Bitcoin gần chạm đỉnh tuần khi cơn sốt ETF lên đến đỉnh điểm
Bitcoin tăng gần 4% và hiện đang ở mức cao nhất trong ngày là $47,655.
Tiền đổ vào thị trường với tốc độ chóng mặt khi cơn sốt ETF lên đến đỉnh điểm và giao dịch chuẩn bị bắt đầu trong vòng một giờ tới. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu đây có phải là hiện tượng "sell the fact" hay không.
Một điểm đáng chú ý là GBTC, Grayscale Bitcoin Trust. Nó đã giao dịch với mức chiết khấu 7% so với giá trị tài sản ròng (NAV) hôm qua và có lẽ sẽ thu hẹp mức chiết khấu này vào một thời điểm nào đó. Nếu điều đó xảy ra, dòng tiền có thể chuyển từ cấu trúc phí cao của GBTC (1.5%) sang các quỹ khác có phí thấp hơn (0.2-0.3%). Điều này sẽ tạo ra một dòng chảy phức tạp cho những người đang cố gắng theo dõi tổng tài sản quản lý (AUM) của tất cả các sản phẩm Bitcoin.
Số đơn xin trợ thất nghiệp lần đầu của Mỹ giảm so với dự kiến
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ là 202K so với 210K dự kiến
- Tuần trước là 202K, được điều chỉnh thành 203K
- Trung bình động 4 tuần số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 207.75K so với 208.0K vào tuần trước
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp: 1.834M so với 1.871M
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp tuần trước là 1.855M, được điều chỉnh thành 1.868M
- Trung bình động 4 tuần số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp là 1.863M so với 1.870M vào tuần trước.
CPI lõi tháng 12 của Hoa Kỳ là 3.9% y/y so với 3.8% y/y dự kiến
- CPI y/y: +3.4% so với dự kiến 3.2%
- Trước đó: 3.1%
- CPI m/m: +0.3% so với +0.2% dự kiến
- Trước đó: 0.1%
Các chỉ số lõi:
- CPI lõi m/m: +0.3% so với +0.3% dự kiến. Tháng trước 0.3%
- CPI lõi y/y: 3.4% so với dự kiến là 3.8%. Tháng trước là 4.0%
- Nhà ở: +0.4% so với +0.4% vào tháng trước
- Nhà ở m/m: +6.2% so với +6.5% trước đó
- Dịch vụ trừ tiền thuê nhà: +0.6% m/m so với +0.6% trước đó
- Các dịch vụ lõi trừ nhà ở: trước đó là +0.44% m/m
- Thu nhập thực tế hàng tuần: -0.2% so với +0.5% trước đó
- Thực phẩm: -0.1% m/m so với +0.2% m/m trước đó
- Thực phẩm: +2.7% y/y so với +2.9% y/y trước đó
- Năng lượng: -2.0% m/m so với -2.3% m/m trước đó
- Năng lượng: -2,8% y/y so với -5.4% y/y trước đó
- Tiền thuê nhà: +0.4% m/m so với +0.5% trước đó
- Tiền thuê nhà tương đương chủ sở hữu: +0.5% so với +0.5% trước đó
Báo cáo này rõ ràng là nghiêng về thắt chặt chính sách tiền tệ, nên việc đồng USD tăng giá không có gì bất ngờ. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có nhìn xa hơn và xác định rằng lạm phát chắc chắn sẽ giảm xuống và thời điểm Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 3, tháng 4 hay tháng 6 hay không.
Tổng hợp phiên Âu ngày 11/01: USD ảm đạm do lợi suất giảm trước thềm dữ liệu CPI
Các tin chính:
- Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm trong bối cảnh chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ.
- Quan chức ECB Villeroy tái khẳng cam kết đưa lạm phát trở lại 2% vào cuối năm 2025.
- BOJ được cho là đang cân nhắc hạ triển vọng giá cho năm tài chính 2024 xuống khoảng giữa 2%.
- Giám đốc các chi nhánh BOJ cho biết họ lo ngại về sự phân hóa trong mức tăng lương giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
- BOJ duy trì đánh giá về tình hình kinh tế của 6 trong số 9 khu vực của Nhật Bản trong báo cáo Sakura mới nhất
- Trung Quốc xác nhận Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự WEF tại Davos trong tháng này.
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 3.6 điểm cơ bản xuống 3.994%
- Vàng tăng 0.5% lên 2,033.21 USD
- Dầu thô WTI tăng 2.0% lên 72.81 USD
- Bitcoin tăng 2.6% lên 47,198 USD
Một phiên giao dịch khá ảm đạm do thị trường đang chờ đợi sự kiện chính của tuần này, đó là dữ liệu CPI của Mỹ được công bố trong ngày.
