Quan chức SNB Jordan: Không chắc liệu đã đạt đến lãi suất dài hạn hay chưa
Jordan cho biết ông sẽ không ngần ngại tăng lãi suất thêm nữa nếu cần thiết.
Jordan cho biết ông sẽ không ngần ngại tăng lãi suất thêm nữa nếu cần thiết.
Tổng quan thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay ghi nhận những diễn biến trái chiều, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Nvidia (NVDA) tăng 0.81%, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng. Ngược lại, Oracle (ORCL) lại giảm 0.19%, cho thấy những khó khăn trong mảng phần mềm doanh nghiệp. Cổ phiếu Broadcom (AVGO) cũng mất 1.12%, kéo theo tâm lý tiêu cực trong nhóm bán dẫn.
Diễn biến từng nhóm ngành
Xu hướng và tâm lý thị trường
Dù lĩnh vực công nghệ có nhiều diễn biến phức tạp, Tesla (TSLA) lại trở thành điểm sáng khi tăng 0.73%, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của thị trường vào triển vọng tăng trưởng của hãng xe điện này.
Ngoài ra, lĩnh vực tài chính cũng ghi nhận sự phân hóa. JPMorgan Chase (JPM) tăng 0.68%, trong khi Visa (V) giảm nhẹ, phản ánh các chiến lược đầu tư khác nhau trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung vẫn thận trọng, với sự chú ý đặc biệt dành cho những cổ phiếu có khả năng duy trì tăng trưởng ổn định trong môi trường kinh tế biến động.
Chính quyền Tổng thống Trump đang tập trung vào chính sách thuế quan đối ứng và các biện pháp thương mại nhằm đối phó với những gì ông cho là "thực tiễn thương mại không công bằng" trong nhiệm kỳ thứ hai. Ông đã áp đặt mức thuế 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời công bố một nghiên cứu về thuế quan đối ứng, khẳng định sẽ áp thuế đối với các quốc gia áp thuế lên hàng hóa Mỹ.
Phản ứng trước động thái này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng "chủ nghĩa bảo hộ không phải là lối thoát và các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ không mang lại người chiến thắng." Ông nhấn mạnh rằng các biện pháp thuế quan sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tổng thống Mexico cảnh báo rằng nếu Mỹ tuyên bố các băng đảng ma túy Mexico là tổ chức khủng bố, Mexico sẽ mở rộng các vụ kiện nhằm vào các nhà sản xuất súng của Mỹ. Điều này có thể làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh các vấn đề biên giới và buôn lậu vũ khí.
Theo giới phân tích, nếu chính quyền Trump thúc đẩy chính sách thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, các công ty nước ngoài có thể đẩy mạnh sản xuất ngay tại Mỹ để tránh thuế, trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng có động lực đưa hoạt động sản xuất trở về Mỹ, giúp tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong thời gian tới.
Báo cáo mới nhất từ RBC cho thấy doanh số bán lẻ hàng hóa, ngoại trừ ô tô, đã giảm trong tháng 1, ngay cả sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
"Chi tiêu cho các dịch vụ không thiết yếu đã có một giai đoạn tăng trưởng ấn tượng, nhưng mức tăng trong tháng 1 lại khá yếu, ngay cả khi lĩnh vực lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng có dấu hiệu suy giảm," báo cáo nêu rõ.
Khảo sát cũng ghi nhận số lượng đặt chỗ tại nhà hàng giảm 1.2% so với tháng trước (sau điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ).
Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực được ghi nhận khi chi tiêu liên quan đến nhà ở tăng lên, điều này có thể báo hiệu sự phục hồi của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Dữ liệu giá nhập khẩu và xuất khẩu tháng 1 của Hoa Kỳ như sau:
Giá nhập khẩu tháng 1: tăng 0.3% m/m (Dự đoán: 0.4%; Trước đó: 0.1%, điều chỉnh lên 0,2%). Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 4/2024.
Giá xuất khẩu tháng 1: tăng 1.3% so với tháng trước (Dự đoán: 0.3%). Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ khi chỉ số này tăng 2,7% vào tháng 5/2022. Đáng chú ý, giá xuất khẩu đã không giảm kể từ tháng 9/2024.
