Liệu SNB có phải là nguyên nhân gây ra vụ thảm sát chứng khoán Mỹ đêm qua?
Sau khi phục hồi vào ngày 15/6 trước động thái tăng lãi suất thêm 75 bps của FOMC, và khả năng tăng 75 bps tiềm năng khác sẽ diễn ra vào tháng 7, các cổ phiếu đã bị bán tháo mạnh. Ngoài lo lắng của các nhà đầu tư về lạm phát và suy thoái có thể xảy ra, David Faber của CNBC nhấn mạnh rằng trong động thái tăng lãi suất bất ngờ ngày hôm qua, SNB cũng có thể bán chứng khoán của Mỹ để giữ cho đồng Franc Thụy Sĩ mạnh hơn.
Thêm vào đó, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sở hữu 177 tỷ USD chứng khoán của Mỹ.
Nền kinh tế Sri Lanka “mắc kẹt” khi nguồn cung nhiên liệu cạn kiệt
Hoạt động kinh tế của Sri Lanka gần như đi vào bế tắc khi quốc gia này đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, hết nhiên liệu cho phương tiện giao thông và có rất ít dấu hiệu về nguồn cung mới.
Chính phủ đã tuyên bố ngày thứ Sáu là ngày nghỉ cho các văn phòng công cộng và trường học để hạn chế di chuyển của xe cộ, khiến nhiều con đường trong và xung quanh thủ đô Colombo trở nên vắng vẻ. Trong khi đó, hàng nghìn phương tiện đang xếp hàng dài hàng km khi tài xế chờ đổ xăng đổ xăng.
Bộ trưởng Năng lượng Kanchana Wijesekera cho biết hôm thứ Năm rằng Tập đoàn Dầu khí Ceylon do nhà nước điều hành đã không nhận được đấu thầu cho các kho dự trữ nhiên liệu mới vì nguồn cung cấp bị cản trở bởi các khoản thanh toán chưa thanh toán.
Wijesekera cho biết, quốc gia Nam Á này đã liên hệ với một số công ty và quốc gia, bao gồm cả Nga, để cung cấp nguồn cung cấp và hy vọng sẽ được Ấn Độ chấp thuận hạn mức tín dụng 500 triệu USD mới cho nhập khẩu nhiên liệu.
Tỷ giá EUR/USD trượt xuống gần 1.0520, chờ đợi số liệu lạm phát của Eurozone và Fed Powell!
Cặp EUR/USD đang chứng kiến động thái điều chỉnh sau đà tăng lên gần 1.0600 vào thứ Năm. Cặp tiền hiện giảm nhẹ xuống gần 1.0522, giảm 0.22%!
Các nhà đầu tư đang chờ đợi công bố dữ liệu HICP khu vực đồng euro và bài phát biểu của Fed Powell để được định hướng chính sách trong tương lai.
Một ước tính sơ bộ cho thấy con số HICP hàng năm dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 8.1%. Ngoài ra, HICP lõi không bao gồm thực phẩm, năng lượng, rượu và thuốc lá không thay đổi ở mức 3.8%.
BOJ sẽ có 1 cuối tuần nhẹ nhàng?
Sự chú ý trong tuần này thuộc về các ngân hàng trung ương lớn và BOJ cũng đã phải vật lộn trong việc cố gắng duy trì kiểm soát đường cong lợi suất trong vài ngày qua.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn “cố chấp” khi vẫn giữ nguyên chính sách. Tuy nhiên, động thái này đã khiến lợi suất JGB 10 năm giảm xuống 0.227%, khiến các nhà hoạch định cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi lợi suất ở dưới giới hạn ngầm 0.25%.
Yên Nhật cũng trở nên yếu hơn sau quyết định chính sách, với thị trường đặt cược vào BOJ sẽ tăng lãi suất bất ngờ trước đó. Miễn là BOJ cố gắng bảo vệ lập trường nới lỏng của mình, thì rất khó cho JPY bứt phá.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu đang khiến khí đốt trở nên quá đắt!
