Quỹ Bình ổn Chứng khoán Đài Loan cho biết họ sẽ can thiệp vào thị trường nếu cần
Thị trường chứng khoán trong nước đã điều chỉnh tương đối mạnh khi chuyến thăm của Pelosi đến Đài Loan gần hơn.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán lao dốc, USDJPY tiếp tục đà giảm
Sau FOMC, tỷ giá USDJPY liên tục điều chỉnh cho đến phiên sáng hôm nay. USDJPY giảm mạnh và nhanh chóng, xuống mức thấp (trong thời gian ngắn) dưới 130.50. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã đưa ra những bình luận 'biến động của đồng Yên nhanh hơn kỳ vọng'. Ông và các quan chức Nhật Bản khác không muốn tỷ giá hối đoái biến động mạnh như vậy.
Trọng tâm của phiên giao dịch là về địa chính trị, đặc biệt là chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Truyền thông cho biết Pelosi dự kiến sẽ đến nơi vào tối thứ Ba. Trung Quốc đã phản đối chuyến thăm. Quân đội Đài Loan cho biết họ đã tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu nhưng chưa nâng mức cảnh giác. Cho đến nay, Trung Quốc đã cho máy bay chiến đấu của họ đến gần không phận Đài Loan và cũng điều tàu chiến của họ đến gần.
Chứng khoán khu vực rung lắc, giảm điểm trong phiên. Hang Seng, Nikkei, Shanghai Comp, China A50, Australia, KOSPI, đều thấp hơn.
Về mặt ngân hàng trung ương, đã có sự can thiệp một lần nữa từ Cơ quan tiền tệ Hồng Kông để hỗ trợ đồng HKD (đồng HKD đã giảm xuống mức yếu trong biên độ giao dịch).
DXY lưỡng lự quanh đỉnh cũ!
Sau nhiều ngày giảm điểm liên tiếp, chỉ số DXY đã về lại vùng đỉnh hồi giữa tháng Sáu.
Phản ứng giá tại đây chưa đủ căn cứ để đưa ra nhận định hồi phục hay sẽ phá qua và hướng về vùng thấp hơn.
Kháng cự gần nhất ở vùng 106.37, hỗ trợ quanh 103.78.
EURUSD liệu có vượt đỉnh thành công?
- Hiện tại, nhìn vào biểu đồ khung H1, tỷ giá đã phá qua đỉnh quanh 1.027 và hiện đang quay về test lại khu vực này.
- Nếu thành công, tỷ giá có thể tăng đến vùng kháng cự tiếp theo quanh 1.036.
Một số quan chức FED sẽ phát biểu vào tối nay và rạng sáng mai!
- 21h tối 2/8, Chủ tịch FED Chicago Charles Evans sẽ phát biểu về nền kinh tế Hoa Kỳ và chính sách tiền tệ với giới truyền thông
- 02h30 sáng 3/8 Chủ tịch FED St. Louis James Brian Bullard phát biểu tại Đại học New York về "Chính sách tiền tệ, các xu hướng kinh tế hiện tại và triển vọng cho nền kinh tế Mỹ"
- 4h30 sáng 3/8 Bullard một lần nữa, phát biểu về "Chính sách tiền tệ, các xu hướng kinh tế gần đây và triển vọng nền kinh tế Mỹ" tại Đại học New York.
Giấy phép xây dựng tháng 6 tại Úc giảm ít hơn dự kiến
Cụ thể số lượng cấp phép xây dựng -0.7% so với tháng trước, không tệ như kỳ vọng:
- dự kiến -5.0%
- tháng trước +9.9%
Các khoản cho vay mua nhà ở Úc trong tháng 6 giảm so với trước đó!
