Chứng khoán Mỹ giảm điểm đúng như kỳ vọng ngay đầu phiên
Các chỉ số chứng khoán chính ghi nhận sắc đỏ ngay khi mở cửa.
- Dow Jones giảm 209.64 điểm, tương đương -0.62%.
- S&P 500 giảm 28.83 điểm, tương đương -0.67%.
- Nasdaq giảm 121 điểm, tương đương -0.93%.
- Russell 2000 giảm 21.07 điểm, tương đương -1.05%.
EUR/USD hoàn toàn có thể chạm mức ngang giá một lần nữa
- EUR/USD duy trì đà giảm, phá vỡ mức 1.0100 để chạm mức thấp 1.0050.
- Trong tầm nhìn ngắn hạn của trader, cặp tiền hoàn toàn có thể chạm mức ngang giá.
- Đánh mất hỗ trợ quan trọng này có thể kéo EUR/USD xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm - 0.9952.
- Về dài hạn, đà giảm có thể tiếp tục kéo dài miễn là cặp tiền giao dịch dưới đường SMA 200 ở mức 1.0859.
Chứng khoán Mỹ có thể giảm điểm do đứng trước lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất
Phố Wall có thể sẽ chào phiên thứ Sáu trong sắc đỏ sau khi các quan chức Fed cho biết ngân hàng trung ương cần tiếp tục tăng lãi suất để đối phó lạm phát, trong khi đó báo cáo lợi nhuận tiêu cực của nhà sản xuất thiết bị Deere khiến nhà đầu tư có tâm lý risk off.
Các cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao như Amazon.com Inc (AMZN.O) và Alphabet Inc (GOOGL.O) đã giảm hơn 1% trong giao dịch trước khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Cổ phiếu ngân hàng cũng đang trên đà giảm và có thể phá vỡ chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp.
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Fed sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu
Theo Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin:
- Fed sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
- Không thể ngay lập tức đưa lạm phát trở lại mục tiêu .
- Bắt đầu thấy một số biện pháp đề phòng trong đầu tư kinh doanh
DXY: Khả năng cao sẽ kiểm tra mức đỉnh của 2022
- DXY tăng 3 ngày liên tiếp, vượt 108 - mức cao nhất trong nhiều tuần qua.
- Việc chỉ số này vượt ngưỡng 109 trong năm nay là hoàn toàn khả thi.
- Đà tăng kéo dài có thể hướng đến 109.29 - mức cao nhất kể từ đầu năm, trước khi hướng đến 109.77 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2002.
- Hỗ trợ 6 tháng ở quanh mức 104.90, tiếp tục củng cố đà tăng.
CAD tăng nhẹ sau dữ liệu doanh thu bán lẻ khả quan
USD/CAD giảm khoảng 10 pip sau báo cáo doanh thu bán lẻ tích cực.
Cặp tiền hiện giao dịch ở mức 1.2980.
Bitcoin cắm đầu, kiểm tra lại các mốc kỹ thuật chính
- Bitcoin hôm nay lao dốc giảm 6%, trong giây lát chỉ còn 21,500 USD.
- Đêm qua Ethereum giảm 4.5% xuống còn 1,760 USD.
- Các Altcoin hàng đầu giảm trong khoảng 7% (XRP) đến 12% (Solana).
- Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm 4.2% xuống 1.07 nghìn tỷ USD.
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Canada tăng gấp 4 lần so với ước tính!
- Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 1.1%, ước tính tăng 0.3%.
- Doanh số tháng trước điều chỉnh tăng từ 2.2% lên 2.3%.
- Doanh số ô tô cũ tăng 0.8%, ước tính tăng 0.9%
- 8/11 ngành ghi nhận doanh số tăng, chiếm 76.8% thương mại bán lẻ.
- Các trạm xăng, các đại lý xe có động cơ và phụ tùng dẫn đầu doanh số.
- Về sản lượng, doanh số bán lẻ tăng 0.2% trong tháng 6.
