Trước thềm công bố CPI Hoa Kỳ, thị trường tỏ ra thận trọng khiến chứng khoán châu Âu kéo dài đà giảm. Chứng khoán châu Âu giảm điểm 7 ngày liên tiếp - chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ tháng 2/2018. Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động, với HĐTl S&P 500 giảm 6 ngày liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ thán 11/2020. Bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra áp lực giá tăng cao vẫn còn sẽ khiến thị trường bán ra cả trái phiếu lẫn cổ phiếu. Cổ phiếu chip trượt dốc sau khi nhà sản xuất thiết bị chip Applied Materials cắt giảm dự báo thu nhập quý IV do các quy tắc kiểm soát xuất khẩu chip mới của chính quyền Biden, trong khi đó Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan cắt giảm mục tiêu chi tiêu vốn năm 2022. Chính quyền Biden đang xem xét bổ sung nhôm vào các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Cổ phiếu của 'gã khổng lồ nhôm' Rusal của Nga cũng giảm mạnh.
- DAX +0.19%
- CAC -0.22%
- FTSE -0.44%
- IBEX -0.39%
- Euro Stoxx 50 -0.29%
- STOXX 600 -0.45%
Thị trường FX cũng đang căng thẳng chờ đợi CPI Mỹ. USD dao động quanh mức 113.2, không ghi nhận biến động nào quá lớn. CPI Mỹ có thể cung cấp cho nhà đầu tư manh mối liệu Fed có tăng lãi suất quy mô lớn lần thứ 4, gây thêm áp lực cho nền kinh tế vốn đã bất ổn. Biên bản FOMC công bố rạng sáng nay cho thấy một số quan chức đang xem xét giảm tốc độ tăng lãi suất. Yên Nhật tiếp tục lao đao khi chạm đáy kể từ năm 1990 đến nay, hiện USD/JPY giao dịch quanh mức cao 146.8.
Vàng tiếp tục trải qua một ngày không mấy tích cực, giảm hơn $2 xuống $1,670.9/oz. Ngược lại, dầu thô đồng loạt tăng giá với dầu WTI ở mức $87.63/thùng và dầu Brent ở mức $92.92/thùng.
Chỉ số CPI công bố tối nay dự kiến giảm xuống mức 8.1%, phản ánh giá xăng dầu hạ nhiệt. Tuy nhiên CPI lõi (ngoại trừ thực phẩm và năng lượng) lại được kỳ vọng tăng lên mức 6.5% so với cùng kỳ năm ngoái. bằng mức cao nhất kể từ 1982 được thấy vào tháng Ba đầu năm nay.