Cụ thể mức giảm ghi nhận là 3.3% so với tháng trước
- Dự kiến -3%
- Tháng trước + 2.1%
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết đồng Yên đang biến động tương đối mạnh
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki nói rằng điều quan trọng là tỷ giá hối đoái phải di chuyển ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7462
- CNY là đồng nhân dân tệ trong nước. USDCNY bị giới hạn giao dịch trong biên độ 2% tính từ tỷ giá tham chiếu
- Mức đóng phiên trước: 6.7675
Nhiều đồn đoán rằng Trung Quốc đã điều 2 trong số 3 tàu sân bay của họ đến eo biển Đài Loan
Trung Quốc có 3 tàu sân bay đang hoạt động:
- Phúc Kiến (mới nhất và tiên tiến nhất)
- Liêu Ninh
- Sơn Đông
Các báo cáo cho biết tàu sân bay Liêu Ninh rời Thanh Đảo vào ngày 31 tháng 7. Tàu Sơn Đông rời Tam Á vào ngày 1 tháng 8.
Nhiều bên đang đoán cả hai đang hướng đến eo biển Đài Loan.
Phản ứng của Trung Quốc cho đến nay là vô số lời trách móc và đe dọa
USDJPY tiếp tục lao dốc đầu phiên Á!
USDJPY giảm về mức thấp mới kể từ cuộc họp FOMC tuần trước.Tỷ giá hiện đã xuống dưới 130.75.
Trong khi đó, tỷ giá EURUSD đang tiến tới mức 1.0300. GBP cũng cao hơn so với USD.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ tập trận quân sự ở Biển Đông
Nhiều nguồn tin cho rằng các cuộc tập trận quân sự sẽ được tiến hành ở Biển Đông, gần Biển Bột Hải. Báo cáo qua Chain state TV, CCTV
Biển Bột Hải khá gần eo biển Đài Loan và rất dễ để điều động máy bay quân sự từ đây
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28.07: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi tăng điểm, phe mua vàng vẫn đang áp đảo!
Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch biến động khi đầu phiên các chỉ số tiếp tục đà tăng mạnh từ trước đó nhưng áp lực điều chỉnh gia tăng đã chấm dứt chuỗi 3 ngày tăng liên tiếp.
- Chỉ số Dow Jones giảm 0.14%
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.28%
- Chỉ số Nasdaq giảm 0.18%
Trên thị trường Fx, DXY điều chỉnh về vùng 105.4 (-0.4%), JPY tiếp tục là đồng tiền mạnh nhất trong những ngày qua.
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
- EURUSD +0.34%
- GBPUSD +0.63%
- AUDUSD +0.48%
- NZDUSD +0.63%
- USDJPY -1.19%
- USDCHF -0.23%
- USDCAD +0.36%
Vàng gặp áp lực điều chỉnh trong phiên sáng nhưng lực mua gia tăng khi vào phiên Âu khiến giá kim loại đóng cửa trên $1770/oz ($1772.12) tương đương mức tăng 0.33%. Dầu WTI ngược lại điều chỉnh mạnh trước thềm cuộc họp OPEC+, giá giảm 4.75% về $93.62/thùng.
Thị trường tiền điện tử không ghi nhận nhiều biến động, BTC đang được giao dịch quanh $23.2k, thị trường vẫn đang nghiêng về trường hợp tích cực khi chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ giai đoạn vừa qua.
Tâm điểm hôm nay sẽ là quyết định về lãi suất của NH dự trữ Úc vào lúc 11h30 và số liệu việc làm mới (JOLTS Job Openings) của Mỹ vào lúc 21h00 theo giờ Việt Nam.
CPI tháng 7 của Hàn Quốc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1998!
Dữ liệu lạm phát từ Hàn Quốc cho tháng 7 năm 2022 vừa được công bố.
Mức tăng so với cùng kỳ là nhanh nhất trong hơn 20 năm.
CPI cơ bản tăng 3.9% so với tháng 6.
Cuộc họp NH Dự trữ Úc hôm nay liệu có đem lại bất ngờ?
TD Bank nhận định:
- Tất cả các nhà phân tích (bao gồm cả chúng tôi) hy vọng RBA sẽ tăng lãi suất lên 50bps.
- RBA đã gây bất ngờ cho thị trường trong tháng 5 và tháng 6, vì vậy không thể loại trừ khả năng tăng 65bps
Quyết định sẽ được công bố vào lúc 11:30 theo giờ Việt Nam.