- Trong quý 2, doanh số bán lẻ tăng 3.2% và 0.9% về sản lượng.
- Doanh số bán lẻ tháng 7 dự kiến sẽ giảm 2.0% theo ước tính của StatCan .
Cập nhật thị trường: Hợp đồng tương lai giảm
Hợp đồng tương lai giảm vào thứ Sáu, làm mờ đi hy vọng rằng S&P 500 có thể tạo ra một tuần tích cực nữa.
Các hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 0.92%, E-Mini Dow Jones futures giảm 0.73%, Nasdaq 100 hợp đồng tương lai giảm 1.04%.
Trong tuần, S&P 500 bước vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu chỉ tăng 0.08% và chỉ số Dow tăng 0.7% trong thời điểm đó.
Các dữ liệu thị trường đang hỗ trợ đồng bạc xanh tăng giá
USD đang được đẩy lên mức cao mới trong ngày, các dữ liệu dường như đang hỗ trợ đồng bạc xanh này tăng giá:
- Cổ phiếu đang trượt giá, rủi ro giao dịch mất đi vị thế
- Các chỉ số kỹ thuật của đồng đô la có vẻ thuận lợi hơn so với JPY , EUR , GBP
- Trung Quốc tìm cách làm suy yếu đồng nhân dân tệ
Hiện tại, AUD/USD giảm gần 0.5% xuống dưới 0.6900:
Đáng chú ý, giá đang trượt qua mức thoái lui Fib 50.0 ở mức 0.6909 và có vẻ đã sẵn sàng tiến về mức thấp hơn là 0.6869.
GBPUSD sẵn sàng kiểm tra đáy năm 2022
Cặp tiền này giảm 0.7% trong ngày xuống 1.1840 và đây sẽ là phiên giảm thứ ba liên tiếp. Đà tăng sau dữ liệu CPI Mỹ vào tuần trước không thể phá vỡ kháng cự đường xu hướng (màu trắng) và GBP vẫn chưa thấy ngày về kể từ đó.
Về phía GBP, GDP Anh giảm trong quý 2 và lạm phát tiêu dùng đạt mức cao nhất trong 40 năm, vượt 10% trong tuần qua. Dữ liệu doanh số bán lẻ hôm nay tốt hơn một chút nhưng đó không phải là điều dễ chịu vì triển vọng kinh tế vẫn còn khá tệ.
BOE cần phải cân bằng ranh giới mong manh giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng, và nếu dữ liệu xấu đi trong những tháng tới, ta có thể thấy khe cửa hẹp từ từ khép lại.
Với việc cả hai ngân hàng trung ương đều cho rằng ta đang ở nửa sau của chu kỳ thắt chặt, GBPUSD cuối cùng sẽ dựa vào vấn đề ai cóng tay trước? Fed hay BOE? Trong trường hợp này, có vẻ BoE sẽ là bên chuẩn bị ngừng thắt chặt.
Do vậy, hướng đi khả dĩ nhất cho GBPUSD lúc này là giảm. Với việc USD đang tăng lên trên diện rộng, phép thử tiếp theo của phe bán là 1.1800 và đáy năm tại 1.1759.
Đức ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc
Nền kinh tế Đức trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong nửa đầu 2022, với đầu tư trực tiếp và thâm hụt thương mại của Đức đã đạt lên mức rất cao. Nghiên cứu cho thấy đầu tư của Đức vào Trung Quốc lên tới khoảng 10 tỷ euro từ tháng 1 đến tháng 6, vượt xa dữ liệu được ghi nhận từ nửa năm trước. Hơn nữa, thâm hụt thương mại của Đức với Trung Quốc đã tăng vọt lên gần 41 tỷ euro vào giữa năm 2022. Vì thế, IW kêu gọi thay đổi chính sách, thúc giục cắt giảm làm ăn với Trung Quốc, và chuyển hướng sang thương mại nhiều hơn với các thị trường mới nổi khác, đặc biệt là ở châu Á.
