Kết quả kinh doanh khả quan thúc đẩy dự báo giá cổ phiếu TESLA trong quý 03!
- Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) của hãng xe điện Mỹ Tesla trong quý 02 ghi nhận cao hơn mức kỳ vọng - 2.27 USD so với 1.80 USD kỳ vọng trước đó.
- Doanh số bán xe điện trong quý 03 được kỳ vọng duy trì ở mức cao, với việc giá nhiên liệu vẫn neo sát vùng đỉnh cũ.
- Các chuyên gia nhận định cổ phiếu Tesla có thể giao động quanh mốc 400 USD/cổ phiếu đến 550 USD/cổ phiếu
DXY suy yếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đồng loạt giảm
- Đồng DXY đang vẫn động quanh ngưỡng 106.8, sắc đỏ cũng đồng loạt bao trùm lên trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn.
- Trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm chứng kiến mức giảm sâu nhất với 7.9 điểm cơ bản
Cập nhật thị trường FX: Chỉ số DXY suy yếu trước thềm công bố PMI tháng 06
- Chỉ số Đồng bạc xanh suy yếu trên khung H1 trước thềm công bố PMI dịch vụ và PMI sản xuất Hoa Kỳ tháng 06.
- Hiện chỉ số DXY đang di chuyển quanh ngưỡng 106.800 - giảm 0.552 điểm từ mốc cao nhất trong ngày hôm nay.
GBP/USD: Suy giảm trong phiên, trước thềm PMI của Hoa Kỳ
- GBP/USD ghi nhận nhiều lượt bán ra trong khi đồng USD xuất hiện lượng mua mới.
- Nỗi sợ suy thoái đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, có lợi cho đồng tiền trú ẩn USD.
- GBP giảm xuống 158 pips từ mức đỉnh tuần trước khi có sự tăng nhẹ trở lại.
Doanh số bán lẻ tháng năm tại Canada tăng cao hơn so với kì vọng
- Doanh số bán lẻ tháng năm tại Canada +2.2%, cao hơn so với mức kì vọng +1.6% được đưa ra trước đó.
- Ô tô cũ +1.9%, vượt kì vọng 1.6% được đưa ra.
- Ô tô cũ và gas +0.6%, thấp hơn so với mức 1.0% trước đó.
Giá thuê nhà ở Canada tăng cao giữa lúc giá nhà giảm mạnh
COVID-19 đã khiến giá nhà ở Canada tăng hơn 50% chỉ trong 2 năm và nhanh chóng sụt giảm mạnh.
Sự cạnh tranh đã chuyển sang giá thuê nhà khi chủ nhà yêu cầu trả trước hằng tháng và đôi khi, người thuê nhà thậm chí còn cố trả nhiều hơn so với những người thuê còn lại.
Giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ ở Canada tăng 13.7% so với đầu năm. So với năm ngoái, giá thuê căn hộ ở Toronto tăng 18.5% và ở Vancouver tăng 19.2%
BofA cho biết dòng vốn rút khỏi chứng khoán đang dần bắt kịp sự tiêu cực của thị trường
Khảo sát của các nhà quản trị vốn cho thấy tâm lý tiêu cực của thị trường đã chạm đỉnh.
Các nhà đầu tư đã rút tiền mặt từ các quỹ tương hỗ tập trung vào cổ phần toàn cầu trong ít nhất năm tuần, thu về 4.5 tỷ USD gần đây.
Theo BofA:
- Nguồn vốn trị giá 8.2 tỷ USD đã rút khỏi thị trường trái phiếu. Đây là lần rút vốn đầu tiên trong 3 tuần.
- Tiền mặt tăng thêm 3.5 tỷ USD.
- Các mã chứng khoán ngành chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng dẫn đầu dòng tiền đổ vào, trong khi vốn rút khỏi nguyên vật liệu và năng lượng là lớn nhất.
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Rehn nói gì về vòng xoáy tiền lương - giá cả?
Hôm nay, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Olli Rehn phát biểu rằng hiện tại không có bất kỳ dấu hiệu nào của vòng xoáy tiền lương - giá cả. Ông cũng nhắc lại rằng việc tăng lãi suất trong tháng 9 sẽ được quyết định bởi các dữ liệu sắp tới.