So với cùng kỳ năm ngoái:
Giá nhập khẩu: +1.9% (Trước đó: 2.3%)
Giá xuất khẩu: +2.7% - mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ cuối năm 2022.
Theo công bố về dữ liệu Hoa Kỳ:
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay diễn ra khá trầm lắng. Hiện tại, thị trường chờ đợi công bố dữ liệu doanh số bán lẻ Hoa Kỳ.
Trong phiên sắp tới, dữ liệu bán lẻ Mỹ sẽ được công bố. Cùng với đó, thị trường kỳ vọng sẽ có thêm thông tin về Tổng thống Trump sau thông báo áp thuế đối đầu của ông mới đây.
Đồng USD đã giảm giá sau khi thị trường đánh giá lại về động thái thuế quan mới đây. Tuy nhiên, trong giao dịch châu Âu hôm nay, không có nhiều diễn biến hôm nay. USD vẫn duy trì ổn định và dao động trong biên độ hẹp.
Ngoài ra, không có nhiều diễn biến đáng chú ý trong phần lớn các đồng tiền chính. Tuy nhiên, từ khía cạnh kỹ thuật, có một số mức giá quan trọng có thể đẩy đồng USD giảm nếu dữ liệu mềm hơn được công bố. Tuy nhiên, lập trường lãi suất của Fed khó có thể thay đổi bất chấp dữ liệu doanh số bán lẻ diễn ra mạnh mẽ hay suy yếu hơn.
Do đó, khả năng tăng giá của đồng USD là bị giới hạn. Đánh giá những diễn biến thị trường vài ngày qua, nhà đầu dường như thờ ơ về các biện pháp áp thuế nữa. Điều này cũng là một yếu tố giúp giới hạn sự tăng giá của USD.
Trên các thị trường khác, thị trường chứng khoán vẫn còn thận trọng nhưng vẫn còn sớm để đưa ra kết luận. Các nhà đầu tư Phố Wall dường như đã có những đánh giá của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các chỉ số không còn xa mức đỉnh mới, điều này là một tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán Mỹ.
Ở thị trường châu Âu, đà tăng tích cực trước đó đã chững lại, đặc biệt là chỉ số DAX. Tuy nhiên, tổng thể các chỉ số chứng khoán tiếp tục nhích lên cao hơn. Đây là bảy tuần liên tiếp mà cổ phiếu châu Âu tăng trưởng.
Về vàng, kim loại quý này cũng đang hướng tới một tuần thắng lợi nữa. Nếu duy trì đà này, vàng sẽ ghi nhận một chuỗi tăng giá liên tiếp trong bảy tuần, với mục tiêu tiếp theo là chinh phục mức 3,000.
Tại thời điểm hiện tại, Chỉ số DXY giảm xuống quanh 106.80. Đồng bạc xanh tiếp tục mất giá sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký bản ghi nhớ vào thứ Năm, yêu cầu chính quyền chuẩn bị các biện pháp thuế quan đối ứng. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để thực thi, mở ra cơ hội cho các đối tác thương mại đàm phán và tìm giải pháp.
Doanh số bán cờ của Flags Unlimited, một nhà sản xuất cờ Canada, đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được cho là do căng thẳng gia tăng với Mỹ, khiến người dân Canada thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ hơn.
Sự bùng nổ doanh số diễn ra ngay trước Ngày Quốc kỳ Canada vào 15/2, kỷ niệm 60 năm biểu tượng lá phong đỏ ra mắt tại Ottawa.
Matt Skipp, đồng sở hữu Flags Unlimited tại Barrie (phía bắc Toronto), cho biết nhu cầu tăng vọt chủ yếu xuất phát từ những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chủ quyền Canada. "Đây là phản ứng trước tình hình chính trị, khi người dân Canada đoàn kết dưới lá cờ như một biểu tượng của sự thống nhất," Skipp nói.
Các chính trị gia Canada đã kêu gọi người dân treo cờ trong cuối tuần này để thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc.