Bitcoin: Khối lượng lệnh bán vượt qua 1.6 tỷ chưa đầy một giờ
Tổng khối lượng lệnh bán BTC được đặt vượt 1.6 tỷ đô trong chưa đầy một giờ, sau khoảng thời gian hồi, BTC đã đạt trên 24K đô và bắt đầu xuất hiện áp lực bán trong ngắn hạn và sự chốt lời của các nhà đầu tư.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia với Putin
Theo nội dung một cuộc phỏng vấn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố rằng ông sẽ thảo luận về nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia với Tổng thống Nga Putin, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Zelenskiy với yêu cầu Nga gỡ bỏ hết mìn trong khu vực Ukraine. Ông Erdogan cho biết sẽ thảo luận vấn đề này với Putin và yêu cầu ông ấy thực hiện những điều nên làm cho hòa bình thế giới.
Cập nhật thị trường FX: NZDUSD - phe gấu trở lại!
- NZDUSD chịu áp lực giảm trong phiên giao dịch Châu Âu ngày 19 tháng 08
- Cặp tiền hiện kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 0.6210 trên khung H1.
- Dự báo kinh tế Trung Quốc ảm đạm góp phần khiến cho NZDUSD tiếp tục giảm ở thời điểm hiện tại, cộng hưởng cùng với đà hồi phục của đồng bạc xanh.
Buồn của Bitcoin
Tâm lý risk-off diện rộng đang ảnh hưởng lớn tới thị trường crypto hôm nay. BTC hiện giảm hơn 6% về 21,700. Đồng tiền điện tử lớn nhất đã bật tăng khỏi hỗ trợ đường xu hướng tăng tại 21,400/500. Nếu mất hỗ trợ này, BTC cũng sẽ mất chuỗi đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, khiến triển vọng tăng sắp tới khó đoán hơn.
Cập nhật thị trường FX: GBPUSD - Áp lực phe gấu!
- GBPUSD chịu áp lực giảm trong phiên Châu Âu.
- Cặp tiền hiện tại quay trở lại kiểm tra mốc hỗ trợ 1.1886 trên khung H1, giao dịch ở mốc 1.1891.
Số dư tài khoản vãng lai tháng 06 của Châu Âu cao hơn tháng trước!
- Cán cân tài khoản vãng lai Châu Âu thặng dư 4.2 tỷ EUR so với kỳ vọng -4.5 tỷ EUR trước đó.
Cập nhật thị trường FX: USDJPY - phe bò chiếm ưu thế!
- USDJPY tăng 0.5% từ so với mức mở cửa.
- Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ giữa 2 nền kinh tế là động lực chính thúc đẩy cặp tiền hồi phục trở lại, bất chấp đồng bạc xanh đi ngang trong phiên giao dịch hôm nay,
Thị trường trái phiếu bắt đầu dậy sóng
Có vẻ như thị trường trái phiếu đang xác nhận đống thái của thị trường FX hôm qua khi lợi suất đang tăng trở lại, với lợi suất trái phiếu 10 năm vượt MA 100 ngày và đang tiến lên kiểm tra MA 50 ngày.
Số liệu sản xuất gây thất vọng tại Đức hôm nay không giúp ích gì, làm dấy lên lo ngại lạm phát khi giá năng lượng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng Bảy. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, mùa đông đang đến và điều đó không phải là điềm báo tốt cho triển vọng kinh tế.
USDJPY hiện cũng đang tăng cao hơn, chạm mức 136.50 trong ngày.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Tâm lý thận trọng bao trùm!
