Phân tích kỹ thuật USD/CAD
Đồng USD:
- Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp vừa qua.
- Dữ liệu về PCE của Hoa Kỳ phù hợp với kỳ vọng.
- Khai báo thất nghiệp của Hoa Kỳ không đạt kỳ vọng.
- Chỉ số PMI sản xuất ISM và dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng mới nhất của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến.
- Thị trường kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6.
Đồng CAD:
- BoC giữ nguyên lãi suất ở mức 5%.
- Lạm phát CPI mới nhất của Canada thấp hơn dự kiến.
- Báo cáo việc làm tốt hơn dự kiến nhưng số lượng việc làm toàn thời gian và tốc độ tăng lương giảm.
- Chỉ số PMI tháng 1 của Canada được cải thiện nhưng vẫn ở mức suy giảm.
- Thị trường kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6.
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung daily
- USD/CAD đã bật lên từ mức hỗ trợ 1.3541 và hướng đến mốc 1.3619, cao hơn là ngưỡng 1.38.
- Giá sẽ cần đâm thủng xuống dưới đường xu hướng nhằm củng cố xu hướng giảm, để có thể về mức 1.3360.
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung H4
- Giá bật lên từ mức kháng cự 1.3541, hiện trở thành hỗ trợ.
- Mức thoái lui Fibonacci 50% trùng với mức hỗ trợ 1.3541.
Phân tích kỹ thuật USDCAD - Khung H1
- Giá giao động trong phạm vi giữa mức hỗ trợ 1.3541 và kháng cự 1.3619.
- Sự phá vỡ ra khỏi phạm vi này có thể dẫn đến biến động lớn và bền vững.
JPY mạnh nhất, AUD yếu nhất đầu phiên Mỹ
- JPY là đồng tiền mạnh nhất và đồng AUD là đồng tiền yếu nhất.
- USD nhìn chung tăng nhưng với mức tương đối khiêm tốn.
- Dầu thô giảm 0.80 USD xuống 77.84 USD. Vào thời điểm này ngày hôm qua, giá là 79.37 USD.
- Vàng đang tăng 16.11 USD hay 0.78% lên 2130.08 USD. Vào thời điểm này ngày hôm qua, giá là $2082.20. Mức đỉnh mọi thời đại đạt được vào đầu tháng 12 là 2146.77 USD.
- Bitcoin hiện được giao dịch ở mức 67,840 USD. Vào thời điểm này ngày hôm qua, giá đang giao dịch ở mức 65,017 USD. Đỉnh hôm nay đạt 68,850 USD, chỉ cách 150 đô la so với mức đỉnh mọi thời đại tại 69,000 USD.
Các chỉ số chứng khoán chính đang thấp hơn sau khi giảm ngày hôm qua
- HĐTL Dow Industrial Average giảm 106 điểm.
- HĐTL S&P giảm 17.7 điểm.
- HĐTL Nasdaq đang giảm 98 điểm.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Vàng tiếp tục leo dốc, lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh
Thị trường:
- Vàng tăng $10 lên $2125
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 3.9bps xuống 4.18%
- Giá dầu WTI giảm 74 cent xuống còn 78.00 USD
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 17 điểm xuống còn 5,121 điểm
- JPY dẫn trước, AUD tụt lại trong ngày
Dầu Brent giảm xuống dưới $83 do lo ngại vĩ mô cản trở việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+
- OPEC và các đồng minh gia hạn việc cắt giảm sản lượng tới cuối tháng 6
- Trung Quốc công bố mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay tại cuộc họp quan trọng
Dầu Brent giảm hơn 1% xuống dưới $83 khi triển vọng kinh tế tại quốc gia nhập khẩu lớn nhất -Trung Quốc khiến với việc gia hạn cắt giảm sản lượng được dự đoán rộng rãi của OPEC+ khó đoán định hơn.
Thị trường ảm đạm trước dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang.
