Tìm hiểu về Long và Short trong giao dịch Forex
Linh Đặng
Investment Analyst
Hiểu về long và short trong forex là điều cơ bản đối với tất cả các nhà giao dịch mới bắt đầu.
Một vị thế giao dịch có ba thành phần chính:
- Cặp tiền tệ
- Vị thế Long hoặc Short
- Quy mô giao dịch
Các nhà giao dịch có thể thực hiện các vị thế đối với các cặp tiền tệ khác nhau. Nếu họ kỳ vọng đồng tiền SẼ tăng giá, họ có thể Long. Quy mô của vị thế mà họ thực hiện sẽ phụ thuộc vào khoản ký quỹ yêu cầu. Điều quan trọng là các nhà giao dịch phải sử dụng đòn bẩy thích hợp.
LONG và SHORT
Có một vị thế Long hoặc Short trong ngoại hối có nghĩa là đặt cược vào một cặp tiền tệ sẽ tăng hoặc giảm giá trị. Khi một nhà giao dịch Long, họ sẽ nắm giữ một tài sản, với hy vọng tài sản đó sẽ tăng giá. Khi Short, người đó sẽ bán khống một tài sản với hy vọng sẽ giảm giá để có thể mua lại với giá thấp hơn trong tương lai.
KHI NÀO BẠN NÊN LONG?
Vị thế long được thực hiện khi nhà giao dịch kỳ vọng đồng tiền sẽ tăng giá.
Ví dụ: khi một nhà giao dịch thực hiện lệnh mua, và giữ một vị thế long USD/JPY, tức là anh ta đang kỳ vọng USD sẽ tăng giá so với JPY.
Một ví dụ về tín hiệu mua là khi cặp tiền giảm xuống mức hỗ trợ. Trong biểu đồ dưới đây, cặp tiền USD/JPY giảm xuống 110.274 nhưng được hỗ trợ và bật tăng lên từ mức đó nhiều lần. Mức 110.274 này trở thành mức hỗ trợ và cho các nhà giao dịch tín hiệu mua khi giá giảm xuống mức đó.
Một lợi thế của thị trường ngoại hối là nó giao dịch liên tục 24/5. Một số nhà giao dịch thích giao dịch trong các phiên chính như phiên New York, phiên London và đôi khi là phiên Sydney và Tokyo vì tính thanh khoản hơn.
VÀ KHI NÀO THÌ NÊN SHORT?
Vị thế short về cơ bản là đối lập với vị thế mua. Khi các nhà giao dịch mở một vị thế short, họ kỳ vọng giá của đồng tiền sẽ giảm giá (đi xuống). Short một loại tiền có nghĩa là bán đồng tiền cơ bản đó với hy vọng rằng giá của nó sẽ giảm trong tương lai, cho phép nhà giao dịch mua lại chính loại tiền đó nhưng với giá thấp hơn. Chênh lệch giữa giá bán cao hơn và giá mua thấp hơn chính là lợi nhuận. Ví dụ, nếu một nhà giao dịch short USD/JPY, họ đang bán USD và mua JPY.
Các nhà giao dịch tìm kiếm các tín hiệu bán để vào lệnh. Một tín hiệu bán phổ biến là khi giá của đồng tiền cơ bản chạm mức kháng cự. Mức kháng cự là mức mà cặp tiền phải vật lộn để vượt lên. Trong biểu đồ dưới đây, USD/JPY tăng giá lên 114.486 và nỗ lực bứt phá không thành công nhiều lần trước đó. Mức này trở thành mức kháng cự và cho các nhà giao dịch tín hiệu bán khi cặp tiền đạt đến 114.486.