Chứng khoán Châu Âu bao trùm sắc đỏ phiên giao dịch cuối tuần. Các chỉ số chính giảm nhẹ trong bối cảnh lo ngại về lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và bất ổn địa chính trị vẫn đang hiện hữu.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán:
- Eurostoxx -0.6%
- DAX -0.7%
- CAC 40 -0.6%
- FTSE -0.3%
- IBEX -0.3%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tăng nhẹ trong phiên giao dịch Châu Âu. USD mạnh nhất trong số các đồng tiền G7, NZD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.03%
- GBPUSD -0.07%
- AUDUSD -0.02%
- NZDUSD -0.36%
- USDCHF +0.18%
- USDCAD +0.18%
- USDJPY +0.48%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên Châu Á. Tuy nhiên áp lực từ phe gấu đã kéo giá kim loại quý này giảm trở lại. Hiện vàng đang giao dịch ở mốc 1,754 USD/oz, giảm 4 USD/oz so với mức mở cửa.
Dầu Brent và dầu WTI đều giảm nhẹ 1%. Xu hướng lớn của giá dầu thời gian tới vẫn là giảm, khi mà nhu cầu về dầu sụt giảm mạnh do kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn ở hiện tại. 2 loại dầu giao dịch lần lượt tại 95 USD/thùng và 89 USD/thùng.
Cập nhật thị trường FX: GBPUSD - kiểm tra lại hỗ trợ!
- GBPUSD di chuyển xuống phía dưới mốc hỗ trợ vùng 1.1938 - 1.2026 trên khung D1 trong phiên giao dịch Châu Âu hôm nay.
- Tin tức về dữ liệu bán lẻ của vương quốc Anh trong tháng 07 cao hơn mức kỳ vọng không đem lại ảnh hưởng tích cực quá nhiều đến với diễn biến của cặp tiền.
- GBPUSD biến động quanh mốc 1.1908 (-0.15%) so với mức tham chiếu.
Cập nhật thị trường FX: Đồng bạc xanh ổn định đầu phiên giao dịch Châu Âu
\
Đồng bạc xanh tiếp tục đi ngang tích lũy đầu phiên giao dịch Châu Âu.
USD hiện là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, NZD yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.03%
- GBPUSD -0.17%
- AUDUSD -0.03%
- NZDUSD -0.30%
- USDCHF +0.22%
- USDCAD +0.20%
- USDJPY +0.32%
Doanh số bán lẻ tháng 7 của Anh có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ tháng 7 của Anh +0.3% m/m; -3.4% y/y
- Dự kiến -0.2% m/m; -3.3%y/y
- Tháng trước -0.1%; -5.8% y/y
- Doanh số bán lẻ không tính nhiên liệu +0.4% m/m; -3.0% y/y
- Dự kiến -0.2% m/m; -3.1% y/y
- Thàng trước + 0.4% m/m; -5.9% y/y
PPI tháng 7 của Đức cao hơn nhiều so với dự kiến
- PPI tháng 7 của Đức +5.3% m/m; +37.2% y/y
- Dự kiến +0.6% m/m; +32.0% y/y
- Tháng trước +0.6% m/m; +32.7% y/y
- Giá hàng hóa sản xuất của Đức đã tăng hơn 5% trong tháng 7 do giá tăng đáng kể đối với hàng hóa trung gian (+19.1%) và tư liệu sản xuất (+8.0%) cũng như đối với hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền (tương ứng +10.9% và +16.2%)
- Giá điện tăng mạnh cũng góp phần làm cho giá năng lượng +14.7%.
Các sự kiện kinh tế Châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng đô la tăng vọt là một câu chuyện thú vị trên thị trường vào cuối tuần giao dịch. Phố Wall đóng cửa cao hơn một chút nhưng S&P 500 tiếp tục giữ dưới mức trung bình động 200 ngày tại 4,322.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giật quanh đường trung bình động 100 ngày nhưng đồng bạc xanh không chờ đợi mà vượt qua các mức kỹ thuật quan trọng so với euro, yên và bảng Anh.
Việc nhân dân tệ yếu đi một lần nữa cũng có thể hỗ trợ cho đồng đô la mạnh hơn vào thời điểm hiện tại.
