Credit Agricole suy đoán rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ duy trì lập trường hiện tại của mình trong cuộc họp sắp tới và không đưa ra bất kỳ điều chỉnh đáng kể nào đối với chính sách Kiểm soát đường cong lợi suất của mình. Có nhiều nguyên do cho điều này, bao gồm cả lạm phát dự đoán sẽ thấp hơn vào nửa cuối năm 2023 và áp lực thị trường giảm bớt. Do đó, các nhà đầu tư hy vọng vào những thay đổi trong chính sách của BoJ có thể sẽ phải thất vọng và những tác động lên JPY chỉ là thoáng qua.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2021!
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đạt 117 điểm
- Chỉ số tình hình hiện tại đạt 160 điểm
- Chỉ số kỳ vọng đạt 88.3 điểm
- Lạm phát 1 năm ở mức 5.7%
Chỉ số sản xuất tổng hợp FED Richmond tháng sáu có gì đáng chú ý?
- Chỉ số sản xuất tổng hợp FED Richmond tháng sáu -9 điểm
- Chỉ số lô hàng -6 điểm
- Chỉ số doanh thu dịch vụ -2 điểm
- Việc làm ghi nhận 5 điểm
- Lương ở mức 19 điểm
- Giá đã thanh toán ở mức 4.07 điểm
- Giá đã nhận được ở mức 4.01 điểm
USD/CAD: Phe mua dần chiếm ưu thế
Cặp USD/CAD đã có những giao động trong phiên giao dịch ngày hôm nay, giá đã hội tụ phía trên đường MA 100 giờ và ở trên mức MA 200 giờ (1.3175).
Nhìn vào biểu đồ giờ bên dưới, cặp tiền này cũng đã thấy mức thấp cao hơn của mức cao muộn hơn và mức cao thấp hơn. Nếu vượt lên trên mức thoái lui 38.2%, mục tiêu tiếp theo sẽ là đường xu hướng giảm tại 1.3223. Vượt lên trên mức đỉnh ngày hôm qua tại 1.3228 và mức thoái lui 50% tại tháng 7 (1.32390) sẽ là các mục tiêu tiếp theo.
IMF gia tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu khi tình hình của Anh và Mỹ cải thiện
IMF đã gia tăng các dự báo về tình hình kinh tế toàn cầu:
- GDP toàn cầu năm 2023 +3%
- GDP năm 2024 ở mức 3%
- GDP năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5.2%
- GDP khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức +0.8%
- GDP của Vương quốc Anh +0.4%
- GDP của Đức -0.3%
- Tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức 1.8%
IMF cho biết tăng trưởng toàn cầu vẫn nghiêng về phía giảm, nhưng những kết quả thuận lợi hơn hiện đang ngày càng có thể xảy ra. Về mặt tiền tệ, họ kỳ vọng thắt chặt lãi suất cho đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
Chỉ số giá nhà ở S&P Case Schiller tháng năm có gì đáng chú ý?
- Giá nhà -1.7% so với cùng kì năm trước
- Giá nhà +0.7% so với cùng kì tháng trước
Doanh số sản xuất sơ bộ của Canada giảm trong tháng sáu
Dữ liệu doanh số bán lẻ có phần hạ nhiệt của tuần trước đã làm suy yếu những kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada và giờ đây, bằng chứng về một nền kinh tế đang xấu đi đang lan rộng. Doanh số sản xuất sơ bộ đã giảm 2.1% trong tháng 6 theo ước tính nhanh từ Cơ quan Thống kê Canada. Sự sụt giảm lớn nhất ghi nhận trong các ngành sản xuất dầu mỏ và than đá, hóa chất và sản phẩm thực phẩm.
Một báo cáo riêng của StatsCan cho thấy hành khách của hãng hàng không Canada đã tăng 22% so với cùng kỳ trong tháng 5 nhưng vẫn thấp hơn 5.6% so với năm 2019.
Chỉ số phi sản xuất FED Philadelphia tháng bảy có gì đáng chú ý?
