Lịch kinh tế ở Châu Âu trong hôm nay có gì đáng chú ý?
Đồng đô la mềm hơn một chút để bắt đầu một ngày với tỷ giá EUR/USD được giữ ở mức 1.0100 và USD/JPY tiếp tục thoái lui từ mức cao mới trên 139.00 vào cuối tuần trước xuống còn 138.30 hiện tại. Các loại tiền tệ hàng hóa cũng đang có xu hướng tích cực hơn một chút do tâm lý risk-on cải thiện nhiều sau khi thị trường đưa ra dự báo rằng doanh số bán lẻ của Mỹ vào thứ sáu là chưa đủ cơ sở để Fed tăng lãi suất 100 bps vào tuần tới.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
- 15h: Công bố Tổng số tiền gửi vào SNB ngày 15 tháng 7
Tài sản rủi ro dễ thở hơn đầu tuần mới!
Phố Wall chốt phiên thứ Sáu tăng mạnh, nhưng vẫn chốt tuần giảm điểm. Tuy nhiên, tâm lý risk-on đã được hỗ trợ khi thị trường hiện đang cho rằng Fed có thể sẽ không tăng lãi suất thêm 100 bps vào tuần tới.
Điều đó cho thấy tâm trạng tích cực hơn sẽ chuyển sang đầu tuần này. Đây là các hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ và Châu Âu vào thời điểm hiện tại:
- HĐTL S&P 500 +0.4%
- HĐTL Nasdaq +0.7%
- HĐTL Dow +0.3%
- HĐTL Eurostoxx +0.5%
- HĐTL DAX +0.4%
- HĐTL FTSE +0.3%
Mô hình dữ liệu lạm phát cơ bản của RBNZ cho quý 2: 4.8% (trước đó: 4.6%)
- Lạm phát theo Mô hình yếu tố theo ngành RBNZ cao hơn trong quý.
- Cả nhóm sản phẩm trao đổi và không trao đổi đều tăng.
- RBNZ vẫn đang trong lộ trình tăng lãi suất.
3 lý do khiến MUFG dự báo EUR/USD thấp hơn là gì?
Theo MUFG:
- “Chúng tôi kỳ vọng đồng EUR sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong ngắn hạn do những lo ngại đang diễn ra về sự gián đoạn nền kinh tế khu vực đồng này do những hạn chế về nguồn cung năng lượng và rủi ro phân mảnh. Những lo ngại đó khó có thể giảm bớt trong những tuần tới và sẽ được kiểm tra với việc mở lại đường ống dẫn khí NordStream 1 vào ngày 21/ 7 ”.
- “ECB cũng phải đối mặt với một thử nghiệm quan trọng trong tuần tới khi dự kiến sẽ công bố chi tiết về công cụ chính sách chống phân mảnh mới của họ. Rủi ro chính trị ở Ý trong những ngày gần đây càng thúc đẩy ECB phải đưa ra phản ứng đáng tin cậy để ngăn chặn rủi ro phân mảnh. Nếu có bất kỳ sự thất vọng nào của thị trường về công cụ mới thì nó sẽ càng gây áp lực lên EUR trong thời gian tới, đặc biệt nếu một cuộc bầu cử sớm được tiến hành ở Ý ”.
- “Fed ở giai đoạn này vẫn đang tập trung vào việc nâng lãi suất để giảm thiểu rủi ro lạm phát. Báo cáo CPI của Mỹ cao hơn làm tăng nguy cơ Fed sẽ có nhiều lần tăng nữa tại các cuộc họp chính sách sắp tới, tạo động lực cho đồng USD”.
Morgan Stanley nhắm tới tỷ giá EUR/USD chạm 0.97!
Theo eFX:
- Morgan Stanley nhắm mục tiêu tỷ giá EUR/USD chạm mức 0.97.
- "Chúng tôi hoàn toàn cho rằng đồng EUR sẽ giảm giá và short EUR/USD với mục tiêu 0.97. Triển vọng của đồng tiền chung châu Âu đang ngày càng bị thách thức với giá khí đốt tăng, số liệu tăng trưởng giảm và lạm phát tiếp tục tăng"
- "Rủi ro dường như đang tăng lên với các quốc gia châu Âu khi có khả năng sẽ không thể dự trữ đủ khí đốt tự nhiên trước mùa đông. Điều này có thể làm giảm kỳ vọng của thị trường về tăng trưởng trong tương lai. Trong dài hạn (2023+), việc bình thường hóa ECB có thể làm giảm dòng thu nhập cố định, hỗ trợ tiền tệ, nhưng điều này khó có thể sớm khởi động ",
Quan chức của Ngân hàng Trung ương Anh sẽ phát biểu trong hôm nay
- Vào lúc 16h, Michael Saunders, Thành viên đối ngoại của Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE sẽ có bài phát biểu tại Resolution Foundation với chủ đề là: Chính sách tiền tệ trong thời kỳ khó khăn.