Scotiabank: GBP/USD sẽ phải vượt qua vùng kháng cự 1.2700 - 1.2710
Theo Scotiabank:
- GBP/USD giảm nhẹ trong phiên, giao dịch trong phạm vi 1.2520 - 1.2825.
- GBP/USD cần vượt qua vùng kháng cự 1.2700 - 1.2710 để tiếp tục tăng cao hơn.
- Mức hỗ trợ cho GBP/USD tại 1.2600 cần được giữ vững để duy trì xu hướng tăng.
Giá vàng trên đà lấy lại mức đỉnh mọi thời đại
Giá vàng tiếp tục leo dốc:
- XAU/USD tiếp tục đà tăng trong 5 phiên liên tiếp, lên mức cao nhất trong ba tháng, tiệm cận mức đỉnh mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 12/2023 là 2,145 USD/ounce.
- Đà tăng này diễn ra trong bối cảnh tâm lý thị trường thận trọng và tăng đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
- Triển vọng giá vàng vẫn chưa chắc chắn khi nhà đầu tư chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần ngày 06/03 và loạt dữ liệu về thị trường lao động từ Hoa Kỳ.
Thị trường ngoại hối đi ngang trước thềm báo cáo PMI Mỹ
Thị trường ngoại hối đang chờ đợi chỉ số PMI dịch vụ của Mỹ:
- Các cặp EUR/USD và GBP/USD không có nhiều phản ứng với chỉ số PMI dịch vụ được công bố hôm nay tại Vương quốc Anh và khu vực Eurozone. Thị trường hiện đang chờ đợi cuộc họp của ECB vào tuần này.
- AUD/USD tiếp tục giảm giá trong phiên châu Âu nhưng không vượt qua mức hỗ trợ 0.6480 và nhiều khả năng sẽ có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, PMI Dịch vụ của Mỹ có thể ảnh hưởng đến xu hướng của cặp tiền này nếu dữ liệu chênh lệch đáng kể so với dự báo.
- USD/CAD tiếp tục xu hướng đi ngang quanh vùng đỉnh cũ 1.3610.
- USD/JPY không có nhiều biến động trong phiên giao dịch châu Âu, nhưng cặp tiền này có thể sẽ kiểm tra mức kháng cự 151.70.
NAB: Giá vàng sẽ ở mức trung bình $2,025 trong năm 2024
Vàng đã vượt qua mốc $2,100. Các nhà kinh tế tại NAB phân tích triển vọng của kim loại quý này:
- Xu hướng suy yếu lạm phát toàn cầu kể từ cuối năm 2022, cùng với đợt phục hồi gần đây của thị trường chứng khoán được coi là những áp lực tiêu cực đối với giá vàng.
- Tuy nhiên, nhu cầu của các NHTW đã vượt quá 1,000 tấn vàng/năm trong cả năm 2022 và 2023 - dẫn đầu là NHTW tại Trung Quốc và Ba Lan - trong khi nhu cầu của người tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn mạnh mẽ (phản ánh sự không chắc chắn về nền kinh tế trong nước).
- Chúng tôi dự báo giá vàng trung bình ở mức $2,025 trong năm 2024 so với mức $1,942 USD trong năm 2023.
Trung Quốc công bố mục tiêu về tăng trưởng và đổi mới trong năm 2024
Trung Quốc ước tính GDP của nước này trong năm nay sẽ tăng khoảng 5%, trong khi mục tiêu lạm phát sẽ ở mức khoảng 3%. Mục tiêu thâm hụt ngân sách là 3% GDP và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5.5%. Theo Bloomberg, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra hơn 12 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị.
Nhìn chung, các nhà phân tích cho rằng chúng sẽ không dễ dàng đạt được.
Các ưu tiên hàng đầu vẫn là đổi mới công nghệ và nâng cấp một số ngành nhất định, với một số ví dụ như năng lượng hydro, vật liệu mới, nghiên cứu và sản xuất thuốc.