Giá khí đốt tự nhiên giao ngay tại châu Á tăng chóng mặt đang buộc một số nhà nhập khẩu phải tạm dừng kế hoạch mua thêm nhiên liệu cho nhà máy điện.
Theo các nhà giao dịch am, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Bắc Á đang tăng lên mức 40 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh, mức cao nhất trong hơn ba tháng, do lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị siết chặt. Giá LNG châu Á tăng gần 70% trong tuần này.
AUD/JPY “tìm lại” 94.00 sau quyết định của BOJ!
Cặp AUD/JPY đã có những biến động mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố chính sách lãi suất. Cặp tiền đã quay trở lại mốc 94.00. tăng hơn 1.18% trong ngày.
BOJ đã giữ nguyên quan điểm chính sách của mình và không thay đổi lãi suất. BOJ đang phải vật lộn để tăng tổng cầu trong nền kinh tế của mình và do đó, ngân hàng trung ương phải liên tục tăng thanh khoản.
Đồng Yên Nhật Bản đã lao dốc trong vài tháng qua và BOJ không có sự can thiệp mạnh mẽ nào được ghi nhận.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản đã bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda phụ trách các vấn đề quốc tế trong đợt cải tổ nhân sự giữa năm nay. Đây có thể là một hành động quan trọng từ Tokyo nhằm tạo ra một bước đệm cho đồng Yên phục hồi.
Cập nhật thị trường phiên Châu Á: Chứng khoán phân hóa, USDJPY bật tăng sau công bố từ BoJ
Phiên giao dịch cuối tuần thị trường Châu Á mở của trong sắc đỏ bao trùm các chỉ số chứng khoán chính. Nỗi sợ suy thoái kinh tế bao trùm kinh tế toàn cầu là nguyên nhân chính thúc đẩy chứng khoán giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Tuy vậy, đà giảm không kéo dài quá lâu, khi mà một số chỉ số chứng khoán của Australia hay tại sàn Hồng Công đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh sau 10h sáng.
Các ngân hàng trung ương mạnh tay hơn trong việc điều tiết chính sách tiền tệ thời gian qua cũng góp phần khiến cho của giới đầu tư lo ngại hơn về tính ổn định của các tài sản có tình rủi ro cao trong tương lai gần.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- SHANGHAI -0.34%
- NIKKEI -2.16%
- HSI +0.69%
- SHENZHEN +0.03%
- KOSPI -1.16%
- ASX 200 +0.19%
Cập nhật thị trường FX:
Đồng Yen là tâm điểm của thị trường ngoại hối trong phiên giao dịch sáng nay - khi mà cuộc họp của BoJ bàn về chính sách tiền tệ trong tháng 06 của Nhật Bản vừa mới kết thúc. Không có bất ngờ nào xảy ra đối với giới đầu tư, khi mà BoJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng và giữ lãi suất cơ bản ở mức -0.1%.
Đô la Mỹ hiện đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, JPY yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.11%
- GBPUSD -0.31%
- AUDUSD -0.24%
- NZDUSD -0.21%
- USDCHF +0.27%
- USDCAD +0.03%
- USDJPY +1.15%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mở:
Giá vàng tiếp tục chịu áp lực trong phiên giao dịch Châu Á, khi mà chỉ số DXY hồi phục và lợi suất trái phiếu chỉnh phủ Mỹ bật tăng trở lại. Kim loại quý này hiện giao dịch ở ngưỡng 1,844 USD/ounce (-12 USD/ounce so với mức mở cửa).
Dầu Brent và dầu WTI biến động quanh mức mở cửa. Tin tức về thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Mỹ đổ vỡ đã tạo điều kiện thúc đẩy giá dầu hồi phục trở lại vào cuối phiên Bắc Mỹ hôm qua. Dầu Brent giao dịch ở ngưỡng 118 USD/thùng, dầu WTI giảm 0.4% về mốc 116 USD/thùng
Không có sự thay đổi nào trong chính sách tiền tệ của BoJ!