Trước thông tin này, Euro gặp khó khăn trong việc thu hút lực mua. EUR/USD hiện giao dịch ở mức 1.0177, giảm 0.66% so với hôm qua trong khi DXY vừa quay trở lại dưới 107.00.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tuần
Hôm nay là ngày thứ hai dòng vốn lớn đổ vào thị trường trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm khoảng 19bp trong ngày xuống 1.03% - mức thấp nhất kể từ 31/5.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng giảm hơn 11bp xuống 2.794% - mức thấp nhất trong hơn hai tuần.
Nga hạ lãi suất xuống dưới mức từng có trước khi xảy ra chiến tranh
- Tăng trưởng giá chậm cùng đồng Rúp Nga mạnh lên cho phép nới lỏng chu kỳ.
- Nền kinh tế đang dần thu hẹp do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow liên quan đến chiến tranh Ukraine.
Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất xuống dưới mức từng có trước khi xâm lược Ukraine, nới lỏng chính sách tiền tệ để điều hướng rủi ro lạm phát và nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt.
Các nhà hoạch định chính sách đã hạ lãi suất từ 9.5% xuống 8% hôm nay, báo hiệu rằng họ sẽ cân nhắc mức giảm lớn hơn nữa vào nửa cuối năm.
USD/CAD liên tục giảm trước thềm công bố PMI Mỹ và Doanh số Bán lẻ hằng tháng Canada
Trên khung H1, USD/CAD cho thấy sự suy yếu trong vài tiếng trở lại đây.
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 1.2864.
Thủ tướng Đức Scholz: 90% chênh lệch giá khí đốt sẽ được chuyển cho người tiêu dùng từ mùa thu
- Chúng ta không thể ngăn chặn sự bứt phá của tác động gây ra bởi giá cao hơn.
- 90% chênh lệch giá khí đốt trong việc tìm nguồn cung ứng từ các giải pháp thay thế sẽ được chuyển cho người tiêu dùng.
- Giải cứu Uniper rất quan trọng vì không có công ty nào không bị ảnh hưởng.
- Điều đáng chú ý là Nga không tuân thủ cam kết về cung cấp khí đốt.
Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng sẽ đau đầu hơn khi phải đối mặt với việc chi phí tăng hằng ngày.
RBNZ sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nữa do lạm phát cao kỷ lục
Theo nhà kinh tế Lee Sue Ann của UOB:
- CPI Quý 1 2022 đã tăng 1.7% so với quý trước, cao hơn so với kỳ vọng tăng 1.5%.
- So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 7.3%, cao hơn so với kỳ vọng tăng 7.1%.
- Nhìn chung, bối cảnh lạm phát rất bất ổn, áp lực lạm phát toàn cầu rất nghiêm trọng.
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát đạt 5.9% trong năm nay (trước đó là 5.5%), trước khi giảm xuống 4.3% vào 2023.
- Còn nhiều cuộc học chính sách tiền tệ trong năm nay. RBNZ dự định tăng lãi suất thêm 50bp vào tháng 8, tháng 10 và 11, đưa lãi suất lên đến 4.0% vào cuối năm nay.
Trước thềm PMI Mỹ, AUD/USD cải thiện lên gần mức cao nhất trong nhiều tuần
- Sau khi giảm xuống dưới 0.6900, AUD/USD đã hồi phục và hiện giao dịch quanh mức 0.6920.
- Biên bản cuộc họp chính sách của RBA công bố vào thứ 3 cho thấy việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là cần thiết. Điều này đã giúp bù đắp cho PMI Úc gây thất vọng, hỗ trợ AUD/USD thu hút lực mua hôm nay.
- Lo ngại suy thoái đã hồi sinh nhu cầu mua USD và gây cản trở đồng AUD vốn nhạy cảm với rủi ro.
Ngân hàng Trung ương Đức cho rằng Đức sắp trải qua một đợt lạm phát tăng đột biến mới
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã cho ra báo cáo hàng tháng, nhận định nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng ít hơn dự đoán trong Quý 3 và có thể đối mặt với một đợt lạm phát mới vào tháng 9 khi các khoản trợ cấp của chính phủ hết hạn.
Trợ cấp của chính phủ Đức đối với nhiên liệu và vé đường sắt sẽ hết hạn vào ngày 31/8.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm xấu đi triển vọng và khiến tình hình kinh tế trở nên khó khăn.
