Top 3 sự kiện quan trọng Traders cần chú ý ngày 14/07
Bảo Chung
Currency Analyst
Sự áp đảo của “phe lạc quan” tưởng chừng như có thể kéo dài, nhưng mọi thứ đều có thể thay đổi trong chớp mắt.
Cổ phiếu sụt giảm đáng kể sau nhịp tăng giá mạnh trong phiên Á và Âu hôm qua nhờ những tín hiệu tích cực tới từ Vắc-xin Covid-19. Nhịp điều chỉnh giảm kia xuất hiện sau khi Thống đốc bang California ban hành lệnh cấm đối với các hoạt động tụ tập đông người trong nhà như quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim hay bảo tàng … trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến nghiêm trọng ở Golden State.
Trước đó, hai trường học lớn nhất tại California đã công bố kế hoạch học trực tuyến kể từ tháng sau.
Sự không chắc chắn về đà hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch như một đám mây đen trĩu nặng che phủ nhịp tăng của các cổ phiếu, bất chấp các tin tức tích cực trong vài tuần gần đây đã tạo đà tăng tạm thời cho cổ phiếu, nhất là nhóm cổ phiếu ngành công nghệ. Trong ngày hôm qua, FANG chịu nhiều áp lực khi cổ phiếu Apple (Nasdaq: AAPL) có nhịp giảm điểm sau đợt tăng hơn 3% trước đó.
Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận tính dẫn đầu của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ. Báo cáo thu nhập của các ngân hàng lớn được công bố hôm nay, các nhà đầu tư sẽ thu thập dữ liệu từ Chỉ Số Giá Tiêu Dùng.
Dưới đây là ba sự kiện có thể tác động mạnh tới thị trường:
1. Công nghệ vẫn là “kẻ chiến thắng không thể chối cãi” bất chấp những tác động tiêu cực đến từ đại dịch
Tính đến cuối phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu Công Nghệ Thông Tin có đà tăng tốt nhất (18%) trong nhóm S&P500 tính từ đầu năm tới giờ trong khi các lĩnh vực khác chìm trong sắc đỏ (theo dữ liệu từ Fidelity). Chỉ có hai ngành khác cho dấu hiệu tích cực là Tiêu Dùng (tăng 14%) và Dịch Vụ Truyền Thông (tăng 5.9%).
Ngành Năng Lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi đã giảm 40.7% trong năm khi nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu giảm mạnh trong đại dịch. Ngành Tài Chính và Công Nghiệp cũng không ngoại lệ với các mức giảm lần lượt là 23% và 16%.
Các nhà đầu tư tiếp tục đặt niềm tin vào FANG trong khi cảnh giác hơn với nhóm cổ phiếu phụ thuộc vào vào sự mở cửa thành công của nền kinh tế. Nhìn chung, S&P500 đã giảm 1.4%.
2. Các ngân hàng lớn công bố cáo cáo thu nhập
Các ngân hàng lớn sẽ công bố báo cáo thu nhập hôm nay trong nền tâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư, sẵn sàng đón nhận các tin tức xấu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
JPMorgan Chase & Co (NYSE: JPM) công bố báo cáo quý hai sớm nhất, trước khi thị trường phiên Mỹ mở cửa. Các nhà phân tích dự kiến EPS (Earnings Per Share – lợi nhuận trên một cổ phiếu) sẽ giảm hơn 50% xuống mức $1.19/cổ, trong khi doanh thu 30 tỷ USD của quý Hai vừa rồi lại cao hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Citigroup (NYSE: C) dự kiến công bố EPS là 89 xu/cổ trên doanh thu 18.7 tỷ USD, Wells Fargo (NYSE: WFC) dự kiến công bố EPS giảm 10 xu với doanh thu 18.3 tỷ USD.
Các ngân hàng đã buộc phải tạm hoãn quá trình mua lại cổ phiếu với lo ngại chất lượng tín dụng suy yếu và thua lỗ sẽ xảy ra.
3. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng dự kiến sẽ tăng
Dữ liệu Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI – Consumer Price Index) được công bố lúc 19:30 (GMT+7) hôm nay. Các nhà phân tích dự kiến CPI tháng Sáu sẽ tăng 0.5% và cao hơn 0.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số CPI Lõi đã tăng 1.1% trong vòng 12 tháng qua.
Trong khi giá xăng giảm trong thời gian phong toả, dầu thô đã có nhịp hồi phục đáng kể và hiện đang được giao dịch gần mức $40/thùng. Nhu cầu tiếp tục nhận được nhiều sự chú ý khi dữ liệu dầu thô tồn kho của Mỹ liên tục tăng những tuần gần đây.
Trong giai đoạn phong toả, người tiêu dùng sẽ thấy giá thực phẩm tăng trong khi giá gas giảm đáng kể.