- Đây là bài phát biểu cuối cùng của Michael Saunders trong Ủy ban Chính sách Tiền tệ.
- Bài phát biểu sẽ liên quan đến lãi suất, những cuộc bỏ phiếu gần đây và khả năng thay đổi nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nguồn cung tiềm năng trong những năm tới.
Goldman Sachs dự báo sẽ không có thay đổi đối với lộ trình thắt chặt chính sách RBNZ
- CPI tăng bất ngờ làm tăng nguy cơ RBNZ tăng tốc độ thắt chặt tại cuộc họp tháng 8 (chúng tôi thấy 35% cơ hội tăng 75bp).
- Với lãi suất ở mức khiêm tốn 2.50%, chúng tôi cho rằng khả năng cao RBNZ sẽ đẩy nhanh tốc độ thắt chặt tại thời điểm này.
- Chúng tôi dự báo tăng 50bp vào tháng 8 và lãi suất là 3.50% vào cuối năm và sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu sắp tới về kỳ vọng lạm phát và thị trường lao động quý 2 trước cuộc họp RBNZ vào tháng tới.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: USD giảm nhẹ!
Trong phiên sáng nay, chỉ số lạm phát của New Zealand trong quý 2 đã được công bố. Lạm phát theo quý và so với cùng kỳ năm ngoái đều tăng cao hơn so với dự kiến đã hỗ trợ NZD. ANZ dự báo lãi suất (OCR) cuối năm sẽ tăng từ 3.5% lên 4.0%. Còn Goldman Sachs dự báo sẽ không có thay đổi đối với lộ trình thắt chặt chính sách RBNZ và lãi suất cuối năm là 3.5%.
NZD dẫn đầu đà tăng so với USD trong phiên giao dịch. USD/JPY đã kiểm tra lại mức 138.00.
Đối với thị trường dầu, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden đến Trung Đông có vẻ không dẫn đến bất kỳ lời hứa trực tiếp nào về việc tăng sản lượng dầu. Saudi cho biết quyết định sẽ phụ thuộc vào OPEC+. Cuộc họp cartel tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 3/8. Giá dầu giảm một chút sau khi mở cửa trở lại nhưng đã phục hồi.
Bộ Tài chính Mỹ Yellen và Tổng thống Hàn Quốc Yoon thảo luận về áp trần giá dầu của Nga
Theo Reuters:
- Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và các quan chức cấp cao khác tại Seoul vào thứ Ba
- Trong các cuộc họp của mình tại Seoul, Yellen sẽ tiếp tục thúc đẩy mức giới hạn đối với giá dầu của Nga và thảo luận về các nỗ lực giải quyết các nút thắt trong chuỗi cung ứng thông qua "tình hữu nghị" - hoặc thúc đẩy quan hệ thương mại với các đối tác kinh tế đáng tin cậy như Hàn Quốc.
Cập nhật giá dầu:
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7447
Mức đóng cửa trước đó là 6.7580
Chính quyền Trung Quốc chuyển sang củng cố lĩnh vực xây dựng đang gặp khó khăn
Theo ING:
- Một số dự án bất động sản nhà ở được báo chí đưa tin trước đó là có nguy cơ bị đình chỉ thi công đã xây dựng lại bình thường hoặc tiếp tục thi công.
- Mặc dù số lượng dự án được báo cáo là đã tiếp tục hoạt động dưới 5, nhưng có nhiều khả năng Bộ Nhà ở sẽ hợp tác với PBoC để thành lập một quỹ (hầu hết có thể là từ các ngân hàng) để cung cấp các khoản vay cho các dự án xây dựng.
- Mục tiêu chính của chính phủ trung ương hiện nay là tránh rủi ro hệ thống tài chính từ các công ty bất động sản dân cư đối với hệ thống này.
Một giải pháp hỗ trợ băng tần, nhưng nó có thể hiệu quả.
