Top 5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này 22 - 26/06

Top 5 sự kiện quan trọng cần chú ý trong tuần này 22 - 26/06

23:00 21/06/2020

Những chỉ báo kinh tế mà các nhà đầu tư cần chú ý trong tuần này sẽ bao gồm sự gia tăng của  số ca nhiễm Covid-19 tại Hoa Kỳ, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự định sẽ hạ thấp dự báo tăng trưởng toàn cầu. Tuần này sẽ là một tuần khá yên bình khi lịch kinh tế chỉ bao gồm những cập nhật trong dữ liệu nhà đất, số đơn đặt hàng tiêu dùng lâu bền và số đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ. Tại khu vực Eurozone và Vương quốc Anh, chỉ số PMI có khả năng tiếp tục giảm. Trong khi đó FTSE Russell dự kiến sẽ tái cấu trúc các chỉ số chứng khoán trong thứ Sáu, một sự kiện thường niên tạo ra một trong những ngày có khối lượng giao dịch lớn nhất trong năm. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần mới

1. Số ca nhiễm virus Covid-19 tăng đột biến ở một số bang

Sự tăng lên đột biến của số ca nhiễm Covid-19 trên các bang tại Hoa Kỳ, chủ yếu là miền Nam và miền Tây dường như đang tạo nên sự lo lắng của thị trường về sự trở lại của loại virus nguy hiểm này.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cho biết vào hôm thứ Bảy tuần trước rằng ông đã yêu cầu các quan chức Hoa Kỳ giảm tốc trong quá trình xét nghiệm, gọi đó là “con dao hai lưỡi” dẫn đến việc nhiều ca nhiễm mới bị phát hiện.

Các chuyên gia y tế cho biết việc mở rộng chẩn đoán xét nghiệm có đóng góp một phần, nhưng không phải toàn bộ nguyên nhân sự gia tăng trong số ca nhiễm. Tính đến nay, hơn 119,600 công dân Mỹ đã tử vong vì virus này, theo Reuters.

Vào thứ Sáu, các quan chức cấp cao của Fed cũng đã cảnh báo sự thiếu kiểm soát y tế có thể dẫn đến kéo dài các lệnh phong tỏa và bổ sung thêm rằng xu hướng tích cực hiện tại của dữ liệu việc làm có thể sớm đảo ngược.

2. IMF công bố triển vọng kinh tế tồi tệ nhất từ trước tới nay

Theo dự báo kinh tế toàn cầu cập nhật vào thứ Tư, IMF dự kiến sẽ công bố thêm những chi tiết về cuộc suy thoái 2020, tệ hơn những gì họ đã  dự báo vào tháng Tư.

Trước đó IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, dự báo tỷ lệ tăng trưởng giảm 3%. Bây giờ IMF cảnh báo rằng sự suy giảm sẽ còn tệ hơn nữa.

“Lần đầu tiên kể từ cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ cùng chịu áp lực từ khủng hoảng. Báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới tháng 6 có khẳ năng sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng âm, thậm chí còn tồi tệ hơn so với báo cáo trước đó”, theo Gita Gopinath, chuyên gia kinh tế trưởng tại IMF.

Ông cũng cho biết thêm rằng cuộc khủng hoảng hiện tại” không hề giống với bất cứ những gì thế giới đã từng trải qua trước đây.”

3. Dữ liệu về nhà đất, hàng tiêu dùng lâu bền và đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Tuần này, các nhà đầu tư sẽ chú ý tới chỉ số nhà bán mới và chuyển nhượng trong tháng 5 cùng với số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng lâu bền, các chỉ số này có khả năng sẽ hồi phục nhưng vẫn duy trì dưới mức tiền giai đoạn Covid-19.

Thứ Năm, chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ khai báo thất nghiệp tuần, vì đó là chỉ báo cập nhật nhất về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.

Theo báo cáo vào thứ Năm tuần trước, khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu bắt đầu chệch khỏi xu hướng giảm thì nền kinh tế sẽ phải mất thời gian dài để phục hồi từ cuộc suy thoái Covid-19

Hoa Kỳ cũng sẽ công bố ước tính thứ ba về GDP quý I vào hôm thứ Năm.

4. Chỉ số PMI của Anh và khu vực Eurozone

Tại khu vực Eurozone, báo cáo về niềm tin của người tiêu dùng vào thứ Hai sẽ cung cấp góc nhìn nhanh về tâm lý thị trường và cách mà nó hồi phục nhanh chóng khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Chỉ số PMI tháng 6 được công bố vào thứ Ba cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Mặc dù chỉ số PMI tháng 5 có cải thiện so với tháng 4, nhưng vẫn cho thấy sự suy yếu trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Anh cũng sẽ công bố dữ liệu PMI trong tuần này. Mặc dù cả 2 lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều được dự báo phục hồi nhưng mức dự báo của giới chuyên môn vẫn nằm dưới 50, đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất và dịch vụ vẫn đang có xu hướng thu hẹp.

5. FTSE Russell tái cơ cấu

FTSE Russell sẽ tái cơ cấu các chỉ số chứng khoán vào thứ Sáu tuần này. Việc tái cân bằng chỉ số hàng năm sẽ được thực hiện vào ngày thứ Sáu thứ tư mỗi tháng 6, sau khi thị trường đóng cửa.

Việc này sẽ khiến khối lượng giao dịch tăng vọt ngay trước khi thị trường đóng cửa. Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq, do quy mô tái cấu trúc, sẽ thắt chặt các quy tắc giao dịch và các kế hoạch dự phòng trong điều kiện thị trường bất thường.

Các cổ phiếu sẽ được thêm vào hoặc xóa khỏi các nhóm chỉ số của Russell, bao gồm Russell 1000 large cap và Russell 200 small cap, khiến các nhà quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục để phản ánh đúng tỷ trọng và thành phần.

Các nhà phân tích của Bank of America dự báo những thay đổi lớn trong năm nay, đặc biệt với các công ty công nghệ. Những cái tên được đánh giá cao bao gồm Zoom (NASDAQ: ZM), Slack (NYSE: WORK) và Crowdstrike(NASDAQ CRWD).

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