Sự can thiệp của ngân hàng trung ương tiếp tục ở châu Á
Đồng đô la Hồng Kông đang chạy sát biên độ phía trên (mức cao nhất của USD/HKD).
Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông là "ngân hàng trung ương" của HK, đang tiếp tục mua HKD để hỗ trợ chính sách neo giá so với USD.
Ả Rập Xê Út sẽ thúc đẩy OPEC + tăng sản lượng dầu vào thứ Tư?
Theo phóng viên của Fox:
- Một nguồn tin thân cận về cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Quốc vương Ả Rập Xê Út cho biết: Ả Rập Xê Út sẽ thúc đẩy OPEC + tăng sản lượng dầu tại cuộc họp của họ vào thứ Tư
Các cuộc họp Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 8 năm 2022.
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: Dữ liệu từ ISM cho thấy một sự cải thiện lớn
Thị trường:
- Vàng tăng $6 lên $1,771/oz
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 5.3 bps xuống 2.58%
- Dầu thô WTI giảm 5.03 USD xuống 93.59 USD/thùng
- S&P 500 giảm 16 điểm xuống 4117
- JPY dẫn đầu đà tăng, CAD giảm mạnh nhất nhóm G7
Tháng mới bắt đầu với một chủ đề mới: sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Sự sụt giảm liên tục của lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục làm những cặp tiền chính tăng mạnh trong năm nay phải điều chỉnh, trong đó điển hình là tỷ giá USD/JPY. Đây là ngày thứ tư USD/JPY bị bán tháo khi thị trường giảm bớt kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất.
Thêm vào đó là khả năng xảy ra rắc rối xung quanh chuyến thăm của bà Pelosi đến Đài Loan. Có rất nhiều lời bàn tán, nhưng Taiwan ETF chỉ giảm 1.8% trong ngày hôm nay, vì vậy không hẳn thị trường đang đặt nặng khả năng xảy ra bất kỳ điều gì kịch tính.
Việc giá dầu giảm là một động thái gây tò mò vì nó không ăn khớp với tâm lý thị trường. Nhiều khả năng thị trường đang chuẩn bị trước cuộc họp OPEC+ vào thứ Tư.
Trong ngày tới, cũng hãy theo dõi EUR/USD vì cặp tiền đang thách thức đỉnh quan trọng của biên độ gần đây. Mọi thứ không phải là màu hồng ở châu Âu nhưng cặp EUR/USD cũng đã bị bán tháo trong khoảng thời gian khá lâu.
Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi tăng điểm 3 ngày liên tiếp
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang đóng cửa, các chỉ số chính đều đánh mất chuỗi 3 ngày tăng liên tiếp. Nhóm ngành hàng thiết yếu dẫn đầu mức tăng trong rổ S&P.
- Dow Jones giảm -0.14% xuống mức 32,798.39
- S&P giảm 0.28% xuống mức 4,118.64
- NASDAQ giảm 21.7 điểm xuống 12,368.99
- Russell 2000 giảm 1.9178 điểm xuống mức 1,883.31
Đặc phái viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại LHQ: Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi sẽ làm suy yếu quan hệ với Mỹ
Trung Quốc đang cố gắng ngăn cản Pelosi, một thành viên cấp cao của Quốc hội Mỹ (Quốc hội), đến thăm Đài Loan.
Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan - Thị trường hướng ánh mắt lo lắng tới đồng AUD
Trung Quốc đang nghiêm khắc phản đối việc một đại diện dân cử từ một nền dân chủ lớn đến thăm một nền dân chủ khác! Đó là, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi sẽ thăm Đài Loan.
Trong khi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tức giận thì phản ứng thường nhắm vào các đồng minh của Mỹ, hơn là chính Mỹ. Trung Quốc quá yếu để nhắm vào Mỹ nhưng họ đã nhiều lần cho thấy họ đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt nạt các đồng minh nhỏ hơn, chẳng hạn như Australia. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu hàng hóa từ Australia trong những năm gần đây khi căng thẳng với Mỹ gia tăng. Hãy theo dõi những phản ứng tương tự trong những ngày tới.