Lịch kinh tế nổi bật tại châu Âu hôm nay:
- 13h: Số liệu PPI tháng 7 của Đức
- 13h: Số liệu doanh số bán lẻ tháng 7 của Vương quốc Anh
- 16h: Số dư tài khoản vãng lai tháng 6 của Eurozone
USD tăng, chứng khoán trái chiều sau các thông tin liên quan đến hội nghị thượng đỉnh G-20
Các đồng tiền châu Á giảm so với đồng đô la và chứng khoán trái chiều trong bối cảnh lo ngại về địa chính trị gia tăng sau khi Indonesia cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali vào tháng 11.
Suy đoán về các bình luận diều hâu của Fed có thể xảy ra tại hội nghị Jackson Hole tuần tới làm suy giảm khẩu vị rủi ro.
NZD giảm 0.3%, trong khi AUD giảm 0.1%. Đồng yên giảm xuống 136.30 trong khi đồng nhân dân tệ nước ngoài giảm 0.3% ở mức 6.8244.
Các hợp đồng tương lai của S&P và Nasdaq đều giảm 0.2%. Chỉ số Nikkei không mấy thay đổi còn Topix tăng hơn 0.2%. Chỉ số Shanghai ổn định, trong khi Hang Seng tăng 0.5%.
TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 118.20.
Dầu thô WTI giảm 0.4% xuống 90.10 USD và vàng giảm 0.3% xuống 1,754 USD.
Đối với crypto, Bitcoin và Ethereum đều giảm gần 3%.
USD từ chối chờ đợi vào cuối tuần
Đầu tuần đã chứng kiến sự phục hồi của USD nhưng động lực lớn thúc đẩy đồng tiền này lên cao hơn vẫn là một ẩn số khi thị trường dường như không thấy nhiều tín hiệu tích cực sau khi doanh số bán lẻ của Mỹ và biên bản họp FOMC được công bố.
Nhưng phe mua đô la không muốn chờ đợi khoảng trước cuối tuần khi thị trường chứng kiến đồng bạc xanh tăng cao hơn trong giao dịch của Hoa Kỳ ngày hôm qua và động lực đó cũng đang được duy trì cho đến ngày hôm nay. Điều này xảy ra bất chấp việc các cổ phiếu tăng giá trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đang bắt đầu tăng vào ngày hôm nay lên trên 2.91% hiện tại (tăng hơn 3 bps trong ngày).
Đồng đô la đang kéo cao hơn và đẩy các mức kỹ thuật quan trọng vượt qua so với đồng Euro, Yên và bảng Anh.
EUR/USD hiện giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng dưới 1.0100 và có vẻ được thiết lập để kiểm tra lại mức ngang giá:
Trong khi đó, USD/JPY có thể sẽ quay trở lại mức 140.00 trong thời gian tiếp theo:
GBP/USD hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tuần dưới 1.2000 và phe bán sẽ đến nhắm mục tiêu quay trở lại 1.1800 đồng thời chú ý đến mức thấp nhất của năm là 1.1759:
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond - Thomas Barkin sẽ phát biểu vào hôm nay
Chủ tịch Thomas Barkin của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond sẽ có bài phát biểu lúc 20h với chủ đề: "Riding the Wave: Dự báo kinh tế của Maryland trong thời kỳ có bão"
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng!
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất kì hạn hai năm tăng mạnh nhất với 2.1 điểm cơ bản
Chi tiêu thẻ tín dụng tại New Zealand tháng bảy tăng gần gấp ba lần so với tháng trước đó
- Chi tiêu thẻ tín dụng tháng bảy tại New Zealand +3.2%, con số ghi nhận tháng trước là +1.3%
- So với cùng kỳ năm trước, chi tiêu thẻ tín dụng tại New Zealand +4.9%, trước đó là +3.5%
Tuyên bố gần nhất từ BoJ có gì đáng chú ý?