Một số điểm chính tóm tắt lại cuộc họp của BoJ trong hôm nay bao gồm:
- Tiếp tục nhắm tới mức lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm (10 GBY) ở mức mục tiêu 0%
- Tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở mức -0.1%.
Cập nhật thị trường tiền Kỹ thuật số: Bitcoin hồi phục nhẹ về quanh mốc 21,000!
- Bitcoin hồi phục nhẹ hơn 1% trong phiên giao dịch thị trường Châu Á sáng nay - đưa đồng tiền kỹ thuật số này về giao dịch quanh mốc 20,000.
- Tuy vậy về dài hạn, các động thái bearish đã dược dự đoán trước - trong bối cảnh nhiều Ngân hàng trung ương trên toàn cầu tỏ ra mạnh tay với việc thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát, qua đó khiến cho ròng tiền rẻ dần thoát khỏi thị trường này.
- Bitcoin đã mất hơn 70% giá trị vốn hóa kể từ mức cao nhất mọi thời đại từng ghi nhận vào năm 2021.
Cập nhật thị trường vàng: Áp lực giảm giá trong phiên Châu Á tăng dần!
- Giá vàng đang chịu áp lực từ phe gấu tương đối đáng kể trong phiên giao dịch Châu Á ngày 17 tháng 06 - sau khi bật tăng mạnh lên sát mốc 1,857 vào cuối phiên Bắc Mỹ hôm qua.
- Kim loại quý này đang giao dịch ở mức 1844 USD/ounce (-13 USD/ounce).
- DXY hồi phục đi kèm với đó là lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận sắc xanh quay trở lại là hai động lực chính thúc đẩy vàng giảm giá hiện tại.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell sẽ phát biểu vào tối nay!
- Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ phát biểu vào nay vào lúc 8h45 sáng theo giờ New York (Tức 8h45 tối ngày 17 tháng 06).
- Powell sẽ đưa ra các nhận xét trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình kinh tế Mỹ vào thứ Tư tuần tới. Cùng với đó là lời khai nửa năm một lần về chính sách tiền tệ trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ
Cập nhật thị trường FX trước phiên họp của BoJ: DXY lấy lại vị thế, JPY tiếp tục suy yếu!
Đồng Đô la Mỹ lấy lại vị thế dẫn đầu trong số các đồng tiền G7 ở phiên giao dịch Châu Á ngày 17 tháng 06.
Chỉ số DXY chịu áp lực giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch Bắc Mỹ khi trước đó tâm lý lo ngại về rủi ro suy thoái và tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu tăng cao. Các ngân hàng trung ương như SNB hay Boe hôm qua đều công bố mức lãi suất cơ bản mới cũng đã đem đến tác động tương đối tiêu cực đối với Đồng bạc xanh.
BoJ được cho là vẫn sẽ duy trì kiểm soát đường cong lợi suất - qua đó tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng và để cho đồng Yen biến động theo diễn biến tự nhiên trên thị trường ngoại hối. Qua đó đạt được mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.08%
- GBPUSD -0.17%
- AUDUSD -0.19%
- NZDUSD -0.21%
- USDCHF +0.29%
- USDCAD +0.01%
- USDJPY +0.87%
Dữ liệu xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ của Singapore trong tháng 05 cao hơn dự kiến!
- Dữ liệu về xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ (NODX) của Singapore trong tháng 05 +12.4% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +7.5%)
- Xuất khẩu điện tử +12.9%
- Xuất khẩu phi điện tử +12.2%
- Xuất khẩu sang Trung Quốc +0.2%.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 6.6923
- Mức đóng cửa phiên trước 6.7040
- Mức tỷ giá ước tính trước đó: 6.6933
Masato Kanda được tài chỉ định trở thành thứ trưởng bộ tài chính Nhật Bản!
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã tái bổ nhiệm ông Masato Kanda trong đợt thay đổi nhân sự giữa năm của BoJ
- Masato Kanda sẽ trở thành thứ trưởng bộ tài chính Nhật Bản về các vấn đề liên quan tới thị trường ngoại hối.