ING: Giá vàng sẽ biến động mạnh trong những tháng tới
Các nhà kinh tế tại ING cho biết vàng đang chờ đợi sự rõ ràng về lộ trình nới lỏng của Fed:
- Chính sách của Fed sẽ vẫn là yếu tố then chốt đối với triển vọng của giá vàng trong những tháng tới.
- Các nhà đầu tư không kỳ vọng nhiều vào việc giảm lãi suất cho đến tháng 6. Điều này sẽ hỗ trợ đồng USD và gây sức nặng lên giá vàng trong ngắn hạn.
- Chúng tôi dự báo giá vàng sẽ tiếp tục biến động mạnh trong những tháng tới do thị trường phản ứng với các yếu tố vĩ mô, các sự kiện địa chính trị và chính sách lãi suất của Fed.
Commerzbank: EUR/USD trở lại mức 1.0900
Các nhà kinh tế tại Commerzbank cho rằng động lực tăng giá của cặp EUR/USD sẽ đến từ phía đồng USD:
- PMI dịch vụ tại Mỹ sẽ công bố hôm nay. Nếu dữ liệu này yếu hơn dự kiến, EUR/USD có thể trở lại mức 1.0900.
- Nếu một vài dữ liệu yếu hơn dự kiến được công bố liên tiếp trong tuần, thị trường càng nghiêng về quan điểm nền kinh tế Mỹ sẽ có một "cú hạ cánh gập ghềnh".
- Tuy nhiên, mọi thứ cũng có thể diễn biến theo chiều hướng khác nếu thị trường lao động Mỹ có thể vẫn duy trì mạnh mẽ, củng cố lại kỳ vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế. Điều này sẽ khiến đồng USD tiếp tục duy trì sức mạnh.
- Thêm một yếu tố ảnh hưởng đến cặp EUR/USD là cuộc họp của ECB vào thứ Năm.
Dữ liệu PPI tại Châu Âu giảm mạnh hơn dự báo
- Chỉ số PPI tháng 2 giảm 0.9% so với tháng trước (Dự báo: -0.1%. Trước đó: -0.8%)
- So với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu này giảm 8.6%, (Dự báo: -8.1%. Trước đó: -10.6%)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Anh thấp hơn dự báo
- Chỉ số PMI dịch vụ của Anh đạt mức 53. (Dự báo: 54.3. Trước đó: 54.3)
- Chỉ số PMI tổng hợp ở mức 53 (Dự báo: 53.3. Trước đó là 53.3)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Eurozone cao hơn dự kiến
- 50.2 (dự báo: 50, trước đó: 50)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Đức phù hợp với dự báo
- 48.3 (dự báo: 48.2, trước đó: 48.2)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Pháp cao hơn dự kiến
- 48.4 (dự báo: 48, trước đó: 48)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Ý tăng lên như dự báo
- 52.2 (dự báo: 52.2, trước đó: 51.2)
PMI dịch vụ tháng 2 tại Tây Ban Nha cao hơn dự kiến
- 54.7 (dự báo: 53.4, trước đó: 52.1)
Sản xuất công nghiệp tháng 2 tại Pháp giảm mạnh hơn dự kiến
- -1.1% so với tháng trước (dự báo: -0.1%, trước đó: +1.1%)
Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Murai: Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng, tiền lương ổn định
Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Murai cho biết:
- Nhật Bản đang dần chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng tích cực và tốc độ tăng lương ổn định
- Điều quan trọng là phải áp dụng các phương thức kinh doanh mới ở Nhật Bản để chi phí được chuyển đổi một cách hợp lý trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Khi được hỏi liệu có thể đáp ứng đủ các điều kiện để chấm dứt chính sách lãi suất âm hay không, ông nói rằng các quyết định chính sách tiền tệ cụ thể phụ thuộc vào BoJ. Ngoài ra, BoJ nên tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong việc định hướng chính sách tiền tệ sao cho đáp ứng mục tiêu lạm phát một cách bền vững.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm quản lý tài khóa
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế, Kanda đã nhấn mạnh tính cấp thiết phải quản lý chính sách tài khóa có trách nhiệm nhằm cân bằng và đảm bảo ngân sách cho năm tài khóa 2025-2026. Ngoài ra, ông cũng chú ý tới:
- Những thách thức ngày càng gia tăng đối với ổn định và trật tự quốc tế toàn cầu, bao gồm cả những thách thức đến từ các nền kinh tế kém hoặc đang phát triển.
