Tin vui bất ngờ: BoJ hạ nhiệt lo ngại lãi suất, chứng khoán châu Á 'cất cánh'!

Tin vui bất ngờ: BoJ hạ nhiệt lo ngại lãi suất, chứng khoán châu Á 'cất cánh'!

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

10:32 07/08/2024

Cổ phiếu châu Á tăng giá sau khi Phó thống đốc BoJ tuyên bố sẽ không tăng lãi suất nếu thị trường bất ổn, trấn an các nhà đầu tư đang lo lắng về sự sụt giảm của USDJPY.

Hai chỉ số cổ phiếu quan trọng của Nhật Bản đều tăng sau khi USDJPY tăng 2%. Phó thống đốc BoJ Shinichi Uchida lưu ý đến sự biến động gần đây trên thị trường Nhật Bản, cho biết định hướng lãi suất của BoJ sẽ thay đổi nếu có tác động đến triển vọng chính sách. Cổ phiếu tại Đài Loan và Hàn Quốc tiếp tục đà tăng, trong khi thước đo khu vực tăng 1.7%.

Các nhà giao dịch đang cân nhắc liệu đợt bán tháo toàn cầu gần đây có phải là phản ứng thái quá trước dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ hay không, với dữ liệu của Goldman Sachs Group cho thấy các quỹ phòng hộ đã tận dụng sự sụp đổ của ngày thứ 2 để mua cổ phiếu. Ở châu Á, câu hỏi đặt ra là liệu giai đoạn tồi tệ nhất của sự sụp đổ các giao dịch “carry trade” và các vị thế đòn bẩy trong cổ phiếu Nhật Bản đã qua hay chưa.

Mức biến động của chỉ số Nikkei vẫn còn cao

“Yếu tố quan trọng đối với Nhật Bản, như chúng ta đã thấy, đối với cổ phiếu toàn cầu, là sức mạnh của đồng Yên, cũng là biểu hiện của triển vọng kinh tế Hoa Kỳ”, Kyle Rodda, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại Capital.Com cho biết. “Hiện tại, USDJPY đang dao động quanh mức 145. Nếu cặp tỷ giá này vẫn duy trì sự ổn định và có thể giảm hơn nữa, chỉ số Nikkei sẽ phục hồi và trở lại bình thường”.

S&P 500 và Nasdaq 100 đã tăng vào thứ 3 — theo sau sự phục hồi do Nhật Bản dẫn đầu ở Châu Á — với cả hai đều tăng 1% sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. “Thước đo nỗi sợ hãi” của Phố Wall — VIX — đã chứng kiến ​​mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2010. Các nhà giao dịch cũng đã điều chỉnh kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay, với thị trường swaps dự đoán cắt giảm khoảng 105 bps, so với 150 bps vào thứ 2.

Chỉ số S&P 500 tăng sau cuộc khủng hoảng toàn cầu

Arindam Sandilya, đồng giám đốc chiến lược FX toàn cầu, cho biết trên Bloomberg TV rằng việc gỡ bỏ các giao dịch “carry trade” đã hoàn tất 50% đến 60%. Các nhà đầu tư sử dụng đồng tiền giá rẻ để cấp vốn cho các khoản đầu tư vào tài sản có lợi suất cao hơn đã “gặp xui” khi USDJPY giảm 11% trong tháng qua.

Chỉ số Nikkei và Topix đã tiến vào thị trường giá xuống hôm thứ 2 sau khi giảm 20% so với mức đỉnh vào tháng 7. Mức biến động của Nikkei đã chạm mức đỉnh kể từ năm 2008 vào đầu tuần.

Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như đi ngang sau khi tăng 10 bps lên 3.89% vào thứ 3.

Ở nơi khác, NZDUSD đã tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp tăng ít hơn dự kiến. Dầu giảm sau khi một báo cáo của ngành cho thấy lượng hàng tồn kho của Hoa Kỳ tăng sau năm tuần giảm.

Carol Schleif tại BMO Family Office cho biết: “Chúng tôi sẽ mô tả đợt thoái lui gần đây của thị trường như một đợt điều chỉnh tiêu biểu, sau nhiều tháng ít biến động cho đến nay trong năm 2024. Việc thị trường ít biến động trước vài tuần qua là điều bất thường và đợt điều chỉnh hiện tại thực sự khá bình thường, đặc biệt là trong tháng 8, theo truyền thống là thời điểm biến động đối với thị trường do khối lượng giao dịch thấp hơn và tình trạng ảm đạm của mùa hè”.

Thị trường nhìn chung vẫn không biến động nhiều vào thứ Ba, sau đợt thoái lui do dữ liệu kinh tế yếu, báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ không mấy ấn tượng, và xu hướng theo mùa kém. Sự lo ngại trong vài ngày qua đã đẩy S&P 500 đến bờ vực điều chỉnh, với mức giảm khoảng 8.5% so với mức đỉnh.

Các sự kiện chính trong tuần này:

  • Thương mại Trung Quốc, dự trữ ngoại hối, Thứ Tư
  • Tín dụng của người tiêu dùng Hoa Kỳ, Thứ Tư
  • Sản xuất công nghiệp Đức, Thứ Năm
  • Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ, Thứ Năm
  • Thomas Barkin của Fed phát biểu, Thứ Năm
  • PPI, CPI của Trung Quốc, Thứ Sáu

Một số động thái chính trên thị trường:

Cổ phiếu

  • HĐTL S&P 500 gần như đi ngang tính đến 7:44 sáng theo giờ Việt Nam
  • HĐTL Hang Seng tăng 0.5%
  • HĐTL Nikkei 225 (OSE) tăng 0.3%
  • Topix của Nhật Bản tăng 0.5%
  • S&P/ASX 200 của Úc giảm 0.2%
  • HĐTL Euro Stoxx 50 tăng 0.5%
  • HĐTL Nasdaq 100 gần như đi ngang

Tiền tệ

  • Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index gần như đi ngang
  • EURUSD gần như đi ngang ở mức 1.0926
  • USDJPY tăng 0.5% lên 145.11
  • USDCNH gần như đi ngang ở mức 7.1627
  • AUDUSD tăng 0.2% lên 0.6532

Tiền điện tử

  • Bitcoin giảm 0.8% xuống 56,114.51 USD
  • Ether giảm 1.5% xuống 2,452.71 USD

Trái phiếu

  • Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 1 bps lên 3.90%
  • Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 0.890%
  • Lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm tăng 6 bps lên 4.08%

Hàng hóa

  • Dầu thô WTI giảm 0.3% xuống 73.01 USD/thùng
  • Vàng giao ngay giảm 0.4% xuống 2,382.63 USD

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