Lợi suất trái phiếu giảm trong phiên, khiến USD yếu đi sau một vài nỗ lực tăng nhẹ. EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.0960 nhưng hiện đã hồi phục lên 1.0980, trong khi USD/JPY duy trì quanh 145.30-50.
Các đồng tiền chính gần như "đi ngang" do thiếu dữ liệu đáng chú ý ở châu Âu và không có tin tức quan trọng nào.
Trên các thị trường khác, chứng khoán ổn định nhưng không tăng đột biến, trong khi vàng và dầu đều tăng giá. Sau khi được phê duyệt ETF hôm qua, Bitcoin không có "bùng nổ" nhưng vẫn đang củng cố mức tăng, hiện tại đứng vững trên mức $47,000.
Tất cả mọi thứ dường như đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố trong ngày hôm nay. Đây là một thị trường đang nỗ lực duy trì kỳ vọng lạm phát giảm. Vì vậy, cần những bất ngờ lớn về chỉ số CPI - đặc biệt là CPI lõi - để thực sự đánh tan kỳ vọng về kịch bản này.
USD biến động trái chiều trước thềm dữ liệu CPI Mỹ
- Các nhà giao dịch USD đang trong trạng thái thận trọng trước sự kiện chính của ngày thứ Năm là dữ liệu CPI.
- Các nhà giao dịch có thể đối mặt với biến động mạnh 20:30 khi một loạt dữ liệu quan trọng được công bố.
- Chỉ số USD vẫn trên 102.00, nhưng thị trường kỳ vọng đồng USD sẽ giảm đáng kể.
Giá khí tự nhiên tiếp tục giảm bất chấp thời tiết lạnh giá
- Giá khí tự nhiên giao dịch gần mức 2.67 USD, tiếp tục đà giảm mạnh từ ngày thứ Tư.
- Giá khí chịu áp lực từ nguồn cung dồi dào, bất chấp mức nhiệt giảm sâu ở châu Âu và Trung Quốc.
- Chỉ số ổn định trên mức 102 trước thềm công bố số liệu CPI của Mỹ.
Giá khí tự nhiên (XNG/USD) không thể tận dụng lợi thế từ căng thẳng địa chính trị gia tăng hiện tại và mùa đông ở Bắc bán cầu.
Về tình hình quốc tế, trong khi Israel đang phải đối mặt với hậu quả từ lời cáo buộc diệt chủng từ Nam Phi, nhiệt độ âm ở châu Âu, Trung Quốc và các vùng khác của Bắc bán cầu đang bào mòn nguồn dự trữ khí gas. Tuy nhiên, nguồn cung hiện vẫn dồi dào khi hoạt động vận chuyển vẫn diễn ra bình thường mặc dù phải đi theo các tuyến đường dài hơn để tránh đi qua Biển Đỏ.
Trong khi đó, đồng USD đang chuẩn bị cho một đợt biến động mạnh với báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Năm này. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ nhanh chóng cắt giảm lãi suất với hy vọng chỉ số CPI của Mỹ sẽ tiếp tục giảm. Sự suy yếu đáng kể của đồng USD sẽ hỗ trợ giá khí tự nhiên.
BOJ cân nhắc hạ lạm phát dự báo cho năm tới xuống mức 2.5%
- Hãng thông tấn Jiji đưa tin
Trong báo cáo mới nhất vào tháng 10 năm ngoái, BOJ cho rằng mức lạm phát dự kiến cho năm tài chính 2024 sẽ nằm trong khoảng 2.7% đến 3.1%. Việc hạ dự báo xuống mức 2.5% cho thấy lo ngại của BOJ về triển vọng lạm phát trong năm tới.
GBP/USD thoái lui đà tăng trước thềm dữ liệu quan trọng từ Anh và Mỹ
- Bảng Anh đã ổn định trên mức 1,2700 nhờ tâm lý thị trường lạc quan.
- Việc công bố dữ liệu sản xuất của Anh, nếu tích cực, sẽ giảm bớt lo ngại về suy thoái kỹ thuật.
- Đồng USD đã hồi phục nhẹ trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ.
GBP/USD thoái lui đà tăng trong ngày khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào 20h30 tối nay. Trong phiên giao dịch châu Á, GBP/USD đã đạt mức cao mới trong tuần trong bối cảnh thị trường tiếp tục lạc quan về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 3 .
Diễn biến tiếp theo của đồng Bảng Anh sẽ được định hướng bởi dữ liệu sản xuất của Anh, dự kiến công bố vào thứ Sáu. Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết tình trang nền kinh tế không tồi tệ như các con số GDP quý 3 cho thất. Dữ liệu kinh tế dự kiến sẽ vẫn lạc quan nhưng rủi ro suy thoái vẫn hiện hữu do BoE đã dự báo nền kinh tế có khả năng đình trệ trong quý cuối năm 2023.