- Cần phải chuẩn bị cho một môi trường lãi suất cao hơn, với lãi suất giả định tăng từ 1.1% lên 1.9%.
Cập nhật thị trường ngoại hối hôm nay
Dầu thô tiếp tục giảm kể từ ngày hôm qua và đang tiến gần đến mức hỗ trợ 78.15
EUR/USD bị kẹt gần mức kháng cự 1.0855 và đang chờ dữ liệu của khu vực đồng Euro
AUD/USD không được hỗ trợ bởi thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn dự kiến và đang hướng tới mức hỗ trợ 0.6490
GBP/USD đang chờ thông báo ngân sách vào thứ tư và dự kiến sẽ cắt giảm thuế
USD/CAD không thay đổi khi những người tham gia thị trường đang chờ thông báo chính sách tiền tệ của BoC và những bình luận của Jerome Powell tại Quốc hội trong tuần này.
USD/JPY đang ở gần mức kháng cự 150.50
Những điều được mong đợi từ hai phiên họp của Trung Quốc
Báo cáo công việc của Chính phủ được trình bày tại các cuộc họp bao gồm các mục tiêu kinh tế hàng năm và định hướng chính sách cho năm tới. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, phù hợp với kỳ vọng của thị trường và có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7.2%. Bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với các “chính sách tài khóa chủ động” và “chính sách tiền tệ thận trọng” cũng sẽ là vấn đề đáng được quan tâm
Số liệu thương mại và lạm phát của Trung Quốc cũng sẽ được công bố trong tuần này. Nhập khẩu có thể phục hồi và tăng trưởng xuất khẩu chậm hơn trong tháng 1 đến tháng 2. Lạm phát dự kiến sẽ tăng trong tháng 2, chủ yếu do giá lương thực tăng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
- Xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng tăng từ 2.3 lên 3.0 và nhập khẩu cũng sẽ tăng từ 0.2 lên 1.5.
- Cán cân thương mại dự kiến sẽ tăng từ 75.3 tỷ lên 110.3 tỷ.
- CPI so với cùng kỳ tăng lên 0.2% so với đà giảm 0.8% trước đó và PPI so với cùng kỳ thay đổi từ -2.5% thành -2.6%
Giá vàng đang tiếp tục đi trong biên độ từ 2,110 lên 2,119 sau đà tăng bùng nổ tối qua
Giá vàng tăng trong phiên hôm nay trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra và những kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed trước phiên điều trần từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vào cuối tuần này.
Hiện giá vàng đã vượt ngưỡng 2,100 USD và hiện đang ở mức 2116,09
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Trung Quốc công bố mục tiêu GDP dự kiến 'khoảng 5%' vào năm 2024
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2024 đã được công bố là khoảng 5%. Điều này tương tự như năm 2023. Năm 2023, thâm hụt ngân sách là 3.8% và đến năm 2024, mức thâm hụt được kỳ vọng là 3%.