- Chỉ số phi sản xuất FED Philadelphia tháng bảy +1.4 điểm, con số trước đó là 16.6 điểm
- Chỉ số hoạt động các công ty +2 điểm
- Đơn đặt hàng mới -13.3 điểm
- Việc làm +11.9 điểm
Vàng hồi nhẹ, giao dịch quanh $1,961
Sau khi cắm đầu giảm sâu xuống dưới $1,954, XAUUSD hồi nhẹ, hiện ở $1,961.21:
Tổng hợp thị trường đầu phiên Mỹ: AUD mạnh nhất, EUR yếu nhất nhóm tiền tệ chính
- AUD mạnh nhất, EUR yếu nhất nhóm tiền tệ chính
- Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất 10 năm của Hoa Kỳ tăng 4.3 bps lên 3.900%
- Vàng quay đầu tăng trở lại, vượt $1,960
- Dầu thô WTI tăng 0.2% lên 78.87 USD
- Bitcoin giảm 0.1% xuống 29,120 USD
Thị trường yên ắng khi mọi sự chú ý đổ dồn vào các quyết định chính sách của các ngân hàng Trung ương lớn trong tuần này. USD ổn định trong khi EUR vẫn tiếp tục suy yếu:
- EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.1045 trong ngày.
- USD/JPY tiếp tục đi ngang quanh mức 141.40 trong suốt phiên giao dịch.
- AUD tăng nhẹ, được hưởng lợi từ việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mạnh hơn ngày hôm nay. AUD/USD tăng 0.3% lên 0.6760 nhưng vẫn bị giới hạn bởi các mức kỹ thuật ngắn hạn chính.
Trung Quốc bổ nhiệm Tân Thống đốc PBoC
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc đưa tin:
- Bắc Kinh có động thái bổ nhiệm Tân Thống đốc PBoC Phan Công Thắng thay cho Dịch Cương . Trong khi đó, Tần Cương bị cách chức Ngoại trường và người thay thế vị trí này là Vương Nghị.
Cập nhật thị trường: Vàng cắm đầu giảm!
Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động:
- DXY đi ngang, hiện ở 101.50
- EURUSD giảm 0.19% trong ngày, hiện ở 1.1043
- GBPUSD tăng 0.13%, hiện giao dịch quanh 1.2835
- USDJPY tăng 0.13% trong ngày lên 141.64
Lợi suất kho bạc kỳ hạn 2 năm giảm 0.69% xuống 4.887 trong khi lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 0.72%, hiện ở 3.906
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa.
Dầu thô ổn định, giao dịch gần mức đỉnh trong 3 tháng.
BTCUSD giảm 0.1% trong ngày xuống $29,146.
Vàng duy trì trên $1,963 đầu phiên Âu trước khi quay đầu giảm sâu xuống dưới $1,955:
SocGen: Phe bán EURUSD nhắm mục tiêu trở lại mức 1.10 sau phát biểu ôn hòa của quan chức ECB Knot
Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích triển vọng EUR/USD trước thềm công bố quyết định chính sách của ECB và Fed:
- Phe bán sẽ nhắm mục tiêu trở lại mức 1.10 nếu nhận xét ôn hòa được đưa ra vào tuần trước bởi quan chức ECB Knot (người thường bày tỏ quan điểm diều hâu) đại diện cho quan điểm của Hội đồng Thống đốc. Theo Knot, việc có tăng lãi suất sau tháng 7 hay không vẫn chưa được quyết định.
- Về mặt kỹ thuật, việc EUR/USD trở lại dưới đường WMA 200 vào tuần trước không báo hiệu tốt và gợi nhớ đến năm 2019 và 2020. Sau khi vượt qua đường WMA 200 vào tháng 6 năm 2019 ở mức 1.1350, EUR/USD đã giảm 4.2% xuống mức đáy 1.0879 vào tháng 9. Vào tháng 3 năm 2020 (Covid bùng phát), EUR/USD một lần nữa vượt qua 1.1350 trước khi thoái lui 6.2% xuống 1.0638.
Cặp tiền hiện ở 1.1045
Báo cáo tổng số đơn đặt hàng CBI tháng 7 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Báo cáo tổng số đơn đặt hàng CBI tháng 7 của Vương quốc Anh: -9
- Dự kiến: -18
- Trước đó: -15
Sự sụt giảm trong các đơn đặt hàng sản xuất của Vương quốc Anh hiện đang ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay nhưng các điều kiện chung vẫn còn khá kém. Chỉ số lạc quan trong kinh doanh hàng quý đã cải thiện lên +6 từ -2 trước đó và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2021 nhưng bức tranh tổng thể vẫn còn ảm đạm. Khi BOE tăng lãi suất hơn nữa, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của các công ty.
Vàng giảm nhẹ, thị trường chú ý đến quyết định chính sách của Fed
XAU/USD quay đầu giảm nhẹ, hiện ở $1,961.72 trong bối cảnh thị trường tập trung vào quyết định lãi suất của Fed. Việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản có vẻ chắc chắn, nhưng điều ảnh hưởng tới tâm lí thị trường là hướng dẫn về các đợt tăng lãi suất trong tương lai và các cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất.
