Tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC): Những nguy cơ tiềm ẩn và sự bất cập cho nền kinh tế

Tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC): Những nguy cơ tiềm ẩn và sự bất cập cho nền kinh tế

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:40 27/02/2024

Các NHTW đã cân nhắc để giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số do họ phát hành. Đa số không hiểu được nguyên nhân đằng sau đó bởi phần lớn các giao dịch bằng nội tệ đều được thực hiện qua điện tử. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số của NHTW không đơn thuần chỉ là tiền điện tử, bài viết dưới đây sẽ giải thích cho vấn đề này

Các NHTW tăng lãi suất và đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh nhất có thể vì họ nhận thức được rằng nguyên nhân chính gây ra lạm phát đến từ yếu tố tiền tệ. Các NHTW giai đoạn gần đây đã không còn được tin tưởng khi coi thường lạm phát, coi vấn đề chỉ là tạm thời và cuối cùng phản ứng trong muộn màng.

Trong một thế giới có mức tăng trưởng cung tiền vượt bậc, các cơ chế nhằm ngăn chặn giá tiêu dùng tăng mạnh do đồng tiền mất giá sẽ được ban hành. Nới lỏng định lượng (QE) sẽ phải ở một mức vừa phải để chặn bớt một phần áp lực lạm phát. Cũng bởi chính sách tiền tệ được truyền tải qua kênh ngân hàng, cho nên cầu tín dụng cũng là một lực cản đối với lạm phát.

Bây giờ hãy thử tưởng tượng nếu cơ chế truyền tải là trực tiếp và chỉ sử dụng một kênh là NHTW. Điều này giống với việc một vị cảnh sát luôn đi theo và theo dõi mọi cử động của bạn, thay vì chỉ đi tuần trên phố.

Đồng tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) sẽ được phát hành trực tiếp vào tài khoản của bạn được lưu trữ tại ngân hàng trung ương, và trong trường hợp tốt nhất là giám sát trá hình dưới dạng tiền tệ. Ngân hàng trung ương sẽ nắm thông tin chính xác về việc sử dụng tiền, tiết kiệm, vay mượn, chi tiêu & giao dịch của bạn. Điều này có thể giúp cải thiện tính lưu thông của đồng tiền để ngăn chặn vấn đề phổ biến nhưng không có cơ sở là "tiết kiệm quá mức". Thậm chí, khi NHTW chính trị hóa hơn, họ có thể đưa ra hình phạt cho những cá nhân chi tiêu mà họ cho là không hợp lý, và khen thưởng những cá nhân làm theo khuyến nghị của họ.

Toàn bộ cơ chế kiểm soát tiền tệ và hệ thống bảo mật sẽ bị loại bỏ. Hơn nữa, nếu NHTW mắc sai lầm và khiến cung tiền dư thừa như năm 2020, thì giá tiêu dùng sẽ ngay lập tức tăng vọt, và nếu cung tiền tăng quá mạnh trong 1 năm thì lạm phát sẽ trở nên "điên cuồng" khi những hạn chế từ cơ chế truyền tải hiện tại đã không còn.

Hãy tưởng tượng một tình huống giả định khi chỉ tồn tại một tài khoản ngân hàng duy nhất, do ngân hàng trung ương và Chính phủ kiểm soát. Điều gì sẽ xảy ra? Việc Chính phủ chi tiêu hoàn toàn bằng cách in thêm tiền sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao trong vòng vài năm và phá hủy khu vực tư nhân. CBDC có khả năng trở thành phiên bản điện tử của đồng Assignat của Pháp. Hệ quả cuối cùng là lạm phát cao, Chính phủ kiểm soát toàn diện, và nền kinh tế bị kìm hãm.

CBDC là không cần thiết và nguy hiểm. Một cuộc thử nghiệm ở quy mô lớn không nên được tiến hành khi quyền tự chủ của các NHTW đã bị nghi ngờ trong nhiều năm và có rất nhiều bằng chứng cho thấy họ đã không điều hành chính sách đúng đắn khiến lạm phát tăng và kinh tế trì trệ. Thậm chí, các NHTW chưa từng thành công trong việc ngăn chặn bong bóng tài sản, trong khi lại chấp nhận rủi ro cao, nợ quá mức hay nhận ra được áp lực lạm phát. Với lịch sử như vậy, không ai có thể tin tưởng để trao họ toàn quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và tài chính. Vậy các NHTW có ý định gì khi đề xuất về một loại tiền kỹ thuật số mới?