ING: EUR/USD sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn
EUR/USD hiện vẫn ở dưới mức 1.10. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
Quan chức ECB Isabel Schnabel đã đưa ra quan điểm "hawkish" vào thứ Tư sau hàng loạt bình luận ôn hòa từ các quan chức khác. Đồng euro đã tăng giá mạnh sau bình luận của Schnabel.
Bất kỳ tác động nào lên đồng euro sẽ không còn kéo dài, đặc biệt khi dữ liệu CPI Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.
EUR/USD có thể tiếp tục tích lũy quanh mức hiện tại trừ khi số liệu lạm phát của Mỹ có sự thay đổi bất ngờ
Đồng USD ổn định trước thềm dữ liệu lạm phát Mỹ
Lợi suất trái phiếu giảm và cổ phiếu tăng nhẹ nhưng đồng đô hiện đang ổn định trong phiên giao dịch Châu Âu khiến phạm vi biến động trong ngày của các cặp tiền chính khá hạn chế. Trong khi đó AUD và NZD tăng nhẹ so với đồng bạc xanh.
Điểm nhấn của ngày hôm nay sẽ là dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào 20h30 tối nay. Sau khi dữ liệu được công bố, USD/JPY có thể thu hút sự quan tâm của thị trường sau khi vượt qua mốc 145.00 hôm qua, với ngưỡng kháng cự quan trong tiếp theo là 146.07.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ đầu phiên
- Eurostoxx +0.84%
- DAX +0.86%
- CAC +0.67%
- FTSE +0.26%
- IBEX +0.77%
- FTSE MIB +0.7%
Thị trường khởi sắc cũng đã hỗ trợ cho các hợp đồng tương lai Mỹ trong ngày. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.3%, giữ tâm lý risk-on đầu phiên giao dịch châu Âu. Dữ liệu CPI của Mỹ đáng chú ý trong hôm nay và sẽ là yếu tố quyết định sự lạc quan này còn tiếp diễn hay không.
Sự khác biệt về triển vọng tăng lương giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Nhật Bản
Các tập đoàn lớn dường như đã chấp nhận và cho phép lương tăng cao hơn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu này. Dưới đây là một số nhận định từ các nhà quản lý chi nhánh BOJ ở Osaka và Nagoya:
Tại Osaka:
- Nhiều doanh nghiệp khu vực Kansai vẫn chưa đạt được quyết định về tiền lương
- Một số tập đoàn lớn tỏ ra quan tâm đến việc tăng lương, ngược lại với một số doanh nghiệp nhỏ hơn
- Nhiều doanh nghiệp nhận thức được tính cấp thiết phải tăng lương cho nhân viên
- Tuy nhiên, không rõ liệu họ có thể chuyển phần chi phí lao động cao hơn sang việc tăng giá cả hay không
Tại Nagoya:
- Động lực tăng lương đang lớn hơn
- Tuy nhiên một số doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tăng lương cho nhân sự
- Không chắc chắn về triển vọng tiền lương
Khi cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân diễn ra vào tháng 3-4 càng đến gần, diễn biến về triển vọng tăng lương giữa các doanh nghiệp sẽ được đánh giá kỹ càng hơn. Các công đoàn có khả năng thúc đẩy lương tăng do họ được chính phủ hỗ trợ. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, đây có thể là một yêu cầu khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực giá nhìn chung tăng cao hơn và chưa kể đến giá đồng nội tệ sụt giảm làm ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu.
Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos trong tháng này
Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos từ ngày 14-17 tháng 1.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.7% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức tăng 0.6%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh tăng 0.4%
HĐTL các chỉ số châu Âu tăng cao hơn sau pha phục hồi của chứng khoán Mỹ trong phiên thứ Năm. Khẩu vị rủi ro được cải thiện, với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.2% và Nasdaq tăng 0.4%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn sớm trước thềm công bố dữ liệu CPI Mỹ - nhân tố quyết định diễn biến các thị trường tối nay.
Quan chức ECB Villeroy: Cam kết đưa lạm phát về 2% vào cuối năm 2025
Thống đốc NHTW Pháp và đồng thời là thành viên thuộc Hội đồng ECB tái khẳng định:
- Cam kết đưa lạm phát về 2% vào cuối năm 2025
- Nền kinh tế Pháp đang chậm lại nhưng mạnh mẽ hơn lo ngại
- Khẳng định ước tính tăng trưởng nền kinh tế Pháp trong năm 2024 là 0.9%
BOJ duy trì đánh giá cho 6 trên 9 khu vực của Nhật Bản trong báo cáo mới nhất
Nhìn vào chi tiết, điều quan trọng nhất là BOJ lưu ý rằng một số công ty lớn đã công bố kế hoạch tăng lương bằng hoặc cao hơn tốc độ của năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong khu vực vẫn chưa đạt được quyết định cụ thể về việc tăng lương.