- Bộ tài chính Nhật Bản là cơ quan quyền ra lệnh can thiệp vào đồng JPY trên thị trường FX
- Kanda sẽ phụ trách bộ phận liên quan trực tiếp mảng này, vì vậy ông sẽ là người chỉ đạo trực tiếp sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đối với đồng Yen.
Một số nhận xét từ Suzuki, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản:
- Cần theo dõi cẩn thận các tác động của thay đổi trong chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Nhật Bản
- Theo dõi thị trường FX biến động sát sao hơn nữa
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu bình ổn giá một cách bền vững (tức là đạt mục tiêu lạm phát 2% của BOJ và sẽ duy trì tỷ lệ đó)
- Chính sách tiền tệ liên quan tới đồng Yen phụ thuộc vào BoJ
- Chính phủ phải tôn trọng sự độc lập của BoJ đối với chính sách tiền tệ
Bộ trưởng bộ tài chính Hoa Kỳ Yellen: Quốc hội phải đưa ra những quy định liên quan tới tài sản kỹ thuật số!
Một bình luận của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen:
- Yellen nói rằng Quốc hội phải có hành động về quy định tài sản kỹ thuật số.
- Yellen cùng với các cơ quan chức năng khác muốn điều chỉnh cơ chế hoạt động của thị trường tiền kỹ thuật số.
ANZ dự báo RBNZ sẽ tăng lãi suất lên thêm 25bps trong tháng 7 và tháng 8!
ANZ đã đưa ra một số bình luận liên quan tới chính sách tiền tệ của RBNZ:
- Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng rằng các dấu hiệu lạm phát đang hạ nhiệt sẽ đưa RBNZ quay trở lại mức tăng 25bps.
- Chúng tôi dự báo các đợt tăng thêm 25bps vào tháng 10 và tháng 11 sẽ đưa OCR lên mức 3.5%.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.06: Chứng khoán Mỹ sập cùng USD!
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có một phiên buồn trước lo ngại suy thoái trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt.
- Chỉ số Dow Jones giảm 2.42% và lần đầu tiên đóng cửa dưới mức 30,000 điểm kể từ tháng 12/2020
- Chỉ số S&P 500 giảm 3.25%
- Chỉ số Nasdaq giảm 4.08%
Tâm điểm trên thị trường FX hôm qua là 2 cuộc họp chính sách của SNB và BoE. SNB đã bất ngờ tăng lãi suất 50bp, khiến CHF có phiên tăng có lẽ là mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. BoE tăng lãi suất 25bp đúng như kỳ vọng thị trường, bước đầu khiến GBP bị đạp rất mạnh do dự báo tình hình kém khả quan tại Anh, nhưng sau đó lại quay đầu tăng một phần do vấn đề thanh khoản, phần khác do thị trường cũng đang định giá BoE thắt chặt mạnh nay. Thị trường không chỉ làm điều này với riêng BoE, mà còn cả ECB, khiến USD bị đạp tương đối mạnh. Chỉ số DXY ghi nhận mức giảm trong 48 giờ sâu nhất kể từ tháng 3/2020. Sắp tới, BoJ cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ (không rõ thời gian), và đang có nhiều đồn đoán về việc họ sẽ điều chỉnh chính sách kiểm soát lợi suất. Tin tức này cũng đã được thị trường pricing trong phiên hôm qua.