Bundesbank cho biết "sự phát triển trong tương lai của thị trường năng lượng là không chắc chắn, đặc biệt khi xét đến nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga" và "rủi ro về triển vọng giá cả đang tăng lên rõ ràng".
Nga và Ukraine sẽ ký kết thỏa thuận mở lại cảng vận chuyển ngũ cốc
Gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên nghiêm trọng do Biển Đen bị phong tỏa cùng lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow đã khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh kể từ khi Nga tràn vào Ukraine hôm 24/2.
Hôm nay, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraine sẽ ký thỏa thuận mở lại cảng Biển Đen của Ukraine để vận chuyện ngũ cốc, với hy vọng cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, vốn đã trầm trọng hơn nhờ sự xâm lược của Nga, sẽ được xoa dịu.
Thành viên hội đồng thống đốc ECB Kažimír: Có khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 25 hoặc 50bp vào tháng 9
- Dữ liệu đã thuyết phục tôi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất với một động thái lớn.
- Tăng lãi suất là sự khởi đầu của một loạt các bước tương tự để kiểm soát lạm phát.
- Sẽ mất một thời gian để đưa lạm phát quay lại mức mong muốn.
Chỉ một ngày sau khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, chúng ta đã thấy các chỉ báo suy thoái mới từ PMI hôm nay. Nó cho thấy ECB đã thực sự phạm sai lầm như thế nào.
Thành viên hội đồng thống đốc ECB, Kazimir: Việc tăng lãi suất trước hết là một trong số các bước cần thiết để giải quyết lạm phát
Nhà hoạch định chính sách của ECB, Peter Kazimir cho biết vào hôm thứ Sáu:
- Sự phát triển kinh tế ở khu vực đồng euro và các nơi khác sẽ quyết định mức độ ECB tăng lãi suất trong tháng 9 và sau đó.
- Có thể kỳ vọng sẽ tăng 25 hoặc 50 bps vào tháng 9.
- Sẽ mất một thời gian để đưa lạm phát về mức mong muốn.
Thống đốc ECB, de Cos: Nói thêm về TPI, một công cụ chống rủi ro phân mảnh
- Tình hình chính trị ở Ý không phải là lý do cho việc tạo ra TPI
- Phần quan trọng nhất của TPI là sự sáng tạo ra nó
Đồng bảng Anh mạnh lên tương đối nhờ thông tin tích cực từ chỉ số PMI
- Số liệu nhanh PMI khu vực dịch vụ của Anh trong tháng 7 là 53.3 cao hơn so với kỳ vọng 53.0, trước đó 54.3
- Số liệu nhanh PMI khu vực sản xuất của Anh trong tháng 7 là 52.2 cao hơn so với kỳ vọng 52.0, trước đó 52.8
- Số liệu nhanh PMI tổng hợp của Anh trong tháng 7 là 52.8 cao hơn so với kỳ vọng 52.5, trước đó 53.7
Các chỉ số này tốt hơn một chút so với kỳ vọng nhưng vẫn thấp hơn so với tháng 6, một lần nữa khẳng định sự suy giảm tiếp tục diễn ra tại nền kinh tế Vương quốc Anh. Các chỉ số dịch vụ và tổng hợp đang ở mức thấp nhất trong 17 tháng trong khi chỉ số sản xuất ở mức thấp nhất trong 25 tháng.
Nhìn vào chi tiết, tăng trưởng sản lượng chậm lại do nhu cầu thấp hơn và năng lực sản xuất bị hạn chế do thiếu nguyên liệu và nhân viên. Hiện GBP/USD đang tăng mạnh lên gần 1.2000, lấy lại một phần đà giảm trước đó
USD đang chiếm ưu thế trên thị trường tiền tệ sau vài ngày suy yếu
Hiện chỉ số DXY đang lấy lại sức mạnh ngay khi thông tin về PMI của khu vực châu Âu được công bố. Chỉ số đang vượt mốc 107 điểm.
Số liệu nhanh PMI khu vực châu Âu có gì đáng chú ý?
- PMI dịch vụ ở mức 50.6 thấp hơn so với kỳ vọng 52.0, khi trước đó 53.0.