Các dữ liệu quan trọng khác từ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc:
- Lên kế hoạch chi 1 nghìn tỷ nhân dân tệ cho khoản nợ chính phủ đặc biệt mới
- Mục tiêu tạo thêm 12 triệu việc làm ở đô thị
- Đặt mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5.5%
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và các biện pháp được công bố nhằm thúc đẩy nền kinh tế không phù hợp với thị trường dầu thô.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, với báo cáo về phe mua được nhà nước hậu thuẫn đã hỗ trợ thị trường. Hang Seng của Hồng Kông chìm trong sắc đỏ
Đối với những người có nguy cơ địa chính trị, Trung Quốc đã bỏ 'thống nhất hòa bình' đối với Đài Loan và tăng chi tiêu quốc phòng lên 7.2% trong các thông báo tại NPC hôm nay.
Đối với thị trường Nhật Bản, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào dữ liệu lạm phát khu vực Tokyo trong tháng 2. Lạm phát lõi tăng 'chóng mặt' trong tháng, điều này sẽ làm tăng quan điểm về việc thắt chặt chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Giá dầu giảm trong phiên châu Á hôm nay
Giá dầu giảm sau khi OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng như kì vọng trong bối cảnh thị trường lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0.28% ở mức 82.57 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai dầu thô WTI giảm 0.44% còn 78.39 USD/thùng.
Thống đốc BoJ, ông Ueda phát biểu về Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Thống đốc BoJ Ueda phát biểu tại FIN/SUM 2024 (Hội nghị thượng đỉnh Fintech) hôm nay.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5%
Thủ tướng Lý Cường vạch ra kế hoạch giải quyết tình trạng suy thoái trong bối cảnh khủng hoảng lĩnh vực bất động sản và niềm tin nhà đầu tư yếu kém.
Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, một tỷ lệ được các nhà phân tích mô tả là “tham vọng”, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với những thách thức từ suy thoái tài sản.
Thủ tướng Lý Cường đã công bố mức thâm hụt ngân sách ở mức 3% so với tổng sản phẩm quốc nội và 138.9 tỷ USD trái phiếu chính phủ đặc biệt trong “báo cáo công việc” đầu tiên của ông trước cuộc họp thường niên của quốc hội Trung Quốc. Ông nói thêm, Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp là 5.5% và lạm phát 3% vào năm 2024. Tuy nhiên, đất nước này phải đối mặt với tình trạng giảm phát dai dẳng, với giá tiêu dùng giảm với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 15 năm vào tháng 1.
Ngân sách quân sự của Bắc Kinh sẽ tăng 7.2%, phù hợp với tốc độ tăng của năm ngoái. Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan trong những năm gần đây, và ông Lý hôm thứ Ba cho biết Bắc Kinh sẽ “kiên quyết phản đối các hoạt động ly khai nhằm giành độc lập cho Đài Loan”.
Hoạt động mua được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn để hỗ trợ thị trường chứng khoán
Khối lượng giao dịch của các quỹ ETF theo dõi chỉ số blue-chip CSI 300 của Trung Quốc tăng vọt do nghi ngờ hoạt động mua được nhà nước hậu thuẫn.
Giá dầu duy trì đà giảm sau khi OPEC + đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện
Giá dầu duy trì đà giảm từ thứ hai sau khi OPEC + đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện cho đến quý hai, trong nỗ lực hỗ trợ sự ổn định ngắn hạn của thị trường dầu thô.
Cơ quan báo chí nhà nước Saudi Arabia cho biết họ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối quý II. Sản lượng dầu thô của Riyadh sẽ ở mức xấp xỉ 9 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 6.
Nga sẽ cắt giảm sản lượng và nguồn cung xuất khẩu tổng cộng 471,000 thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 6. Moscow đã tình nguyện giảm nguồn cung 500,000 thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên.
Các nhà sản xuất chính khác là Iraq và UAE cũng sẽ gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện lần lượt là 220,000 thùng mỗi ngày và 163,000 thùng mỗi ngày cho đến cuối quý hai.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm
- CSI 300 giảm 0.6%. HangSeng giảm 2.48%. Shanghai Composite giảm 0.05%. Hôm nay, các nhà đầu tư theo dõi kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Nước này dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP là “khoảng 5%” cho năm 2024 và lạm phát sẽ tăng lên “khoảng 3%”. Bắc Kinh cũng cho biết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7.2% vào năm 2024.