Nhà Trắng cho biết bà Pelosi thăm Đài Loan là quyết định cá nhân
- Nhà Trắng khẳng định không ủng hộ Đài Loan độc lập
- Bà Pelosi chưa xác nhận bất kỳ kế hoạch nào đến Đài Loan
- Chúng tôi đã rõ ràng ngay từ đầu rằng bà Pelosi sẽ đưa ra quyết định của riêng mình
- Không có gì thay đổi về chính sách của chúng tôi về Đài Loan
- Bà ấy có quyền đến thăm Đài Loan như các nhà lập pháp Hoa Kỳ khác
Nhà Trắng cũng đã có một danh sách các hành động khiêu khích có thể xảy ra và nói rằng "chúng tôi sẽ không cắn câu", chẳng hạn:
- Bắn tên lửa vào eo biển
- Các hoạt động "phá vỡ các tiêu chuẩn lịch sử"
- Diễn tập quân sự
- Các tuyên bố pháp lý giả mạo khác trên eo biển
Miễn là không có điều nào trong số đó là xung đột mở, thì đó không phải là mối quan tâm đối với thị trường.
Các chỉ số chính chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng sau khi PMI Sản xuất vượt kỳ vọng!!
- Số liệu PMI Sản xuất tích cực, vượt kì vọng đang hỗ trợ thị trường.
- Ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm. Nasdaq ghi nhận mức tăng 0.79%
Sản lượng của OPEC tháng 7 vẫn thấp hơn nhiều so với hạn ngạch
Theo khảo sát mới nhất của Reuters, sản lượng tháng 7 của OPEC tăng 310,000 thùng/ngày. Tuy nhiên, mức sản lượng này vẫn thấp hơn hạn ngạch 1.3 triệu thùng/ngày
OPEC đã cam kết tăng 412,000 thùng/ngày trong tháng Bảy.
Nigeria sản xuất thấp hơn nhiều so với hạn ngạch, 1.13 triệu thùng/ngày so với 2.33 triệu thùng/ngày. Nước này cũng gặp không ít vấn đề về đường ống và sản xuất.
Các nhà máy năng lượng hạt nhân tại Đức có thể tiếp tục hoạt động đến hết mùa đông
Đức đã chuẩn bị cho việc loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân từ khi nước này thông qua dự luật vào năm 2000, gắn với việc giảm thiểu năng lượng hạt nhân và gia tăng năng lượng tái tạo. Quyết định này đã giúp cho năng lượng điện và gió ngày càng phát triển hơn nhờ việc có thêm nguồn vốn đầu tư giúp các công nghệ này rẻ hơn nhiên liệu hóa thách ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi nhu cầu đạt đỉnh trong mùa đông này, các chính trị gia Đức có thể nghĩ đến việc kéo dài tuổi thọ của ba lò phản ứng hạt nhân còn lại này. Bộ trưởng Môi trường Đức, Steffi Lemek cũng đang để ngỏ về việc gia hạn thêm thời gian hoạt động của nhà mái EON SE tại Bravia vào năm tới nhằm cung cấp thêm nguồn cung.
Các nhà máy có thể được tiếp tục hoạt động ở mức công suất thấp cho tới mùa xuân. Bằng cách này, chúng không cần thêm nguyên liệu mà vẫn có thể tạo ra nguồn năng lượng thay thế trước viễn cảnh khí đốt tự nhiên ngày càng khan hiếm
Liệu RBA sẽ mạnh tay thế nào?
- Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ công bố chính sách tiền tệ vào ngày thứ ba. Nhiều người cho rằng mức tăng được đưa ra sẽ là 50 bps. RBA đẩy mạnh việc thắt chặt từ đầu tháng sáu và đã tăng 125 bps trong năm nay, mức lãi suất hiện tại là 1.35%.
- Cùng với nhiều ngân hàng Trung ương khác trên thế giới, RBA đang phải nỗ lực trong việc đối phó với lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Dù lạm phát vẫn đang dưới mức dự kiến trong quý hai, tăng lên 6.1% từ mức 5.1% tại quý một, nhưng nó vẫn đang trong đà tăng.