DXY vượt 101.40 khi nỗi lo suy thoái đã giảm bớt trong điều kiện thị trường lao động thắt chặt và áp lực lạm phát giảm. Lạm phát giảm có thể sẽ giúp Fed lựa chọn tránh tăng lãi suất hơn nữa và thậm chí xem xét cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.
Cập nhật thị trường: EURUSD đảo chiều giảm nhẹ
EURUSD hiện đang giảm xuống mức 1.10553.
Cập nhật thị trường: USD phục hồi nhẹ
USD đảo chiều tăng nhẹ trong phiên âu, DXY hiện đang ở mức 101.395.
Khảo sát của ECB: Nhu cầu tín dụng của các công ty ở Eurozone giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý 2
Theo khảo sát mới nhất của ECB, nhu cầu vay ròng của các doanh nghiệp khu vực đồng euro đã giảm mạnh trong quý 2 - xuống mức thấp nhất mọi thời đại kể từ khi bắt đầu cuộc khảo sát vào năm 2003. Thêm vào đó, các ngân hàng dự kiến nhu cầu vay sẽ giảm hơn nữa trong quý 3.
Rõ ràng là các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đang đè nặng và việc ECB tăng lãi suất sẽ không giúp giải quyết vấn đề này. Khủng hoảng tín dụng đang bắt đầu ảnh hưởng đến châu Âu và điều đó có thể làm gia tăng rủi ro về một cuộc suy thoái mạnh vào cuối năm nay.
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức: 87.3
- Dự kiến: 88.0
- Trước đó: 88.5
- Kỳ vọng: 83.5
- Dự kiến: 83.4
- Trước đó: 83.6
- Điều kiện hiện tại: 91.3
- Dự kiến: 93.0
- Trước đó: 93.7
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái khi các điều kiện kinh doanh của Đức trở nên tồi tệ và xấu hơn khi bắt đầu Quý 3.
Chứng khoán châu Âu ít thay đổi đầu phiên giao dịch
- Eurostoxx: đi ngang
- DAX: -0.1%
- CAC 40: đi ngang
- FTSE: +0.1%
- IBEX: -0.2%
Chứng khoán Tây Ban Nha cũng ít thay đổi sau đợt bán ra ngày hôm qua trong bối cảnh bất ổn chính trị. Có vẻ như mọi con mắt đang đổ dồn vào quyết định của Fed vào ngày mai.
Cập nhật thị trường: USDCAD tiếp tục giảm trong phiên Âu
USDCAD hiện tiếp tục giảm xuống mức 1.31475.
Cập nhật thị trường: USD suy yếu trên diện rộng, AUD tiếp tục dẫn đầu
- USD tiếp tục suy yếu, hiện DXY đang ở mức 101.258
- AUD mạnh nhất trong nhóm G7, AUDUSD dao động quanh 0.6769.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx -0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX: -0.1%
- HĐTL FTSE: -0.1%
Thị trường có thể sẽ trầm lắng hơn trong phiên giao dịch sắp tới. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Fed trong ngày mai và với rất ít dữ liệu quan trọng sắp được công bố, sẽ không có nhiều tác động đến tâm trạng chung.
Bitcoin gặp khó tại vùng kháng cự $30000, khả năng cao sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ $29000
Sau khi đã không thể giữ được giá ở mức $30000 vào chiều hôm qua và trượt dài xuống mốc $29000, có vẻ như giá của đồng tiền kĩ thuật số lớn nhất thị trường đang rơi vào một mô hình tam giác giảm. Nếu mô hình này hoàn thành thì rất có thể giá sẽ còn giảm xuống sâu hơn nữa, phá vỡ mốc hỗ trợ $29k
Cập nhật diễn biến thị trường FX: Các cặp tiền tệ ít biến động trước thềm phiên giao dịch Châu Âu
Bên cạnh đó, giá vàng vừa tăng nhẹ hiện giao dịch ở mốc $1962.7/ounce
Mong đợi gì ở phiên giao dịch Châu Âu chiều nay?
Chúng ta đang chứng kiến một khởi đầu ổn định cho phiên giao dịch mới với do sự sụt giảm PMI từ ngày hôm qua không thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý rủi ro của thị trường. Trên thực tế, ngoài việc đồng euro và bảng Anh bị bán tháo, không có nhiều phản ứng thái quá đến từ thị trường. Trọng tâm của tuần này vẫn là các cuộc họp quan trọng của ngân hàng trung ương.