Căng thẳng thương mại cũng khiến nhiều người Canada hủy bỏ chuyến đi đến Mỹ, tẩy chay rượu và hàng hóa Mỹ, thậm chí biểu tình tại các sự kiện thể thao. Trước đó, Trump tuyên bố áp thuế 25% lên hầu hết hàng hóa Canada từ ngày 3/2, mặc dù sau đó ông đã tạm hoãn quyết định này.
Tuần trước, Thủ tướng Justin Trudeau nói với các lãnh đạo doanh nghiệp rằng ông tin Trump thực sự nghĩ đến việc biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ – điều mà ông cho là có liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Canada, theo một nguồn tin chính phủ.
Flags Unlimited, công ty sản xuất hơn 500,000 lá cờ mỗi năm, đang xem xét tăng ca và nhập thêm nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn.
Mike Allen, một người làm việc trong ngành phụ tùng ô tô, đã ghé mua cờ vào thứ Tư, bày tỏ sự phản đối đối với thuế quan của Mỹ, lo ngại tác động trực tiếp đến công việc của mình. "Chúng tôi không phải kẻ thù. Thật khó hiểu khi bị đối xử như thế này," Allen nói.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth hôm thứ Sáu tuyên bố rằng các nước châu Âu cần tăng cường chi tiêu quốc phòng ngay từ bây giờ, vì không thể mặc định rằng sự hiện diện của Mỹ trên lục địa này sẽ kéo dài mãi mãi.
Phát biểu trong chuyến thăm Warsaw, Ba Lan, ông nhấn mạnh rằng Washington coi Ba Lan là một hình mẫu đồng minh, nhờ cam kết mạnh mẽ trong việc đầu tư vào quốc phòng.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21% trong cuộc họp hôm thứ Sáu, khi đồng rúp và thị trường chứng khoán Nga tăng điểm sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lãi suất cơ bản đã được nâng lên 21% vào tháng 10 năm ngoái nhằm kiềm chế lạm phát, vốn đã đạt 9.5% trong năm 2024. Tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ doanh nghiệp, cho rằng chi phí vay cao đang kìm hãm nền kinh tế.
Trong tuyên bố mới nhất, Ngân hàng Trung ương Nga dự báo:
Dù vậy, cơ quan này cảnh báo rằng rủi ro lạm phát vẫn nghiêng về xu hướng tăng trong trung hạn.
Kể từ đầu năm 2025, đồng rúp đã tăng giá khoảng 20% nhờ tâm lý lạc quan của thị trường về khả năng đối thoại giữa Nga và Mỹ. Đồng tiền mạnh hơn sẽ giúp Ngân hàng Trung ương kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cũng đã báo cáo với Tổng thống Putin rằng lạm phát cao là thách thức kinh tế lớn nhất năm 2025 và cần có biện pháp kiểm soát.
Quyết định giữ nguyên lãi suất lần này phù hợp với dự báo của 24 nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters. Trước đó, trong cuộc họp tháng 12/2024, Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường bất ngờ khi không tiếp tục tăng lãi suất, sau khi từng nâng lên mức cao nhất kể từ đầu những năm 2000.
Nền kinh tế khu vực đồng Euro chỉ tăng trưởng nhẹ trong quý cuối cùng của năm ngoái, nhỉnh hơn một chút so với ước tính ban đầu. Tuy nhiên, tốc độ mở rộng vẫn khá yếu, với Đức tiếp tục là nhân tố kìm hãm chính. Dưới đây là chi tiết tăng trưởng của từng quốc gia thành viên:
EU cam kết duy trì một hệ thống thương mại toàn cầu cởi mở và minh bạch, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đồng thời, EU tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn và ngay lập tức đối với bất kỳ rào cản thương mại nào được coi là không công bằng.
Vấn đề với thuế quan đối ứng là nó có khả năng ảnh hưởng nặng nề hơn đến các đồng minh khác của Mỹ, như Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, làm dấy lên hoài nghi về tính khả thi của chính sách này và mở ra thêm dư địa để đàm phán. Châu Âu cũng có thể chịu tác động, nhưng mối bất đồng của Trump dường như tập trung nhiều hơn vào thuế giá trị gia tăng (VAT) – một vấn đề hoàn toàn khác như đã thấy trong diễn biến này.