Các lý do chính để cân nhắc về CBDC là tính hiệu quả và tăng cường cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, tuy nhiên không có lý do nào là thực sự hợp lý. Các NHTW thường đề cao tính cần thiết của việc nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ, nhưng nhiều tuyên bố của họ dựa trên niềm tin không chính xác rằng một lượng tiết kiệm dư thừa sẽ có thể thay đổi hành vi. Các NHTW có thể điều chỉnh lãi suất hay tiền lưu hành để khắc phục những gì họ cho là mất cân bằng, nhưng những bất cân đối lớn nhất mà họ hiếm khi giải quyết được là thâm hụt ngân sách và nợ công tích tụ từ Chính phủ. Tiền kỹ thuật số không thể cải thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, trừ khi họ dùng từ "cải thiện" để che lấp ý định gia tăng vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thông qua việc bơm tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách và làm xói mòn sức mua đồng tiền.

Khía cạnh khác cần xem xét là tính hiệu quả. Các ngân hàng trung ương dường như ưu tiên việc điều tiết giao dịch tiền tệ và khuyến khích chi tiêu bất kể rủi ro đi kèm. Do vậy tạo ra CBDC là không hiệu quả, nó chỉ là một hình thức kiểm soát tài chính khác mà thôi. Nhiều người cho rằng nếu lãi suất âm không thể kích thích kinh tế một cách hiệu quả, thì việc dùng tiền kỹ thuật số để phá giá tiền tệ và cắt giảm lãi suất nhanh chóng sẽ thành công hơn, điều đó là sai lầm. Nền kinh tế không thể mạnh lên bằng cách biến đồng tiền thành một kho dự trữ giá trị đang dần mất đi. CBDC sẽ không có khả năng giảm thiểu rủi ro kinh tế hay kích cầu đầu tư hiệu quả, ngược lại có thể khuyến khích đầu tư sai lầm trong ngắn hạn. Các NHTW không thể buộc nền kinh tế chi tiêu và đầu tư, nhất là khi chính sách của họ tập trung vào khuyến khích vay nợ và kéo dài sự mất cân bằng của Chính phủ.

Quá trình để bất kỳ tài sản nào trở thành tiền tệ được sử dụng rộng rãi đều phải có tính dân chủ, điều đó nằm ngoài thẩm quyền của Chính phủ và khó có thể thi hành. Nếu như Chính phủ và NHTW thực hiện kiểm soát tài chính và phá giá CBDC, người dân khi đó hoàn toàn có thể chuyển sang các hình thức thanh toán khác như tiền mặt. Vì vậy, các NHTW nên ưu tiên bảo vệ giá trị của tiền tiết kiệm và tiền lương hơn là tìm cách phá hủy chúng. Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát tài chính khắt khe mới có thể dẫn đến mất niềm tin vào đồng nội tệ, tới lúc các NHTW nhận ra đã đi quá giới hạn phù hợp của chính sách thì có lẽ đã quá muộn.

CBDC là không cần thiết và nguy hiểm

Những "lợi ích mong đợi" của CBDC như công nghệ, số hóa, thuận tiện trong giao dịch đều đã có đủ, vì vậy việc tạo ra CBDC là không cần thiết. Và việc tạo ra CBDC để cạnh tranh với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số hay Bitcoin cũng là vô ích. Bởi Trung Quốc đang tiến gần hơn tới chính sách tiền tệ ổn định và PBOC đang mua thêm vàng thay vì phải cạnh tranh với các tài sản kỹ thuật số.

Nếu các NHTW muốn cạnh tranh với các tài sản tiền điện tử thì chỉ có 1 cách: Hãy thể hiện rõ ràng rằng trạng thái dự trữ giá trị cho đồng tiền sẽ được bảo vệ. FedECB không cần phải cạnh tranh với tiền điện tử nếu họ cho thế giới thấy rằng họ sẽ bảo vệ sức mua của đồng USDEUR. Tuy nhiên, có vẻ như các NHTW vừa muốn độc quyền bán sản phẩm kém chất lượng và vừa muốn là nhà cung cấp chính bằng cách loại bỏ sự cạnh tranh. Những thách thức tài chính của thế giới không thể giải quyết bằng sự kiểm soát hoàn toàn từ một nhà độc quyền tiền tệ bị nghi ngờ lớn về tính độc lập, mà là bằng cách tăng cường sự canh tranh và sự độc lập.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Điều gì đang thật sự đứng sau đà tăng mạnh mẽ của Bitcoin?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Điều gì đang thật sự đứng sau đà tăng mạnh mẽ của Bitcoin?

Sự tăng trưởng ấn tượng của Bitcoin trong thời gian qua không chỉ là kết quả của "Trump trade", mà còn có sự góp mặt của các yếu tố phức tạp như sự ra mắt của các quỹ ETF Bitcoin và giao dịch quyền chọn. Những yếu tố này không chỉ làm gia tăng thanh khoản mà còn tạo ra một vòng lặp phản xạ mạnh mẽ, thúc đẩy giá Bitcoin tăng vọt. Vậy đâu là động lực thực sự đứng sau đà tăng mạnh mẽ này?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