- Lạm phát tháng 7 của Nhật Bản đạt 2.6% y/y (cao hơn dự kiến: 2.2%)
- Các tuyên bố gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nhắc lại rằng họ coi mức lạm phát cao hiện nay chỉ là nhất thời và do đó không có triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Dữ liệu CPI tăng ngày hôm nay từ Nhật Bản sẽ kéo theo hy vọng về khả năng thay đổi từ BOJ.
- USD/JPY hiện ở mức 136.32.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán diễn biến phức tạp, DXY tăng gần đến mức cao trong tháng
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên ngày thứ sáu khi FED tiếp tục đưa ra các tín hiệu về tốc độ tăng lãi suất.
- Nikkei +0.09%
- Shanghai -0.15
- ASX +0.08%
- KOSPI -0.12%
USD tăng bất chấp căng thẳng địa chính trị. GBP/USD tiếp tục giảm sâu.
Vàng tiếp tục cắm đầu giảm, trở về quanh ngưỡng 1,755 USD/oz.
BTC cũng diễn biến không mấy khả quan khi giảm sâu xuống 22,782 USD.
Đợt nắng nóng tại Trung Quốc có thể tác động xấu đến nền kinh tế
- Kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Sheng cho biết Trung Quốc đang phải trải qua một đợt nắng nóng khủng khiếp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
- Đợt nắng nóng này có thể kéo dài tới hai hoặc ba tháng tới, gây ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, gây tác động đến toàn bộ nền kinh tế hay thậm chí là chuỗi cung ứng toàn cầu
Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc: phải thắt chặt quản lý đối với lĩnh vực này
- Cơ quan quản lý cho biết đã đạt được tiến bộ về 'pháp quyền' trong không gian mạng và phải tiếp tục nâng cao giám sát đối với lĩnh vực này.
- Các động thái từ các cơ quan quản lý đã đè nặng lên các cổ phiếu công nghệ.
- Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi nhiệm kỳ thứ ba đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào cuối năm nay.
Bỏ xa BTC, ETH tăng gấp đôi kể từ đáy vào tháng sáu!
- Theo CoinDesk, kể từ khi chạm đáy vào tháng sáu, giá BTC đã tăng lên 31% tính đến đầu phiên ngày thứ sáu. Trong khi đó, giá ETH đã tăng tới 106% kể từ mức đáy 880.93 USD vào ngày 19 tháng sáu.
- Sự khác biệt ở hai đồng tiền này nằm ở chỗ: Ethereum sắp có một nâng chấp mới trong blockchain của mình mang tên "The Merge"
- Các nhà phân tích cho rằng nếu việc nâng cấp của Ethereum bị hoãn lại thêm nữa, đà tăng của nó có thể bị chậm lại
USD tăng vọt sau thông tin Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga tham gia G20
Đồng USD tăng mạnh sau khi Tổng thống Indonesia xác nhận trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng tham dự Hội nghị G20. Nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu của những bất ổn về địa chính trị, khiến các quốc gia trục Mỹ-Âu khó có thể tránh khỏi xung đột với trục Trung Quốc-Nga.
Xu hướng giảm của AUD/USD có lẽ sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nếu gần mức thấp 0.6896 vào ngày tám tháng tám.
USD/JPY tiếp tục tăng mạnh!
USD/JPY vẫn tiếp tục đà tăng mạnh mẽ, chạm ngưỡng 136.225 trện khung H1
RBNZ: Lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong cuộc chiến chống lạm phát
Thống đốc Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) phát biểu trước giới truyền thông:
- Nguồn lao động đang thiếu trầm trọng.
- Tín hiệu lãi suất được thị trường đón nhận.
- Mong muốn lãi suất vượt trên mức trung bình.
- Bảng cân đối của hộ gia đình và doanh nghiệp ở trạng thái tốt
RBNZ đang chỉ ra rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong cuộc chiến chống lạm phát trong nước.