Thuế quan của Mỹ đối với châu Âu: không phải là không có tác động
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Bình luận của JPMorgan xung quanh việc Mỹ muốn áp đặt thuế quan trị giá 3 tỷ Dollar đối với Châu Âu.
Hôm nay, Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã đưa ra một thông báo nói rằng họ sẽ thu thập các ý kiến đóng góp trong 1 tháng trước khi đưa ra mức thuế quan trị giá 3 tỷ Dollar đối với châu Âu. Đây không phải là một động thái bất ngờ, cũng không phải việc sử dụng các biện pháp trừng phạt; điều này đã tuân theo phán quyết năm 2019 từ WTO, cho phép Mỹ “trả đũa” các khoản trợ cấp bất hợp pháp của Airbus từ châu Âu. Nhìn chung, mức thuế quan này là hợp pháp và tương đối nhỏ (ví dụ so với thuế quan của Trung Quốc). Thời gian bình luận cho các bên liên quan kết thúc vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đưa ra một vài cảnh báo. Đầu tiên là thời điểm có phần hiển nhiên trong bối cảnh Mỹ có khả năng áp dụng thuế Nhôm đối với Canada vào cuối tuần này, cũng như tin tức rằng EU sẽ cấm du khách Mỹ. Sự đồng thuận rằng chính quyền Trump sẽ tiếp tục “mạnh tay” về thỏa thuận thương mại trước cuộc bầu cử, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy tiềm năng tiến triển thực tế trên nhiều phương diện, ngay cả khi nó ở mức tương đối khiêm tốn so với các tiêu chuẩn của xung đột thương mại nói chung.
Thứ hai, mặc dù kích thước nhỏ, những mức thuế này sẽ có khả năng gây ra sự không chắc chắn ở quy mô lớn hơn. Thuế quan có ảnh hưởng lớn đến tâm lý rủi ro trên thị trường, có lẽ rất mong manh ở thời điểm hiện tại sau cú sốc COVID. Các báo cáo cũng đã trích dẫn tiềm năng sử dụng “thuế quan băng chuyền”, theo đó Mỹ sẽ luân chuyển các ngành công nghiệp phải chịu thuế. Trong một cuộc thảo luận vào tháng 9, chúng tôi đã lưu ý rằng “thuế quan băng chuyền” là một công cụ gây ra tổn thất lớn nhất vì điều này sẽ làm tăng sự không chắc chắn cho các ngành công nghiệp ban đầu không phải chịu thuế. Điều này khuếch đại ảnh hưởng của kích thước nhỏ trên danh nghĩa của mức thuế quan.
Cuối cùng, điều này có thể khiến châu Âu “trả đũa”. Mặc dù có vẻ như EU sẽ không phản ứng mạnh mẽ với một động thái hợp phá được WTO công nhận, Ủy viên Thương mại EU Hogan lưu ý hồi đầu tháng này, “Mỹ đã rút lui khỏi các cuộc đàm phán dàn xếp trong những tuần gần đây. Nếu điều này tiếp diễn, EU sẽ có ít sự lựa chọn ngoài việc thực hiện các quyền trả đũa và áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng chúng ta.” Ngoài ra, WTO đang đánh giá một yêu cầu tương tự đối với Boeing có trụ sở tại Mỹ, điều này có thể dẫn đến một lệnh trừng phát được ủy quyền bởi WTO, nếu tổ chức này đưa ra phán quyết có lợi cho EU. Phán quyết đó có thể đến ngay trong tháng này.