- Kospi giảm 0.60%. Số liệu GDP sửa đổi của Hàn Quốc cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng 0.6% trong quý 4 năm 2023, trong khi lạm phát ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 22 tháng vào tháng 2.
- Nikkei 225 đã giảm 0.42% xuống dưới mốc 40,000, trong khi Topix giảm 0.06%.
- ASX200 giảm 0.13%
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1027
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1986
- PBOC bơm 10 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 384 tỷ nhân dân tệ reverse repo đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 374 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
PMI dịch vụ Trung Quốc tháng 2 thấp hơn dự kiến
- PMI dịch vụ: 52.5
- Dự kiến: 52.9
- Trước đó: 52.7
- PMI tổng hợp: 52.5
- Trước đó: 52.5
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường: Nền tảng phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa vững chắc
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu khai mạc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc:
- Nền tảng phục hồi kinh tế Trung Quốc chưa vững chắc
- Nhu cầu trong nước không mạnh
- Kỳ vọng xã hội tương đối yếu
- Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động khó khăn
PMI dịch vụ Nhật Bản giảm trong tháng 2
- PMI dịch vụ: 52.9
- Dữ liệu sơ bộ: 52.5
- Trước đó: 53.1
- PMI tổng hợp: 50.6
- Dữ liệu sơ bộ: 50.3
- Trước đó: 51.5
Trung Quốc cảnh báo kịch bản “xấu nhất” đối với nền kinh tế
Reuters đưa tin về các tuyên bố trong lễ khai mạc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc:
- Dự đoán thâm hụt ngân sách năm 2024 ở mức 3% GDP
- Sẽ tăng cường chính sách tài khóa chủ động một cách thích hợp vào năm 2024
- Sẽ tối ưu hóa tổ hợp các công cụ chính sách, tăng cường chi tiêu tài chính vào năm 2024
- Chính phủ trung ương giải ngân 10.2 nghìn tỷ nhân dân tệ cho chính quyền địa phương.
- Đặt mục tiêu tạo ra hơn 12 triệu việc làm mới ở đô thị vào năm 2024
- Đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 5.5% vào năm 2024
- Sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng
- Cần tăng cường điều chỉnh xuyên chu kỳ và phản chu kỳ thông qua các chính sách vĩ mô
- Trung Quốc sẽ gặp khó trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay
- Nên duy trì thanh khoản đầy đủ ở mức thích hợp
- Có nhiều điều kiện thuận lợi hơn bất lợi cho nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2024
- Không được bỏ qua 'kịch bản xấu nhất' đối với nền kinh tế
- 'Sự ổn định có tầm quan trọng tổng thể vì nó là nền tảng cho mọi việc chúng tôi làm'
- Phải thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu
- Sẽ cải thiện các cơ chế dài hạn để giảm bớt tình trạng dư thừa sản xuất
- Phải thắt chặt giám sát kế toán ở cấp chính quyền địa phương
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế “khoảng 5%” vào năm 2024
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế “khoảng 5%” vào năm 2024. Các mục tiêu về GDP và các chỉ số kinh tế khác được công bố trong lễ khai mạc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc diễn ra vào sáng nay.
Mục tiêu 'khoảng 5%' giống như năm 2023 được hầu hết các nhà phân tích mong đợi. Các nhà phân tích nói thêm rằng mục tiêu 5% cho năm 2024 sẽ khó đạt được hơn so với năm 2023 vì các biện pháp kích thích sau đại dịch đã dần mờ nhạt.
Bitcoin tăng lên trên $68,200
Bitcoin duy trì đà tăng, hiện ở $68,276 trong bối cảnh cầu vượt xa cung trước thềm đợt haliving vào tháng 4 tới