- Chỉ số DXY giảm 1% xuống 103.81 điểm
- EURUSD +1%. Có lúc cặp tiền đã chạm 1.06, tuy nhiên đã thoái lui đóng cửa tại 1.0545
- GBPUSD +1.4%. Cặp tiền cũng đã kiểm tra thất bại 1.24, thoái lui về 1.2348, nhưng vẫn đã tăng 2.5% từ đáy
- AUDUSD +0.56%
- NZDUSD +1.17%. Cặp tiền tăng 2% từ đáy sau những dữ liệu có phần kém khả quan từ New Zealand đạp đồng kiwi khá mạnh trong phiên Á và Âu
- USDJPY -1.22%. Cặp tiền giảm 1.86% từ đỉnh khi thị trường bắt đầu tiêu hóa dòng tin từ một báo Nhật rằng BoJ có thể cân nhắc điều chỉnh chính sách. BoJ sẽ công bố chính sách trong sáng nay, muộn nhất là chiều
- USDCHF -2.82%. Đã có lúc cặp tiền giảm hơn 300 pip
- USDCAD +0.44%
Lợi suất trái phiếu giảm tại khắp các kỳ hạn trong phiên hôm qua một phần cũng đã giảm sức hấp dẫn của đồng đô la, với lợi suất 10 năm giảm về mức 3.2%. Trái phiếu được kích cầu một phần nhờ báo cáo khởi công nhà ở và giấy phép xây dựng kém khả quan tại Mỹ.
Dầu tăng trong phiên hôm qua, tạo nến rút chân sau khi Mỹ tuyên bố áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Iran, khiến triển vọng nguồn cung dầu ngày càng bế tắc. Dầu WTI tăng lên gần $117/thùng. Vàng cũng tăng lên $1,850/oz nhờ sự suy yếu của USD.
Trên thị trường crypto, Bitcoin tiếp tục giao dịch cực kỳ ảm đạm khi giảm 10% về mức $20,200. ETH cũng đang giảm gần 15%.
PMI sản xuất của New Zealand tháng 5: Cao hơn tháng trước!
- PMI sản xuất của New zealand có mức trung bình dài hạn là 53.1
- PMI tháng 05 của nước này tăng lên 52.9 (trước đó là 51.2)
Thông tin thêm về kế hoạch kiểm soát giá quặng sắt của Trung Quốc!
Bất kỳ động thái nào nhằm đưa giá quặng sắt xuống thấp hơn sẽ tác động đến đồng đô la Úc (AUD)
AFR đưa ra 3 phát biểu mới nhất:
- Tin đồn Trung Quốc sẽ thành lập một nhóm đơn vị trung tâm thu mua quặng sắt.
- Người ta nghi ngờ liệu Trung Quốc có thể thành lập và điều phối một tập đoàn sản xuất thép sở hữu bởi chính phủ Trung Quốc.
- Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính khiến giá quặng sắt biến động mạnh.
Nga phát biểu về vấn đề khí đốt tại châu Âu: Đức sẽ cạn kiệt khí đốt vào mùa đông
Nga mới đây đã đưa ra một số phát biểu liên quan tới vấn đề khí đốt:
- Việc Moscow cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu đã đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của châu lục này sang một giai đoạn mới nguy hiểm
- Tập đoàn khí đốt nhà nước khổng lồ Gazprom PJSC của Nga đã điều chỉnh việc giao hàng qua đường ống Nord Stream tới Đức trong tuần này, đổ lỗi cho việc thiếu các bộ phận tuabin bị mắc kẹt ở Canada do lệnh trừng phạt.
- Các quan chức và nhà phân tích châu Âu đã bác bỏ lời giải thích. Họ nói rằng Moscow đang vũ khí hóa khí đốt chống lại các thành viên Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga và cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Lịch kinh tế Châu Á - ngày 17 tháng 6 năm 2022 - ngày BOJ!
BoJ sẽ là sự kiện lớn ngày hôm nay, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian 09:30 đến 10:30 sáng
TD dự báo BoC sẽ tăng lãi suất lên thêm 75bps tại cuộc họp tháng 7!
- TD dự báo một đợt tăng lãi suất 75 bps từ cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Canada vào tháng tới.
- Ngày 13 tháng 7 là cuộc họp tiếp theo. Sẽ có một Báo cáo chính sách tiền tệ cập nhật được công bố cùng với quyết định từ cuộc họp này.