- Có lẽ 75 bps sẽ là mức tăng ít được cân nhắc tới, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng mức 25 bps sẽ được lựa chọn. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cẩn thận hơn khi cân nhắc tới việc lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến việc chi cho nhà ở, làm suy yếu các hoạt động kinh tế
Dầu giảm gần $5/thùng trong phiên!
Giá dầu tiếp tục giảm sâu trong phiên hôm nay, lập đáy ngày mới tại $92.88/thùng, dù hiện đã hồi phục lên khoảng $93.7.
USDCAD đang tăng nhẹ (+0.2%). Có vẻ như giá dầu giảm đang gây tương đối áp lực cho CAD, dù USD đang suy yếu hầu như cục bộ.
Sau báo cáo PMI sản xuất, thị trường lại đâu vào đấy!
Báo cáo PMI sản xuất của ISM dù có giảm nhưng vẫn vượt kỳ vọng thị trường, và dù USD ban đầu suy yếu sau tin, về cơ bản, thị trường lại trở về vạch xuất phát trước khi báo cáo được công bố:
Chi tiết báo cáo PMI sản xuất ISM tại Mỹ
Trong tháng 7:
- PMI sản xuất tại Mỹ đạt 52.8 điểm so với kỳ vọng 52.0
- Số liệu tháng trước là 53.0
- Chỉ số giá phải trả giảm mạnh xuống 60.0 (kỳ vọng 75) từ mức 78.5
Đài Loan: Bà Pelosi sẽ thăm Đài Bắc vào thứ Ba, sau đó ở lại buổi tối
Truyền thông Đài Loan cho biết từ một nguồn tin giấu tên rằng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ thăm Đài Bắc vào thứ Ba, sau đó ở lại tối. Ngoài ra, Ngoại trưởng Đài Loan cũng nói không được cung cấp kế hoạch di chuyển của bà, và họ không có thêm thông tin gì khác.
Số liệu PMI sản xuất tháng 7 của S&P tại Mỹ có gì đáng chú ý?
Trong tháng 7:
- PMI sản xuất của S&P tại Mỹ đạt 52.2 điểm
- Số liệu sơ bộ là 52.3 điểm
- Số liệu tháng 6 là 52.7 điểm
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán hồi phục nhẹ, USD tiếp tục chịu áp lực sau báo cáo PMI sản xuất
Thị trường Mỹ bắt đầu phiên giao dịch ngày đầu tháng 8 với đầy những biến động. Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trước giờ giao dịch trước. Đầu phiên, cả 3 chỉ số đều giảm tương đối mạnh, nhưng sau báo cáo PMI sản xuất vượt kỳ vọng cũng đã phục hồi:
- S&P500 -0.21%
- Dow Jones -0.20%
- Nasdaq -0.07%
Đồng USD biến động mạnh trong phiên, hồi phục nhẹ trở lại lên 105.5 sau khi PMI sản xuất được công bố, tuy nhiên sau đó lại tiếp tục suy yếu xuống 105.4. USD/JPY là đồng tiền mạnh nhất hôm nay, kiểm tra mốc 132 lần thứ hai trong ngày:
- EUR/USD +0.40%
- GBP/USD +0.74%
- AUD/USD +0.54%
- NZD/USD +0.83%
- USD/JPY -0.93%
- USD/CAD +0.18%
- USD/CHF -0.12%
Giá dầu thô WTI giảm mạnh trước thềm OPEC+. giao dịch tại 93.4 USD/thùng. Vàng tăng lên 1,771 USD/oz trước sự suy yếu của USD.
BTC chưa có nhiều thay đổi quanh mức 23,349 USD
Lợi suất trái phiếu chính phủ các ký hạn đồng loạt giảm, trừ lợi suất 2 năm chưa có nhiều thay đổi. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm ghi nhận mức giảm sâu nhất: 5.3 điểm cơ bản.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu 2-10 năm tiếp tục nới rộng
Đường cong lợi suất 2-10 năm tiếp tục đảo ngược và chênh lệch lợi suất đang ở mức 27bp. Mức chênh lệch cao nhất trong năm nay là khoảng 32bp, đồng thời là mức cao nhất kể từ bong bóng dot-com năm 2000.