Thượng Hải sẽ tiến hành xét nghiệm COVID hàng loạt vào ngày 3 ngày tới
Theo Reuters:
- Thượng Hải sẽ yêu cầu cư dân trên 9 quận của thành phố và một số khu vực nhỏ hơn phải trải qua quá trình test COVID-19 từ ngày 19-21/7
- Cư dân của các quận sẽ được yêu cầu test 2 lần COVID-19 trong khoảng thời gian ba ngày
Hạn chế và đóng cửa ở Trung Quốc là biện pháp sớm để đối phó với dịch bùng phát.
USD điều chỉnh đầu phiên Á, NZD dẫn đầu đà tăng
Đồng đô la Mỹ giảm khá nhiều trên bảng tỷ giá hối đoái trong khi đồng New Zealand có thêm một luồng gió từ dữ liệu CPI cao. Các đợt tăng lãi suất RBNZ sắp tới đã bị khóa, dữ liệu ngày hôm nay không làm thay đổi điều này và một số nhà phân tích sẽ cân nhắc nếu các đợt tăng nhanh hơn sắp tới.
cập nhât NZDUSD:
Thống đốc PBOC Yi Gang hứa sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố vào thứ Bảy
- Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng
- sẽ cung cấp hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ hơn
- nền kinh tế đang phải đối mặt với "áp lực đi xuống nhất định" do đại dịch và các yếu tố bên ngoài
- lạm phát trong nước tương đối thấp
Chính phủ và các quan chức PBOC khác đã lặp lại những bình luận như vậy trong nhiều tháng nay.
Phó Thủ tướng Trung Quốc đang thúc giục thực hiện đẩy mạnh thị trường lao động
Theo Tân Hoa xã:
Phó Thủ tướng với nhận xét cần tập trung vào việc cải thiện triển vọng việc làm. Chính sách zero COVID là đi ngược với tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà phân tích đã nói rằng một khi Chủ tịch Tập đạt được tái đắc cử vào cuối năm nay(tháng 10, 11), chính sách coronavirus nghiêm ngặt sẽ được nới lỏng.
Thượng Hải báo cáo không có trường hợp COVID mới nằm ngoài vùng cách ly
Cơ quan chức năng ở Thượng Hải công bố:
- 14 ca nhiễm không có triệu chứng cục bộ mới
- 3 ca ghi nhận triệu chứng
- Tất cả đều nằm trong khu vực cách ly
Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ tự tin OPEC sẽ tăng sản lượng dầu
Amos Hochstein là cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về an ninh năng lượng, phát biểu trên chương trình "Face the Nation" của CBS vào cuối tuần qua, cho biết:
- "Dựa trên thông tin chúng tôi đã thu thập được trong chuyến đi, tôi khá tự tin vào một kịch bản tốt trong những tuần tới."
- Hochstein không cho biết quốc gia nào hoặc các quốc gia nào sẽ gia tăng sản lượng hoặc tăng bao nhiêu.
Chỉ số PMI dịch vụ tháng 6 của Newzealand có gì đáng chú ý?
Chỉ số Hiệu suất Dịch vụ (PSI) tăng tháng thứ hai liên tiếp.
Nhà kinh tế cao cấp Craig Ebert:
CPI quý 2 của New Zealand có gì đáng chú ý?
Lạm phát ở New Zealand tăng cao hơn dự kiến trong quý 2 năm 2022
CPI của New Zealand trong quý 2: 1.7% so với quý trước
- dự kiến 1.5%,
7.3% so với cùng kỳ năm trước (cao nhất trong 32 năm)
- dự kiến 7.1%
NZDUSD ngay sau tin:
Thông tin rò rỉ từ Wall Street Journal cho thấy FOMC có khả năng tăng lãi suất thêm 0.75% vào tháng 7
Số liệu lạm phát cao gây sốc đã khiến kỳ vọng thị trường về mức tăng cao hơn 75 đến 100 điểm cơ bản. Hiện, mức tăng 75 điểm cơ bản là tối thiểu, khả năng cao sẽ xảy ra.
Một thông tin rò rỉ từ một nhà báo tại Wall Street Journal, Nick Timiraos cho thấy ông đã viết một bài báo chỉ ra rằng thị trường bây giờ nên kỳ vọng vào mức tăng 75 điểm cơ bản.
Thị trường hiện coi Timiraos như một Fed-watcher theo dõi các tín hiệu nội bộ liên quan đến cuộc họp sắp tới.