Điều này cho thấy một tín hiệu rõ ràng khi các khoản vay mới bùng nổ mạnh mẽ ngay đầu năm. Tuy nhiên, xu hướng này thường xuất hiện trong giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán. Dù vậy, con số quan trọng cần theo dõi là 18.1 nghìn tỷ nhân dân tệ – tổng lượng cho vay mới dự kiến trong năm 2024. Cùng chờ xem xu hướng cho vay ngân hàng sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Điều này diễn ra sau những mức tăng mạnh mẽ hơn vào hôm qua, giúp duy trì đà tích cực cho các chỉ số châu Âu kể từ đầu năm. Hiện tại, chứng khoán Châu Âu đang chuẩn bị cho bảy tuần tăng liên tiếp, ngay cả khi có một chút nghỉ ngơi trong ngày Valentine. HĐTL của Hoa Kỳ tăng nhẹ 0.1%. Thị trường sẽ có dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ được công bố sau đó cùng với nhiều tin tức về Trump chắc chắn trước cuối tuần.
Lạm phát cơ bản hàng năm được ở mức 2.4% và đó là một diễn biến tích cực, đã giảm từ mức 2.6% trong tháng 12.
Trong phiên giao dịch châu Âu, không có nhiều sự kiện quan trọng ngoài một vài dữ liệu không quá quan trọng. Như thường lệ, thị trường sẽ tập trung vào phiên Mỹ khi Doanh số bán lẻ, giá nhập khẩu và dữ liệu Sản xuất Công nghiệp và Công suất Sử dụng của Hoa Kỳ được công bôas.
20h30 theo giờ Việt Nam - Doanh số bán lẻ tháng 1 của Hoa Kỳ
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ so với tháng trước được dự báo giảm 0.1% so với mức tăng 0.4% trước đó, trong khi con số không bao gồm mặt hàng xe hời được dự đoán là 0.3% so với 0.4% trước đó. Trọng tâm sẽ là con số của Nhóm Kiểm soát, dự kiến tăng 0.3% so với mức 0.7% trước đó.
Chi tiêu tiêu dùng đã ổn định, điều mà thị trường mong đợi khi tăng trưởng lương thực tế tích cực và thị trường lao động phục hồi. Tuy nhiên gần đây tâm lý người tiêu dùng suy yếu, có thể dẫn đến chi tiêu tiêu dùng giảm bớt.
Mức giảm trước giờ mở cửa chỉ là một chút so với mức tăng của hôm qua. Các chỉ số châu Âu vẫn đang sẵn sàng cho tuần tăng thứ bảy liên tiếp. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng nhẹ, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.1%. Sự chú ý sẽ chuyển sang dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ sau đó cũng như bất kỳ tin tức nào khác liên quan đến Trump trước cuối tuần.
Mục đích của hội nghị chuyên đề được cho là để thảo luận về các cách thúc đẩy tâm lý khu vực tư nhân. Cuộc họp cũng sẽ bao gồm người đồng sáng lập Alibaba Jack Ma, CEO Tencent Pony Ma, cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc khác, chủ yếu từ lĩnh vực công nghệ. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Hai.
Để dễ hình dung, việc ông Tập chủ trì một cuộc gặp gỡ như vậy giữa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là khá hiếm. Nhưng thời điểm tuyệt vọng đòi hỏi các biện pháp tuyệt vọng khi ông đang cố gắng tìm ra giải pháp để giải quyết những thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt. Đặc biệt là vào thời điểm mà căng thẳng thương mại với Mỹ cũng đang leo thang.
Ông Tập được cho là sẽ khuyến khích những người tham dự mở rộng hoạt động kinh doanh của họ trong nước và cả ở nước ngoài.
Cho đến nay, các đồng tiền chính ít thay đổi với đồng USD hiện vẫn "dò đáy" sau đà giảm hôm qua.
EUR/USD đang tiến gần hơn đến việc kiểm tra mức 1.0500, mức kháng cự đã kìm hãm đà tăng của tháng 1. Trong khi đó, GBP/USD có vẻ như đang tăng lên khi vượt qua mốc 1.2500 và bắt đầu hướng tới đường MA 100 ngày của nó - hiện ở mức 1.2693.