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD giảm khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI
USD suy yếu trong phiên. Theo báo cáo tháng 12, nhập khẩu của Úc đã sụt giảm mạnh, điều này không cho thấy nền kinh tế đang hoạt động hết công suất.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ nới lỏng một số yêu cầu về thị thực để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người nước ngoài đi công tác, giáo dục và du lịch. Đây dường như là một động thái nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phê duyệt tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ cho việc vay thuê nhà ở. CNH tăng trong phiên.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen: Cần phải làm nhiều việc hơn để kiểm soát lạm phát
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen phát biểu tại Boston:
- Giá tivi giảm 28% so với mức đỉnh
- Ô tô và xe tải đã qua sử dụng rẻ hơn 11%
- Xăng giảm gần 2 USD một gallon kể từ tháng 6 năm 2022
- Hộ gia đình trung lưu Mỹ điển hình có “nhiều tài sản hơn, thu nhập cao hơn và sức mua nhiều hơn trước đại dịch".
- "Tuy nhiên, chúng tôi biết vẫn còn nhiều việc phải làm. Đối với quá nhiều gia đình, giá của những hàng hóa quan trọng - chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa, tiền thuê nhà và thuốc theo toa, rất cao"
- Cam kết sử dụng “tất cả các công cụ mà chúng tôi có” để giảm chi phí
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản kéo dài đà tăng kỷ lục trước dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 12, trong khi chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục tăng sau khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất:
- Nikkei 225 tăng 1.92% lên trên mốc 35,000 lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 1990. Topix cũng tăng 1.81% để đạt mức cao mới trong 33 năm.
- Kospi tăng 0.32%, trong khi Kosdaq tăng 0.47%. Ngân hàng Hàn Quốc đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3.50% lần thứ tám liên tiếp.
- Hang Seng tăng 1.47%, trong khi Shanghai Composite tăng 0.1%.
- S&P/ASX 200 tăng 0.47%
Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia Trung Quốc đơn giản hóa các thủ tục nhằm thu hút công dân nước ngoài
Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia Trung Quốc cho biết đang thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến Trung Quốc:
- Sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung vào 'điểm nghẽn' đối với người nước ngoài đến Trung Quốc để kinh doanh, nghỉ dưỡng và du lịch
Quan chức Fed nào sẽ có bài phát biểu hôm nay?
- Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin phát biểu trong sự kiện Dự báo tài chính năm 2024 của Hiệp hội Ngân hàng Virginia vào lúc 00:40 rạng sáng mai
Tổng thư ký OECD Cormann: Áp lực tiền lương sẽ giữ lạm phát quanh mức mục tiêu của BOJ
Tổng thư ký OECD Cormann cho biết:
- Chính sách tiền tệ của Nhật Bản có thể bắt đầu thắt chặt dần dần và ở mức vừa phải
- Lạm phát dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay
- Áp lực tiền lương sẽ giữ lạm phát quanh mục tiêu của BOJ
- Trong bối cảnh lạm phát hoặc giảm phát rất thấp trong nhiều thập kỷ, tôi hiểu tại sao BOJ rất quan tâm đến việc đảm bảo có tất cả dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Lạm phát sẽ ổn định lâu dài hơn quanh mục tiêu của BOJ
- Do đó, BOJ có cơ hội xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1087
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1724.
- PBOC bơm 27 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 15 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 12 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
OECD: BOJ nên tăng dần lãi suất ngắn hạn
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết:
- Nếu lạm phát duy trì ở mức mục tiêu 2% và đi kèm với mức tăng trưởng tiền lương bền vững, BOJ nên tăng dần lãi suất ngắn hạn\
- Nên làm cho chính sách kiểm soát đường cong lợi suất linh hoạt hơn
- Chẳng hạn như bằng cách nâng mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hoặc chuyển sang mục tiêu lợi suất ngắn hạn
- "Lạm phát Nhật Bản có nhiều khả năng ổn định quanh mục tiêu 2% hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây"
- “Sự linh hoạt hơn trong việc thực hiện kiểm soát đường cong lợi suất và mức tăng khiêm tốn dần dần trong lãi suất chính sách ngắn hạn được đảm bảo, dựa trên các dự báo về lạm phát bền vững và động lực tiền lương,”
- Tuy nhiên, sự không chắc chắn xung quanh triển vọng lạm phát của Nhật Bản là “đặc biệt lớn”.
Ngân hàng Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5% như dự đoán
Ngân hàng Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5% như dự đoán.
- Lạm phát hàng tháng của Hàn Quốc ở mức 3.6% vào năm 2023
- Giảm từ 5,1% vào năm 2022
- Ngân hàng kỳ vọng lạm phát sẽ giảm hơn nữa và đạt mức trung bình 2.6% trong năm nay, vẫn cao hơn mục tiêu 2.0%