Số ca mắc mới COVID ghi nhận cuối tuần qua tại Trung Quốc cao nhất kể từ tháng 5
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã báo cáo 580 trường hợp mắc Covid mới vào thứ Bảy (ngày trước đó là 450 trường hợp):
- Cao nhất kể từ ngày 23 tháng 5
- Các ca mắc mới ở khu tự trị miền nam Quảng Tây đạt 244 từ 40 ngày trước
- Ở Cam Túc tăng từ 113 lên 158
Tại Thượng Hải, các nhà chức trách nói rằng tình hình trong thành phố vẫn còn "tương đối nghiêm trọng".
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 15.07: Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ, DXY điều chỉnh!
Phiên giao dịch thứ 6 hướng về dữ liệu doanh số bán lẻ Hoa Kỳ khi đạt mức tăng 1% cao hơn 0.8% kỳ vọng kết thúc đà giảm doanh số kể từ tháng 1. Chứng khoán Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần khi các chỉ số đều ghi nhận mức tăng mạnh:
- Chỉ số Dow Jones tăng 2.15%, cả tuần trước giảm 0.16%
- Chỉ số S&P 500 tăng 1.92%, cả tuần trước giảm 0.93%
- Chỉ số Nasdaq tăng 1.7%, cả tuần trước giảm 1.17%
Với việc đà giảm của doanh số bán lẻ bị chấm dứt, đây có thể là một yếu tố mà Fed sẽ cân nhắc về quyết định tăng lãi suất. Việc người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn có thể tạo tiền đề cho hướng tiếp cận cứng rắn hơn từ NHTW.
Trên thị trường tiền tệ, phần lớn các đồng tiền đều tăng so với USD, trừ JPY, CHF và CAD. Yên Nhật giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/1998 so với USD. Đồng Yên suy yếu bắt nguồn từ phân kỳ chính sách kéo dài giữa BoJ và Fed. Đặc biệt, BoJ vẫn kiên quyết duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Bên cạnh đó, CAD cũng vừa đưa ra thông tin về doanh số bán nhà trong tháng 6 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước dẫn đến kì vọng ở đồng CAD giảm.
- Chỉ số DXY -0.6%
- EURUSD +0.68%
- GBPUSD +0.37%
- AUDUSD +0.64%
- NZDUSD +0.52%
- USDJPY -0.33%
- USDCHF -0.81%
- USDCAD -0.72%
Vào sáng sớm ngày hôm nay (18 tháng 7), CPI của Newzealand vừa được công bố ở mức 1.7% cao hơn so với dự kiến trước đó (1.5%).
Vàng có phiên giao dịch giằng co với biên độ dao động lên đến $17. Kết phiên, giá dừng lại ở $1708.00/oz giảm $1.64 so với mở cửa.
Dầu WTI tăng trở lại sau khi giảm về gần ngưỡng $90.5/thùng vào hôm thứ 5, đóng phiên tăng 1.17% lên $97.59/thùng
Tâm điểm của lịch kinh tế hôm nay là bài phát biểu của Saunders, Thành Viên Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ (MPC).
DXY: Một lần nữa lao đầu xuống dưới mức hỗ trợ
- Một lần nữa, DXY tiếp tục lao dốc xuống dưới mức hỗ trợ sau những tín hiệu phục hồi.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán kết thúc chuỗi năm ngày giảm điểm liên tiếp, USD suy yếu sau báo cáo doanh số bán lẻ
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau 5 ngày giảm điểm liên tiếp. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục nghe ngóng bình luận từ các quan chức Fed và cuộc họp ngày 27/7 trong bối cảnh lo ngại suy thoái vẫn bao trùm lên toàn nền kinh tế. Cổ phiếu tăng điểm hôm nay cũng một phần do kỳ vọng Fed tăng lãi suất 100bp đã hạ nhiệt:
- S&P 500 +1.38%
- Dow Jones +1.28%
- Nasdaq +0.56%
Báo cáo doanh số bán lẻ phần nào đã làm hạ nhiệt nỗi lo suy thoái, khi tiêu dùng cá nhân đóng góp tới 70% GDP Mỹ. USD do đó cũng đang suy yếu. Hầu như tất cả các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD, đặc biệt là các đồng high-beta. Ngoài ra, khảo sát tâm lý người tiêu dùng đại học Michigan cũng đã ghi nhận kỳ vọng lạm phát bắt đầu giảm, tiếp tục gây sức ép lên đồng đô la.