- PMI sản xuất ở mức 49.6 thấp hơn so với kỳ vọng 51.0, trước đó 52.1.
- PMI tổng hợp ở mức 49.4 thấp hơn so với kỳ vọng 51.0, trước đó 52.0.
Như đã được dự đoán trước bởi số liệu của Pháp và Đức, các số liệu của cả khu vực không tốt hơn chút nào. Đáng chú ý, cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 và lạm phát tăng cao đã đè nặng lên nhu cầu.
Một chi tiết đáng lo ngại là sự sụt giảm mạnh nhất trong hoạt động kinh doanh được ghi nhận ở Đức, quốc gia được coi là xương sống của nền kinh tế khu vực châu Âu, với chỉ số tổng hợp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Lợi tức TPCP Đức trượt dốc sau khi dữ liệu nhanh PMI khu vực châu Âu rung lên hồi chuông cảnh báo suy thoái
Thị trường đang có tâm lý risk-off hơn khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức đã giảm 13 bps xuống 1.09% và có nguy cơ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5.
Số liệu nhanh PMI khu vực sản xuất và dịch vụ của Đức có gì đáng chú ý?
- Số liệu nhanh PMI sản xuất tháng 7 của Đức là 49.2 thấp hơn so với kỳ vọng 50.6, trước đó 52.0
- PMI dịch vụ 49.2 cũng thấp hơn so với kỳ vọng 51.2, trước đó 52.4
- PMI tổng hợp 48.0 thấp hơn so với dự kiến là 50.1, trước đó 51.3
Đó là những con số khá tồi tệ với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị thu hẹp. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang ngày càng rõ rệt hơn. Điều đó không mang lại dấu hiệu tốt cho triển vọng khi áp lực lạm phát tiếp tục đè nặng lên nhu cầu và một cuộc khủng hoảng khí đốt đang cận kề trước những tháng mùa đông. Chỉ số PMI tổng hợp thấp nhất trong hơn hai năm, kể từ khi đại dịch lần đầu tiên tấn công châu Âu.
EUR/USD đã sập mạnh khi rơi gần tới mốc 1.0100.
Đồng Euro giảm mạnh sau khi thông tin nhanh PMI khu vực sản xuất và dịch vụ của Đức với Pháp được công bố
Hiện EUR/USD đang sụt giảm rất mạnh rơi xuống gần 1.0144
Số liệu PMI trong khu vực dịch vụ và sản xuất của Pháp trong tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Trong tháng 7, số liệu PMI khu vực dịch vụ của Pháp đạt 52.1 đã thấp hơn so với kỳ vọng 52.7.
- Còn số liệu PMI khu vực sản xuất 49.6 cũng thấp hơn so với kỳ vọng 51.1, con số năm trước là 51.4.
Lĩnh vực dịch vụ giảm tháng thứ ba liên tiếp khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Pháp. Nó chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang nghiêng về suy thoái. Đáng chú ý, dữ liệu cũng cho thấy hoạt động kinh doanh mới giảm đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021 do lạm phát gia tăng đè nặng lên sức mua của người tiêu dùng. EUR/USD đã giảm 0.4% sau khi thông tin được công bố
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán tiêu cực, USD chiếm ưu thế, vàng và dầu đều giảm
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tiêu cực trong bối cảnh ECB ra quyết định tăng lãi suất 50bps, dẫn đầu là chỉ số Euro 50 -0.42%
- Chỉ số DAX -0.43%
- Chỉ số CAC -0.42%
- Chỉ số FTSE -0.10%
- Chỉ số IBEX -0.06%
- Chỉ số Euro 50 -0.42%
- Chỉ số Stoxx 600 -0.23%
Trên thị trường tiền tệ, USD đang dao động quanh mức 107 điểm, chiếm ưu thế với đa số các đồng tiền khác.