Bên cạnh đó, USD/CAD cũng đã phá vỡ mức đáy hai tháng và đang hướng tới mục tiêu tiếp theo là 1.4100 trong bối cảnh phá vỡ dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng .
AUD/USD đang tiến gần đến mức cao nhất trong tháng 1 là 0.6330 và đang hướng tới sự phục hồi kỹ thuật vững chắc hơn sau một khởi đầu đầy thử thách do lo ngại về thuế quan của Trump.
Đối với USD/JPY, cặp tiền này vẫn bị ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu, hiện kiểm tra các đường MA hàng ngày quan trọng ở mức 152.68. Điều đó xảy ra khi lợi suất 10 năm ở Mỹ đã giảm đáng kể từ mức cao 4.66% vào thứ Tư xuống còn 4.53%.
Nhưng khi những người tham gia thị trường ít lo sợ hơn về thuế quan và tin tưởng mạnh mẽ hơn rằng chúng chủ yếu sẽ được sử dụng như một công cụ đàm phán, sẽ rất khó để lợi suất tăng trở lại. Trừ khi lạm phát của Hoa Kỳ tăng nóng hơn nhiều trong những tháng tới và khiến Fed phải suy nghĩ lại.
Và khi thị trường đã gần như định giá chỉ một lần cắt giảm lãi suất trong năm (hiện tại là ~33 điểm cơ bản), rất khó để tìm thấy triển vọng tích cực của USD. Nhưng như đã đề cập, ngưỡng dữ liệu để kích hoạt điều đó là tương đối cao vào lúc này.
Tài sản rủi ro đang tiếp tục được ưa thích. Các chỉ số châu Âu đang hướng tới tuần tăng thứ bảy liên tiếp và chứng khoán Mỹ cũng đang tiến gần đến mức đỉnh kỷ lục mới. Tại thời điểm này, nếu nỗi lo sợ về thuế quan là không đủ để kiềm chế thị trường này thì trọng tâm sẽ quay trở lại lạm phát.
Junko Koeda, giáo sư tại Đại học Waseda, đã được Hạ viện Nhật Bản phê duyệt làm thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Tuy nhiên, để chính thức đảm nhiệm vị trí này, bà vẫn cần nhận được sự chấp thuận từ cả Thượng viện.
Koeda được đánh giá là một ứng viên ít dovish hơn, cho thấy khả năng BoJ có thể có những điều chỉnh trong định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Google Play và Apple Store cho biết họ đã khôi phục TikTok trên cửa hàng ứng dụng của Hoa Kỳ vào thứ năm.
Trước đó, Trump đã ban hành một sắc lệnh hoãn ban hành lệnh cấm đối với nền tảng truyền thông xã hội.
Goldman Sachs nhận định rằng nếu dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine trở lại mức trước chiến tranh, giá khí đốt châu Âu vào mùa hè 2025 có thể giảm mạnh. Cụ thể, ngân hàng này dự báo giá khí đốt TTF có thể thấp hơn từ 36% đến 56% so với mức 50 EUR/MWh dự kiến, tương đương mức giá chỉ còn khoảng 22-32 EUR/MWh. Dự báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn cung khí đốt từ Nga đối với thị trường châu Âu, trong bối cảnh khu vực này vẫn đang tìm cách đảm bảo an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok khẳng định rằng quá trình dỡ bỏ lệnh cấm bán khống cổ phiếu vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, dự kiến hoàn tất vào cuối quý này. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ thị trường tài chính trong bối cảnh bất ổn gia tăng do chính sách thương mại của Mỹ và căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tích cực trao đổi với nhà đầu tư và các bên liên quan để đảm bảo quá trình dỡ bỏ lệnh cấm, vốn được áp dụng từ tháng 11/2023, diễn ra suôn sẻ và hạn chế tác động tiêu cực lên thị trường.
Khi nhậm chức, Trump đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu ngừng viện trợ nước ngoài trong 90 ngày. Tuy nhiên, phán quyết của tòa án đã ngăn chặn một phần quan trọng của sắc lệnh này.