BOJ có thể vẫn giữ nguyên lập trường về chính sách tiền tệ
Barclays Research thảo luận về kỳ vọng của họ đối với cuộc họp chính sách BoJ ngày hôm nay.
- Chúng tôi hy vọng BoJ sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ
- Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách tiền tệ trong tương lai đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng giá của USDJPY- Barclays cho biết thêm.
Lagarde phát biểu trước các bộ trưởng tài chính khu vực đồng eurozone: Bình thường hóa mức chênh lệch lợi suất!
Theo các bình luận trước đó từ Visco:
- Mức chênh lệch bình thường giữa trái phiếu Đức và Ý kỳ hạn 10 năm là 100-150 bps.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý ở mức 3.89% và tăng 1.72% - mức chênh lệch 217 bps.
Những lời đồn đều cho rằng Lagarde sẽ bán trái phiếu ở Đức, qua đó đưa mức lợi suất trở nên cân bằng hơn.
Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland: BoC có các công cụ để giữ cho lạm phát ở mức kiểm soát
Bộ trưởng Tài chính Canada Freeland cho biết:
- Ngân hàng Canada đã bắt đầu thực hiện các động thái liên quan tới chính sách tiền tệ để đưa lạm phát trở lại mục tiêu
- BOC có các công cụ để giữ cho lạm phát không vượt ngoài tầm kiểm soát
- Hạ cánh mềm không được đảm bảo do BOC, nhưng Canada đã có cơ sở để tránh suy thoái kinh tế
- Sẽ mạnh mẽ hơn thời gian tới để đưa tỷ lệ nợ trên GDP của chúng ta tiếp tục giảm trong khi thâm hụt của chúng ta tiếp tục được giảm
EUR/USD - Kiểm tra lại mốc 1.0495!
- EUR/USD ghi nhận mức tăng khá tốt trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
- Cặp tiền hiện giao dịch ở ngưỡng 1.0509 (+0.65% so với mức mở cửa).
- Tuy vậy, rủi ro giảm giá vẫn thường trực ở thời điểm hiện tại. Các nhà giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng trong việc xác định điểm mua bán hợp lý,
USD/CHF - Đà giảm chưa dừng lại!
- USDCHF tiếp tục giảm giá trong bối cảnh Đồng bạc xanh suy yếu cũng như CHF mạnh lên sau khi SNB tăng lãi suất thêm 50 bps.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 0.9702 - giảm 2.35% (230 pips) so với mức mở cửa.
- Vùng từ 0.9713 đến 0.9723 sẽ là ngưỡng kháng cự USDCHF cần phải vượt qua nếu phe bò quay trở lại lấy quyền kiểm soát biến động giá.
Cập nhật thị trường trái phiếu: Lợi suất tiếp tục tăng!
Trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ các kỳ hạn từ 02 năm đến 30 năm tiếp tục duy trì đà tăng thời gia qua sau khi FED tăng lãi suất lên 75 bps. Đây là mức lãi suất cơ bản lớn nhất trong một lần tăng kể từ năm 1994.
Cập nhật mức lợi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn khác nhau:
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm: 3.225% (+0.028)
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm: 3.434% (+0.066)
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm: 3.366% (+0.075)
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm: 3.674% (+0.080)
- Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm: 3.425% (+0.091)
Mỹ ban hành các lệnh trừng phạt mới với Iran - thổi bay hy vọng về thỏa thuận hạt nhân!
- Thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran chính thức đi đến hồi kết sau động thái mới đây từ phía chính quyền tổng thống Joe Biden.
- Iran đang được hưởng lợi từ giá dầu cao - không có lý do gì để nước này nhượng bộ với Mỹ.
- Các biện pháp trừng phạt hôm nay nhắm vào các công ty hóa dầu và vận tải biển của Iran, cùng với hai cá nhân chưa được nêu rõ tên.
USD/JPY - phá vỡ MA 200 giờ!
- USDJPY đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ MA 200 giờ trên khung H1.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mốc 132.79.