USDJPY tiếp tục suy yếu, kiểm tra 132 lần thứ 2 trong ngày!
Cặp tiền một lần nữa kiểm tra mức 132, hiện giao dịch gần 131.90, giảm 120 pip trong phiên (-0.93%). USD đang tiếp tục suy yếu trong phiên Mỹ, chỉ số DXY đã về 105.4.
Bloomberg: Đức chỉ còn 3 tháng để tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt
Chính phủ của Olaf Scholz đã chậm phản ứng khi Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt. Hiện các thành phố của Đức đang phải cắt giảm hệ thống chiếu sáng và nước nóng nhằm ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra vào mùa đông.
Phủ tổng thống ở Berlin không còn được thắp sáng vào ban đêm, thành phố Hanover đang tắt nước ấm trong vòi hoa sen của các hồ bơi và phòng tập thể dục. Và đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng sẽ hoành hành khắp châu Âu.
Hiện nay vẫn là thời điểm cao điểm của mùa hè, nhưng Đức còn rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông này, điều chưa từng có đối với một quốc gia phát triển. Phần lớn châu Âu đang cảm nhận được căng thẳng khi Nga siết cung cấp khí đốt tự nhiên, tuy nhiên không quốc gia nào bị ảnh hưởng như nền kinh tế Đức, nơi gần một nửa số nhà ở đang dựa vào nhiên liệu để sưởi ấm.
5 điều cần quan tâm trước khi phiên Mỹ bắt đầu
- Các hợp đồng tương lai chứng khoán giảm vào ngày đầu tháng tám, sau khi tăng mạnh vào tháng bảy.
- Giá dầu giảm trước thềm cuộc họp OPEC+.
- Một tuần bận rộn đang chờ đón các nhà đầu tư với kết quả kinh doanh của các công ty lớn trên sàn chứng khoán sắp được công bố, dữ liệu PMI Sản xuất, bản lương phi nông nghiệp tháng bảy,...
- Quan chức của FED tuyên bố rằng lạm phát quan trọng hơn so với suy thoái.
- CEO của Googel cho rằng năng suất của người lao động cần được cải thiện
Dầu giảm trước thềm cuộc họp OPEC+
Giá dầu WTI tiếp tục suy yếu trong phiên hôm nay, chạm đáy ngày tại $94.82/thùng, nhưng hiện tại đã hồi phục nhẹ lên $96/thùng trước thềm cuộc họp OPEC+. Có nguồn tin cho rằng OPEC+ sẽ cân nhắc tăng sản lượng trong cuộc họp thứ Tư tuần này. Ngoài ra, lo ngại suy thoái, đặc biệt sau số liệu sản xuất có phần gây thất vọng tại Trung Quốc cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
Dữ liệu PMI Sản xuất sắp được công bố!
- Những dữ liệu kinh tế được đưa ra trong tuần này vô cùng quan trọng trong việc để FED và thị trường nhận định tốc độ suy giảm của lạm phát và nền kinh tế.
- Dữ liệu PMI sản xuất sơ bộ là 52.3. Con số được ước tính cho PMI Sản xuất trong khoảng 52.0 đến 53.0. Con số dự báo cho chi tiêu xây dựng là giảm 0.1%
- PMI Sản xuất sẽ được công bố vào lúc 9h ngày hôm nay theo giờ Việt Nam
DXY tiếp tục suy yếu, lợi suất trái phiếu chính phủ đồng loạt tăng
- DXY tiếp tục suy yếu, trở về quanh ngưỡng 105.5.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt tăng, lợi suất kì hạn 10 năm ghi nhận mức tăng cao nhất với 3.8 điểm cơ bản
HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trước thềm dữ liệu quan trọng
HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giảm xuống vào thứ Hai sau một đợt tăng mạnh vào tuần trước, với các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu hoạt động của nhà máy sau các cuộc khảo sát tương tự từ Trung Quốc và Eurozone lo ngại về suy thoái kinh tế.
Hiện HĐTL S&P 500 đang giảm 0.23%.