Vẫn chưa rõ liệu các chính sách của Trump có được duy trì lâu dài hay không. Trump muốn cải thiện tình hình tài chính của chính phủ Mỹ, nhưng đội ngũ của ông không có kế hoạch hoặc sự chuẩn bị rõ ràng để đạt được mục tiêu này.
Ông đã đưa ra những biện pháp áp thuế quan nhằm mục tiêu thu về một nghìn tỷ USD, tuy nhiên điều này dường như không khả thi.
Trước đó, chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi tuyên bố sẽ có phản ứng phù hợp trước kế hoạch áp thuế đối ứng của Mỹ. USD/JPY giảm sau tin
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết Nhật Bản sẽ đưa ra phản ứng phù hợp sau khi xem xét kỹ lưỡng tác động từ kế hoạch áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, đang lên kế hoạch áp thuế đối ứng đối với các quốc gia áp thuế lên hàng hóa Mỹ. Nhật Bản, là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ khép phiên thứ Năm trong sắc xanh, với S&P 500 tăng mạnh nhờ sự bứt phá của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn như Nvidia, Apple và Tesla, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố lộ trình áp thuế quan đối ứng đối với các đối tác thương mại. Theo một quan chức Nhà Trắng, các mức thuế mới sẽ ứng với thuế suất mà các quốc gia khác áp lên hàng hóa Mỹ và có thể được thực hiện trong vài tuần tới. S&P 500 tăng mạnh 1.04% lên 6,115.07 điểm, đánh dấu mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ 15/01 và tiến sát mức kỷ lục ngày 23/01. Nasdaq dẫn đầu với mức tăng 1.50% lên 19,945.64 điểm, nhờ sự bứt phá mạnh của nhóm công nghệ. Dow Jones tăng 0.77% lên 44,711.43 điểm. Nhóm cổ phiếu công nghệ lớn là tâm điểm của phiên giao dịch, Tesla tăng vọt 5.9%, Nvidia tăng 3.2%, và Apple tăng 2%. Thị trường cũng nhận được sự thúc đẩy từ dữ liệu kinh tế khi báo cáo cho thấy chỉ số PPI tháng 1 tăng, nhưng các dữ liệu cốt lõi trong chỉ số PCE – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – lại khá ôn hòa. Giá dịch vụ y tế, chiếm gần 20% trọng số PCE, chỉ giảm nhẹ 0.06%, làm xoa dịu lo ngại về áp lực lạm phát. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm mạnh khi nhà đầu tư ngày càng tự tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt, giúp tâm lý trên thị trường cổ phiếu khởi sắc. Sự sụt giảm lợi suất diễn ra sau báo cáo PPI tháng 1 và dữ liệu thị trường lao động tích cực. Theo công cụ CME FedWatch, thị trường hiện chỉ định giá xác suất hơn 50% cho khả năng Fed cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản vào tháng 7, thay vì tháng 9 như dự báo trước đó trong phiên.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD suy yếu ngay cả khi chỉ số giá sản xuất PPI tháng 1 cao hơn dự báo và chính quyền Trump công bố thuế quan đối ứng. Lý do là các dữ liệu chi tiết trong báo cáo PPI cho thấy các thành phần cốt lõi, vốn được dùng để tính chỉ số PCE lõi (thước đo lạm phát ưa thích của Fed), có khả năng giảm. Thị trường coi đây là tín hiệu rằng lạm phát có thể hạ nhiệt, khiến Fed có thể giữ chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn. Cùng với đó, lợi suất trái phiếu 10 năm giảm mạnh 10.5 bps, xóa sạch mức tăng của hôm trước sau dữ liệu CPI, tiếp tục gây áp lực lên USD. Ngoài ra, thông báo về thuế đối ứng từ chính quyền Trump không gây tác động mạnh như trước, do thị trường đã dự đoán trước thông tin này từ một tuần trước, và lệnh thuế cũng có thể lùi ít nhất 6 tuần để thực thi. Nhà đầu tư cho rằng các biện pháp thuế này có thể được đàm phán lại hoặc không thực hiện. Phản ứng của các cặp tiền chính khá rõ rệt, EUR/USD ban đầu giảm 30 pips khi Mỹ tuyên bố tập trung vào thuế VAT của EU, nhưng nhanh chóng phục hồi và tăng tổng cộng 90 pips nhờ lực mua mạnh. USD/JPY giảm mạnh 166 pips, xóa sạch đà tăng của phiên trước, phản ánh rõ sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu Mỹ. SD/CAD giảm mạnh 117 pips, quay về mức giá hồi giữa tháng 12, thời điểm Trump lần đầu công bố có thể áp thuế 25% đối với Canada và Mexico. Xu hướng giảm của USD lan rộng và giảm đồng loạt trên các cặp tiền chính, phản ánh tâm lý thị trường đang quay trở lại tâm lý risk-on. Thị trường đang đặt cược vào triển vọng Fed nới lỏng, bất chấp các yếu tố tiêu cực từ dữ liệu PPI và chính sách thuế quan của Trump. Trong thời gian tới, dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ vào thứ Sáu sẽ là yếu tố trọng tâm, ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và chính sách của Fed. Nhà đầu tư cũng chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ cuối tuần dài, khả năng biến động mạnh sẽ tăng cao do thanh khoản thị trường giảm.