- Chỉ số DXY +0.16%
- EUR/USD -0.21%
- GBP/USD -0.01%
- AUD/USD -0.25%
- NZD/USD -0.35%
- USD/JPY -+0.28%
- USD/CHF +0.1%
- USD/CAD +0.1%
Giá vàng sụt giảm nhẹ 0.05% hiện giao dịch ở mức $1,717/oz. Dầu thô hạ nhiệt khi xuống mức $103/thùng
Phân tích HĐTL khí tự nhiên: Đà tăng có vẻ không được bền vững
Theo như dữ liệu từ CME Group, trên thị trường HĐTL khí tự nhiên, số vị thế mở của nhà đầu tư giảm khoảng 3.2 nghìn hợp đồng trong ngày thứ Năm. Cùng chiều hướng, khối lượng giảm sau 3 phiên tăng liên tục và giảm khoảng 10 nghìn hợp đồng.
Sự tăng giá nhanh qua mốc $8.00/MMBtu diễn ra trong bối cảnh OI và khối lượng giao dịch đều giảm cho thấy đà tăng không được bền vững. Giá khí tự nhiên có thể sẽ chạy xung quanh mốc $8.00/MMBtu (đỉnh từ ngày 16 tháng 6) trong thời gian tới.
Phân tích HĐTL dầu thô: Mức giảm sẽ tiếp diễn
Dữ liệu của CME Group cho HĐTL dầu thô cho thấy các nhà giao dịch đã tăng các vị thế mở của họ khoảng 11 nghìn hợp đồng vào thứ Năm. Trong khi đó, khối lượng vẫn tiếp tục giảm, con số rơi vào khoảng 27.9 nghìn hợp đồng.
Sự sụt giảm của giá WTI đánh dấu 2 phiên liên tiếp giảm dựa trên tình hình OI tăng. Trong khi đó, giá dầu thô có thể tiếp tục đà giảm và chuẩn bị test ngưỡng $96.5/thùng
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Doanh thu bán lẻ -5.8% y/y so với dự kiến -5.3%
- Doanh số bán lẻ ngoài nhiên liệu + 0.4% m/m so với dự kiến -0.4%
- Doanh thu bán lẻ trước nhiên liệu -5.9% y/y so với dự kiến -6.3%
Doanh số bán lẻ giảm một lần nữa trong tháng 6 nhưng ít hơn dự kiến với các chi tiết cho thấy lượng bán lẻ ngoài cửa hàng giảm 3.7%, doanh số bán nhiên liệu ô tô giảm 4.3% và lượng bán hàng phi thực phẩm giảm 0.7% trên tháng. Điều này được bù đắp bởi sự gia tăng doanh số bán hàng thực phẩm lên 3.1%, các nhà bán lẻ lưu ý rằng doanh số bán hàng tăng là do lễ kỷ niệm Năm Thánh của Nữ hoàng.
Mặc dù có xu hướng tiêu cực, doanh số bán lẻ vẫn cao hơn 2.2% so với mức trước đại dịch, tức là vào tháng 2 năm 2020 nhưng giảm trên cơ sở hàng năm như được ghi nhận trong các số liệu trên.
PMI đang được chú ý ở Châu Âu ngày hôm nay
Dữ liệu PMI sẽ được chú trọng và điều đó có thể khuấy động tâm lý về rủi ro suy thoái tùy thuộc vào những con số sắp được công bố.
13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 6 của Vương quốc Anh
14:15 -Flash PMI dịch vụ, sản xuất tháng 7 của Pháp
14:30 - Flash PMI dịch vụ, sản xuất tháng 7 của Đức
15:30 - Flash PMI dịch vụ, sản xuất tháng 7 của Anh
Góc nhìn phân tích kĩ thuật EUR/GBP: Giữ mức phòng thủ vùng 0.8520 trên mức hỗ trợ tuần
Với các tín hiệu MACD và RSI giảm, EURGBP có khả năng kéo dài đà giảm từ mức đỉnh hai tuần.
Tuy nhiên, cặp tiền vẫn đang nằm trên vùng hỗ trợ 0.8510 theo trendline tăng giá hình thành trước đó và tiếp theo là đường SMA200 giờ tại 0.8486.
Trong trường hợp phe gấu thắng thế, mức thấp tuần tại 0.8457 sẽ là hỗ trợ tiếp theo.
Ngược lại, nếu tỷ giá tăng mạnh qua 0.8520 thì không thể loại trừ khả năng tạo mức đỉnh mới tại 0.8585.
Các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục cắt giảm trái phiếu của nước ngoài đang nắm giữ
- Bloomberg ghi nhận kỷ lục 8 tuần liên tiếp các nhà đầu tư Nhật Bản giảm lượng nắm giữ trái phiếu nước ngoài của họ.