- Tin tức đến từ SNB đã tác động tới tâm lý của các nhà giao dịch ở thời điểm hiện tại, khi mà thị trường đang đánh giá BoJ sẽ bắt đầu chuyển chính sách tiền tệ từ nới lỏng về thắt chặt.
Cập nhật thị trường tiền kỹ thuật số: Phe gấu tiếp tục cầm cương!
- Thị trường tiền kỹ thuật số trong phiên Bắc Mỹ ghi nhận nhiều tín hiệu kém sắc - trong bối cảnh tâm lý risk-off đang lan tỏa nhanh chóng.
- Bitcoin đã mất hơn 7% giá trị trong phiên giao dịch hôm nay về tiệm cận mức 20,000, Ethereum tiếp đà giảm 12% thời điểm hiện tại - giao dịch ở mốc 1,086.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương trên thế giới đang có tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường tiền kỹ thuật số thời điểm hiện tại. Giới đầu tư đang lo ngại về một mùa đông mới trên thị trường này.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán Đỏ lửa, chỉ số DXY suy yếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ duy trì ở mức cao!
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 16 tháng 06 trong tâm lý cẩn trọng từ giới đầu tư. Bối cảnh biến động về tình hình vĩ mô và thị trường tài chính toàn cầu còn nhiều điều khó đoán định ở thời điểm hiện tại khiến cho chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương càng đóng vai trò quan trọng hơn. Lạm phát và rủi ro suy thoái vẫn đang hiện hữu khiến cho tâm lý Risk-off tăng cao. Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ mới được công bố ghi nhận mức tăng cao hơn dự kiến (229 nghìn so với 215 nghìn). Đa số các trung tâm phân tích trên toàn cầu đều hạ dự báo tăng trưởng GDP kinh tế Mỹ trong 3 năm tới về mức dưới 2%.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone -2.24%
- Nasdaq -2.92%
- S&P 500 -2.27%
Cập nhật thị trường FX:
GBP và CHF là 2 đồng tiền đáng chú ý nhất trong ngày hôm nay - khi mà BoE và SNB đều công bố các mức lãi suất mới ở thời điểm hiện tại. BoE tăng lãi suất cơ bản lên 25 bps đúng với thị trường kỳ vọng trong khi đó SNB thể hiện thái độ dứt khoát hơn về vấn đề lãi suất với mức tăng 50 bps. Cả 2 đồng tiền đều tăng giá sau tin - trong đó CHF phản ứng mạnh hơn với mức tăng bất ngờ tới từ SNB.
JPY cũng là tâm điểm trong tối nay - trước khi BoJ chính thức công bố về chính sách tiền tệ thời gian tới. Hiện tại thị trường đang đánh giá BoJ có khả năng sẽ tiến hành mua trái phiếu để kiểm soát mức lợi suất của trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm không vượt quá 25 bps.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.23%
- GBPUSD +0.71%
- AUDUSD -0.44%
- NZDUSD +0.08%
- USDCHF -2.17%
- USDCAD +0.42%
- USDJPY -0.82%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng đang chịu áp lực giảm giá bất chấp việc DXY suy yếu. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn duy trì ở mức cao và đang tăng thời điểm hiện tại. Hiện kim loại quý này giao dịch với giá 1,830 USD/ounce (-02 USD/ounce).
Giá dầu trong ngày hôm nay lao dốc gần 2.5% với cả dầu Brent và dầu WTI. Nguyên nhân chủ yếu đến từ mức tăng lãi suất mới công bố bởi FED vào ngày hôm qua. Hiện dầu Brent giao dịch ở mốc 116 USD/thùng, dầu WTI ở mốc 115 USD/thùng.
Việc tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ khiến Nhật Bản trở nên trơ trọi!
- Sau quyết định tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Thụy Sỹ, Ngân hàng trung ương Nhật bản (BoJ) là ngân hàng trung ương duy nhất còn lại trong các nước G7 duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
- USDJPY đã ghi nhận mức tăng cao kỷ lực trong 24 năm vào thứ ba tuần này.