- DXY -0.52%
- EUR/USD +0.54%
- GBP/USD +0.26%
- AUD/USD +0.57%
- NZD/USD +0.57%
- USD/JPY -0.27%
- USD/CAD -0.71%
- USD/CHF -0.44%
Vàng cũng đang chịu áp lực sau báo cáo doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, hiện giảm 0.32% xuống $1,704/oz. Dầu tăng gần 3% lên hơn $98/thùng.
Số liệu tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan có gì đáng chú ý
- Khảo sát tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan đã tăng lên 51.1 so với 49.9 kỳ vọng
- Trước đó là 50.0
- Kỳ vọng lạm phát 1 năm là 5.2% so với 5.3% trước đó
- Kỳ vọng lạm phát 5 -10 năm 2.8% so với 3.1% trước đó
Tồn kho kinh doanh Mỹ tháng 5: Cao hơn so với con số 1.3% ước tính
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp Mỹ tăng 1.4%, cao hơn so với mức ước tính 1.3%. Con số tại tháng trước điều chỉnh từ 1.2% lên 1.3%
- Tồn kho bán lẻ ô tô cũ tăng 0.8%, thấp hơn so với 1.7% trong tháng trước
- Tổng hàng tồn kho cuối tháng kinh doanh của Hoa Kỳ cho tháng 5 năm 2022 là 2,381.9 tỷ USD
- Tổng doanh số kinh doanh của Hoa Kỳ là 1,829.1 tỷ USD, tăng 0.7 phần trăm (+/- 0,2%) so với tháng trước.
- Tổng hàng tồn kho kinh doanh / tỷ lệ bán hàng ở mức 1.3 tăng từ 1.27 tháng trước.
DXY: Quay lại trên mức kháng cự
- Sau khi giảm xuống dưới mức kháng cự, DXY đã phục hồi lại phía trên mức này tại khung H1.
Chủ tịch FED St.Louis: Tăng lãi suất thêm 100 bps ngay trong tháng 07 không có quá nhiều ý nghĩa!
- Không có quá nhiều sự khác biệt đối với mức tăng 75 bp hay 100 bp trong tháng 07.
- FED cần cố gắng cân bằng giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Doanh số bán nhà trong tháng sáu tại Canada sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước!
- Doanh số bán nhà trong tháng sáu tại Canada sụt giảm tới hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Số lượng sản phẩm bán ra -5.6% theo số liệu thống kê hàng tháng.
- Chỉ số giá nhà -1.1% theo thống kê tháng, nhưng +14.9% so với tháng 06/2021.
- Điều chỉnh giá nhà theo mùa mua sắm +1.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy ghi nhận mức giảm nhẹ trong tháng sáu.
Sản lượng công nghiệp tại Mỹ trong tháng 06: Thấp hơn dự kiến!
- Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 06 tại Hoa Kỳ -0.1% so với +0.2% kỳ vọng trước đó.
- Chỉ số đầu ra sản xuất -0.5% so với -0.1% dự kiến.
James Bullard - Chủ tịch FED St.Louis: Mức lãi suất cơ bản được hướng tới vào thời điểm cuối năm sẽ tăng lên mốc 3.75%
Ông James Bullard, thống đốc FED St.Louis cho biết:
- Dữ liệu GDP tháng 06 công bố trước đó không như kỳ vọng.
- Tôi nghi ngờ việc mô hình tính tỷ lệ lạm phát là thực sự chính xác hoàn toàn.
- GDI là thước đo sức khỏe kinh tế tốt hơn ở hiện tại
- PCE lõi sẽ vẫn chưa đạt đỉnh, chiếu theo tỷ lệ tăng CPI mới công bố thời điểm hiện tại.
- FED nên đặt mục tiêu đưa lãi suất lên mốc 3.75% thay vì 3.5% như trước đó.
- Lạm phát có dấu hiệu sẽ tiếp tục kéo dài và giai dẳng hơn thời gian tới, nếu FED không thực sự mạnh tay.
Hoạt động sản xuất tại New York lần đầu tiên khởi sắc trở lại sau hơn 03 tháng trì trệ!
- Hoạt động sản xuất trong tháng bảy tại New York ghi nhận những tín hiệu tích cực, bất chấp những dự báo kém khả quan mà chuyên gia đưa ra.
- Chỉ số điều kiện kinh doanh chung của theo thống kê của FED New York đã tăng lên +11.1 từ mức -1.2.
DXY: Tiếp tục đà giảm sâu
- DXY tiếp tục đà giảm sâu xuống dưới mức hỗ trợ.