- Fed tăng lãi suất, lạm phát toàn cầu bị đẩy nhanh làm tiêu hao sự nhiệt tình đối với nợ nước ngoài.
- Những trái phiếu nước ngoài mà người Nhật đang nắm giữ ít nhất vẫn thu được lợi nhuận từ việc đồng yên yếu.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi: Quân đội Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại máy bay của bà sẽ bị bắn hạ
Theo truyền thông của Đài Loan:
- Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm qua đã từ chối xác nhận lịch trình chuyến đi tới Đài Loan và cho biết rằng quân đội Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng máy bay của bà "sẽ bị bắn hạ" bởi các lực lượng Trung Quốc khi nó đến gần không phận Đài Loan.
- Tờ Financial Times hôm thứ ba (19/7) trích dẫn sáu nguồn tin cho biết Pelosi sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan vào tháng tám.
Các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã mua mạnh ngoại hối trong tháng 6
Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc là Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).
Cơ quan chức năng cho biết hoạt động mua ngoại hối của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc đã tăng cao hơn rất nhiều trong tháng 6, lên 5.9 tỷ USD. Chỉ từ 1.5 tỷ đô la vào tháng 5.
Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước của Trung Quốc: Vốn đã chảy ra từ các thị trường mới nổi
Theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) của Trung Quốc:
- Nguồn tài chính xuyên biên giới của các công ty trong 6 tháng đầu năm vẫn ổn định
- Quy mô giao dịch phái sinh fx tiếp tục tăng, dự trữ ngoại hối phần lớn ổn định
- Tỷ giá hối đoái nhân dân tệ ổn định bất chấp sức mạnh của đồng đô la Mỹ
- Vốn quốc tế đã chảy ra khỏi các thị trường mới nổi gần đây
- Ảnh hưởng và sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu Trung Quốc đã tăng lên đáng kể
- Sự biến động của thị trường trái phiếu Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các thị trường phát triển và mới nổi khác, cho thấy sự ổn định tương đối cao
- Việc mở cửa hơn nữa thị trường trái phiếu của Trung Quốc có thể cải thiện khả năng phục hồi của thị trường ngoại hối
- Tự tin rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng đầu tư đều đặn vào trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ
Trung Quốc gia hạn thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản, EU
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép cán phẳng dạng hạt nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và EU trong 5 năm kể từ ngày 23/7.
Westpac tăng mạnh dự báo lãi suất tiền mặt RBA giai đoạn cuối lên 3.35%
Dự báo của Ngân hàng Dự trữ Úc từ WPAC
- Chúng tôi đã thêm vào dự báo về chu kỳ tăng lãi suất của RBA hai đợt tăng thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 8 và tháng 9, tiếp sau đó là 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp tiếp theo từ tháng 10 đến tháng 2 năm 2023. Lãi suất cuối cùng dự kiến sẽ tăng từ 2.6% lên 3.35%. Cũng theo dự báo này, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống 1% vào năm 2023 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 3% lên 4.4%. Chúng tôi kỳ vọng RBA sẽ giảm lãi suất 100 điểm cơ bản trong năm 2024
Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia Úc đã tăng dự báo của họ lên 2.85% vào cuối năm
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: USD/JPY tăng từ mức 137.00
USD/JPY bắt đầu phiên giao dịch châu Á bằng cách kéo dài đà giảm hôm thứ qua xuống gần 137.00 sau đó đã tăng lên trên 137.50. Số liệu lạm phát của Nhật Bản cho tháng 6 được công bố cao hơn một chút. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang xem các chỉ số hiện tại là tạm thời và không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm rút lui khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng bất thường của mình. USD/JPY đã thoát khỏi mức thấp nhất trong phiên sau khi các số liệu này được công bố.
EUR/USD đã giảm trở lại một chút từ mức cao trên 1.0220. AUD/USD, NZD/USD cũng giảm nhẹ trong khi USD/CAD và USD/CHF tăng nhẹ.
Số liệu PMI từ Úc và Nhật Bản đã được công bố đầu ngày. Hôm nay còn có số liệu PMI đến từ Châu Âu và Hoa Kỳ.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7522
Giá đóng cửa trước đó là 6.7680