- Sự thay đổi liên tục trong các tài sản rủi ro và nỗi lo lạm phát toàn cầu gia tăng đã thổi một luồng gió ngược vào đồng Yen - qua đó khiến cho đồng tiền này tiếp tục suy yếu trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới buộc phải thay đổi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát.
- Quyết định về chính sách tiền tệ của BOJ sẽ được đưa ra vào thứ Sáu tuần này.
GBP/USD - Di chuyển phía trên MA 100 giờ!
- GBPUSD phản ứng khá tích cực sau công bố về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Hoa Kỳ.
- Hiện cặp tiền đang di chuyển phía trên MA 100 giờ trên khung H1.
- Mức hỗ trợ giữa 1.22038 và 1.22131 sẽ là khu vực đáng chú ý với GBPUSD thời gian tới.
- Cặp tiền đang giao dịch ở mức 1.2245 - tăng 67 pips.
Thành viên hội đồng ECB - Ignazio Visco: ECB sẽ tăng lãi suất theo lộ trình với mức tăng từ 25-50 bps
- Sự thay đổi chính sách tiền tệ quá mức sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ECB.
- Sự thay đổi quá nhanh sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của thị trường tài chính.
- Tôi nghĩ rằng lộ trình tăng lãi suất có thể tiếp tục diễn ra một cách từ từ, có thể có nghĩa là mức tăng 25-50 bps sẽ là hợp lý.
- Lãi suất sẽ là công cụ chính chống lại sự phân mảnh lợi suất trái phiêu ở khu vực Eurozone thời gian tới.
Dữ liệu sản xuất khu vực Philadelphia trong tháng 06: Giảm so với mức kỳ vọng!
- Dữ liệu sản xuất khu vực Philadelphia trong tháng 06 ghi nhận -3.3 điểm so với +5.5 điểm kỳ vọng trước đó.
- Dữ liệu tháng 05 ghi nhận mức tăng 2.6 điểm.
- Số liệu đơn đặt hàng mới -12.4 điểm so với +22.1 điểm tháng trước
- Số liệu việc làm +28.1 điểm so với +25.5 điểm tháng trước
- Triển vọng sản xuất 6 tháng -6.8 so với +2.5 tháng trước
Dữ liệu thương mại bán buôn của Canada trong tháng 04 giảm nhẹ
- Dữ liệu thương mại bán buôn của Canada tháng 4 năm 2022 -0.5% so với ước tính +0.2%.
- Đây là lần giảm thứ 02 trong 03 tháng gần nhất.
- Tháng trước đã sửa đổi thành + 0.6% từ +0.3% theo báo cáo ban đầu
- Doanh số bán hàng giảm 5 trong số 7 phân ngành chính
- Doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán buôn tạp hóa giảm 3.4% xuống 11.5 tỷ đô la trong tháng 04.
- Doanh số đối với ngành vật liệu xây dựng và vật tư -1.4%, xuống 14.0 tỷ USD trong tháng 04.
- Doanh số bán hàng trong lĩnh vực máy móc, thiết bị và vật tư +1.8%.
- Hàng tồn kho đã tăng 1.7% lên 111.5 tỷ USD vào tháng 04 - đây là mức tăng tháng thứ ba liên tiếp trong bốn tháng gần nhất.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Hoa Kỳ vượt lên trên kỳ vọng!
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Hoa Kỳ tăng lên thành 229 nghìn đơn so với 215 nghìn đơn dự báo trước đó.
- Báo cáo trước được sửa từ 229 nghìn thành 232 nghìn.
Số liệu khởi công xây dựng nhà ở tháng 5 tại Mỹ thấp hơn dự kiến!
- Số liệu ghi nhận trong tháng 05 ở mức 1.549 triệu căn so với 1.701 triệu căn kỳ vọng.
- Trước đó là 1.724 triệu căn.
- Giấy phép xây dựng nhà ở mới giảm về 1.695 triệu so với 1.785 triệu kỳ vọng trước đó.