Lợi suất trái phiếu sụt giảm sau tin tức doanh số bán lẻ tháng 06 tại Hoa Kỳ!
Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh sau thông tin dữ liệu bán lẻ trong tháng 06 tại Hoa Kỳ cao hơn mức dự kiến trước đó (1% so với 0.9%).
Hiện các mức lợi suất ở các kỳ hạn đã hồi phục trở lại.
Cập nhật các mức lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn khác nhau:
- Lợi suất kỳ hạn 02 năm 3.135%
- Lợi suất kỳ hạn 05 năm 3.058%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm 2.950%
- Lợi suất kỳ hạn 20 năm 3.358%
Sau khi doanh số bán lẻ tháng 6 được công bố, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm
- Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm sau khi doanh số bán lẻ tháng 6 được công bố.
Cập nhật thị trường FX: Chỉ số DXY tiếp tục đà giảm trong ngày hôm nay!
Chỉ số DXY bật tăng ngay lên mốc 108.410 ngay sau khi tin tức dữ liệu bán lẻ tại Mỹ được công bố. Tuy nhiên áp lực từ phe gấu khiến cho chỉ số giam điểm trở lại ngay sau đó.
USD hiện là đồng tiền yếu nhất trong số các đồng của G7, EUR mạnh nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD +0.58%
- GBPUSD +0.22%
- AUDUSD + 0.49%
- NZDUSD +0.61%
- USDCHF -0.54%
- USDCAD -0.58%
- USDJPY -0.25%
Vàng tăng giá sau thông tin về doanh số bán lẻ tháng 6!
- Sau khi thông tin về doanh số bán lẻ được công bố, giá vàng tăng trên mốc 1,709.00. Sau đó quay đầu giảm về mốc 1,707.59
Giá nhập khẩu của Mỹ trong tháng 6: Tăng thấp hơn so với mức ước tính
- Giá nhập khẩu của Mỹ tăng 0.2%, thấp hơn so với mức ước tính 0.7%. Con số tại tháng trước đã được điều chỉnh thành 0.5% từ mức 0.6% được báo cáo trước đó.
- Giá xuất khẩu của Mỹ tăng 0.7%, thấp hơn so với mức ước tính 1,2%. Tháng trước, con số này cũng được điều chỉnh thành 2.9% từ 2.8% được báo cáo trước đó
- Giá nhập khẩu hàng năm tăng 10.7%
- Giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước là 18.2%, giảm 0.7% so với tháng trước
- Giá nhập khẩu vải không sơn giảm 0.4%. Hàng năm tăng 5.4%
- Giá nhiên liệu nhập khẩu tăng 5.7% trong tháng 6 sau khi tăng 6.5% trong tháng trước.
- Giá nhiên liệu nhập khẩu tăng 73.9%, đây là mức tăng lớn nhất kể từ mức 87.0% vào tháng 11 năm 2021
- Giá xăng dầu nhập khẩu tăng 5%, thấp hơn so với mức 5.8% của tháng năm.
Giá nhập khẩu tăng 1,2% trong quý 2, đây là mức tăng hàng quý thấp nhất kể từ mức tăng 0,5% trong quý 3 năm 2021
Doanh số bán lẻ tháng 6 của Mỹ cao hơn so với dự kiến!
- Trước đó: - 0.3% (sửa đổi thành - 0.1%)
- Ô tô cũ + 1.0% cao hơn so với mức dự kiến + 0.6%
- Xe cũ + 0.5% (sửa đổi thành + 0.6%)
- Nhóm kiểm soát + 0.8%, cao hơn so với mức dự kiến + 0.3%
- Nhóm đối chứng trước không thay đổi (sửa đổi thành - 0.3%)
- Ô tô cũ và khí đốt + 0.7% cao hơn so với mức + 0.1% trước đó
- Ô tô và ga trước đó + 0,1%
Các nhà kinh tế dự báo doanh số bán lẻ tăng 0.9%.
Định giá thị trường đã tăng lên 53% - 47%, hướng tới 75 bps.
Giá dầu Brent có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu
Tuần vừa qua, giá dầu Brent đã giảm xuống dưới $100/thùng. Ngân hàng Commerzbank (Mỹ) cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm bởi lo ngại suy thoái sẽ không được cải thiện sớm.
IEA không chỉ có nhận định tiêu cực về nhu cầu mà còn cho thấy cái nhìn tích cực về nguồn cung trong thời gian tới.