Chứng khoán Mỹ tăng tương đối tốt vào ngày hôm qua và chứng khoán châu Á đang phục hồi hôm nay trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc triển vọng lạc quan. Mặc dù vậy, hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đang đi ngang và có thể điều này sẽ khiến cho phiên châu Âu mở cửa bằng một gap giảm điểm.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư bắt đầu chuẩn bị cho Fed vào ngày mai:
15:00 - Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức
17:00 - Tổng số đơn đặt hàng tháng 7 của Vương Quốc Anh
Đồng đô la ít biến động, thị trường nín thở chờ đợi Fed vào ngày mai
Có vẻ như hôm nay đồng bạc xanh sẽ ít chạy hoặc chạy với biên độ nhỏ. Toàn tâm toàn ý thị trường đang được dồn vào chính sách ngày mai của Fed
Giá hàng hóa tăng có thể chấm dứt giai đoạn thị trường "hạ cánh mềm"
Một nhà phân tích tại công ty tài chính Hoa Kỳ Raymond James khuyên rằng hãy chú ý đến giá cả hàng hóa đang tăng một cách ổn định.
- “Sự phục hồi của thị trường chứng khoán trên toàn cầu kể từ tháng 10 một phần được xây dựng dựa trên việc giá cả hàng hóa liên tục giảm, điều này đã giúp ích cho người tiêu dùng Mỹ và châu Âu, hạ thấp triển vọng/tỷ lệ lạm phát và nhìn chung giúp xây dựng một câu chuyện về “hạ cánh mềm” trên thị trường vốn”
- “Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 5, chỉ số hàng hóa của Bloomberg đã tăng (~10%), lạm phát hàng hóa tiếp tục có cơ hội chuyển thị trường từ 'hạ cánh mềm' thành 'đình lạm',
Nến hàng tuần cho thấy năm 2023 là năm tuyệt vời đối với chứng khoán.
Ngân hàng nhà nước Trung Quốc can thiệp ngoại hối để hỗ trợ đồng nhân dân tệ
Các ngân hàng quốc doanh lớn tại Trung Quốc đã bị phát hiện bán USD để mua vào NDT ở cả trong (CNY) và ngoài nước (CNH).
Cập nhật USD/CNH:
Tóm tắt thị trường nửa đầu phiên Á: Thị trường Trung Quốc được hưởng lợi từ cam kết kích thích kinh tế của Bộ Chính trị
Các cuộc họp của ngân hàng trung ương G3 trong tuần này đã làm giảm một số biến động lớn của thị trường FX trong phiên:
- Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) họp vào Thứ Tư
- Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) họp vào Thứ Năm
- Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) họp vào Thứ Sáu
Đáng chú ý, Bộ Chính trị Trung Quốc đã hứa hẹn hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế của nước này:
- Kêu gọi tích cực mở rộng nhu cầu trong nước và xử lý rủi ro nợ
- Chính phủ đang xem xét hoán đổi nợ và cơ cấu lại khoản vay
- Đặt tầm quan trọng của ổn định việc làm ở cấp độ chiến lược cao hơn
- Từ bỏ khẩu hiệu “nhà để ở, không phải để đầu cơ” - dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang xem xét nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản
Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tại Hồng Kông và trên các sàn giao dịch đại lục tăng mạnh. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ được giao dịch cao hơn nhờ:
- Tín hiệu hộ trợ kinh tế từ Bộ Chính trị Trung Quốc
- PBoC ấn định tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay thấp hơn 500 pip so với ước tính của Reuters
- Kết hợp với việc các ngân hàng quốc doanh lớn tại Trung Quốc tích cực bán USD để mua vào đồng nhân dân tệ trong và ngoài nước
Trên thị trường ngoại hối, AUD và NZD cũng được hưởng lợi, mặc dù không tăng cao gần bằng với mức của CNH.
Thị trường chứng khoán châu Á:
- Chỉ số Nikkei225 của Nhật Bản: -0.29%
- Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc: +1.76%
- Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông: +3.24%
- Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc: +0.25%
- Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc: +0.41%
CNH tăng mạnh đầu phiên Á nhờ các tín hiệu hỗ trợ kinh tế tích cực từ Trung Quốc
Bộ Chính trị Trung Quốc hứa hẹn kích thích kinh tế nhiều hơn, kết hợp với việc PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu thấp hơn đã thúc đẩy nhân dân tệ tăng giá đầu phiên Á.