Dầu thô WTI tăng nhẹ 5 cent lên 71.42 USD/thùng. Vào đầu phiên, đà giảm đầu phiên xuất phát từ hy vọng rằng các cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine có thể làm dịu căng thẳng địa chính trị, tuy nhiên, tâm lý thị trường nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng rằng chính quyền Mỹ có thể tạm dừng triển khai các mức thuế mới. Đầu thô WTI chốt phiên giảm 0.11% xuống còn 71.29 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm 0.21% xuống 75.02 USD/thùng. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm mạnh 10.5 điểm cơ bản xuống 4.52%, giá vàng tăng $23 lên 2,926 USD/ounce.
Tổng quan thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay phản ánh sự phân hóa rõ rệt giữa các ngành. Cổ phiếu công nghệ ghi nhận những tín hiệu trái chiều, trong khi nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu dẫn đầu bởi Tesla có mức tăng mạnh. Ngược lại, Deere & Company (DE) giảm sâu, tạo áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghiệp.
Công nghệ:
Hàng tiêu dùng không thiết yếu:
Công nghiệp:
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump cho biết:
Trong bối cảnh chính quyền Trump triển khai chính sách thuế quan đối ứng, Ấn Độ đang được chú ý vì áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mỹ.
Bộ trưởng Kinh tế Ý cho biết chính phủ nước này sẽ sớm áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với chi phí năng lượng gia tăng, dự kiến sẽ được triển khai trong vài tuần tới.
Phát biểu về tình trạng giá năng lượng leo thang, ông nhấn mạnh:
"Chúng ta cần cân nhắc những tác động từ quá trình chuyển đổi sang thị trường năng lượng tự do đối với hóa đơn tiêu dùng."
Dù Eurozone đang đối mặt với một đợt áp lực giá năng lượng mới, đồng EUR lần này phản ứng tốt hơn so với những đợt biến động trước đó.
Cựu Tổng thống Donald Trump xác nhận sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào 1 giờ sáng (giờ Việt Nam) tại Phòng Bầu Dục, tập trung vào vấn đề thuế quan đối ứng.
Đây là chủ đề mà Trump đã nhắc đến suốt hơn một tuần qua, và giới đầu tư đang chờ đợi những chi tiết cụ thể về kế hoạch này.
Thị trường dường như không quá lo ngại về chỉ số PPI cao hơn dự báo. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn ở mức ổn định. Giới đầu tư đang chờ đợi thông báo về thuế quan dự kiến được công bố lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau (giờ Việt Nam) .
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 4.1 điểm cơ bản xuống 4.325%, trong khi lợi suất 10 năm giảm 5.6 điểm cơ bản xuống 4.577%.
Diễn biến thị trường HĐTL chứng khoán Mỹ trước phiên giao dịch chính thức:
Morgan Stanley dự báo chỉ số PCE lõi – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – sẽ tăng 0.3% sau khi dữ liệu PPI công bố.