thị trường tiền điện tử nói chung rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường lãi suất tăng. Sự ổn định của BTC/USD có thể phản ánh sự lạc quan về bước ngoặt của lạm phát.
Ở Hoa Kỳ, mọi con mắt đều đổ dồn vào thước đo lạm phát của Fed - PCE lõi. Một dữ liệu vượt kỳ vọng có thể đảo ngược sự lạc quan mà ta đang thấy trên thị trường. Một số quan chức ngân hàng trung ương cũng sẽ phát biểu trong tuần này.
HIỆU SUẤT ĐÔ LA MỸ VỚI TIỀN TỆ VÀ VÀNG