Top 5 sự kiện quan trọng ngày 12/08: Bầu cử tổng thống Mỹ, kích thích tài khoá và bất ổn Hồng Kông
Bảo Chung
Currency Analyst
Kamala Harris được chọn làm “running mate” của Joe Biden. Giá Vàng lao dốc mạnh nhất trong gần 7 năm. SoftBank dự định đầu tư 10 tỷ USD cho cổ phiếu đại chúng.
Dưới đây là những sự kiện quan trọng có thể sẽ tác động mạnh tới thị trường.
Running Mate - Ứng cử viên phó tổng thống
Joe Biden đã chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris làm người sánh đôi trong công cuộc tranh cử tổng thống của mình, đặt cược rằng mối quan hệ khăng khít của cô với cộng đồng người Mỹ gốc Phi cùng thương hiệu cá nhân “công tố viên tiến bộ” sẽ góp phần đưa ông vào Nhà Trắng. Bà Harris, 55 tuổi, là người đã tranh cử với ông Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ, trở thành người phụ nữ da đen và người Mỹ gốc Á đầu tiên nắm giữ vai trò quan trọng trong một Đảng lớn tại Hoa Kỳ. Được biết tới như một nhà vận động tích cực, thượng nghị sĩ trẻ đến từ California đã ba lần dành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tại tiểu bang lớn nhất nước Mỹ này. Bà bắt đầu sự nghiệp với tư cách là luật sư cấp quận tại San Francisco và sau đó là tổng chưởng lý tại California. Trên twitter của mình, bà đã cam kết sẽ giúp đỡ Biden đánh bại tổng thống Donald Trump.
Thị trưởng mở cửa trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á có một khởi đầu trái chiều sau những biến động không đồng nhất trên phố Wall khi nhà đầu tư lo ngại về một gói kích thích kinh tế sắp được Washington tung ra. Vàng bị bán tháo mạnh nhất trong vòng 7 năm. Hợp đồng tương lai của Nhật Bản và Australia tăng mạnh, điều ngược lại diễn ra tại Hồng Kông. Chỉ số S&P 500 Futures mở cửa trong sắc xanh, nhưng S&P 500 lại giảm điểm mạnh nhất trong 8 phiên gần đây khi các nhà đầu tư đang để ý tới bình luận từ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell rằng các cuộc đàm phán về gói kích thích đang đi vào bế tắc, cùng như hiện tượng “chốt lời” xảy đến với một vài cổ phiếu dẫn dắt. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt trước cuộc đấu thầu trái phiếu tuần này. Trái phiếu và lợi suất trái phiếu châu Âu tăng điểm nhờ được hỗ trợ từ việc cắt giảm lợi suất thực xuống mức âm.
Mục tiêu thực sự của SoftBank
SoftBank đang nhắm mục tiêu đầu tư hơn 10 tỷ USD vào cổ phiếu đại chúng như một phần của nhánh quản lý tài sản mới, vượt xa mức nắm giữ ban đầu mà nhà sáng lập Masayoshi Son đã vạch ra cho các cổ đông hôm qua. Một cổ đông giấu tên cho biết con số này có thể lên tới hàng chục tỷ USD. CEO Son đã tiết lộ xu hướng đầu tư của công ty trong một cuộc gọi hội thảo xoay quanh vấn đề thu nhập hôm thứ ba. Ông cho biết công ty có tổng vốn khoảng 555 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền đó chỉ có vai trò “giữ chỗ”, “555” trong tiếng lóng Nhật Bản có nghĩa là “làm đi, làm đi, làm đi”. Tập đoàn đã âm thầm tích lũy số cổ phần trị giá hàng tỷ đôla trong các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ vài tháng vừa rồi.
Sự phân hóa trong thị trường việc làm tại Úc
Thị trường việc làm tại Australia đang cho thấy những dấu hiệu tăng vọt lên gấp ba lần, các dữ liệu thời gian thực nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19 nhằm giúp các công ty tự tin mở cửa và người lao động sẵn sàng quay trở lại làm việc. Sau những nhịp tăng đều đều từ đáy tháng Tư trong bối cảnh phong tỏa toàn quốc, Bảng lương tháng 6 ở Victoria, New South Wales và Tây Úc đã có những sự khác biệt đáng kể. Việc làm ở bang Victoria bắt đầu sụp đổ khi những biện pháp cứng rắn buộc phải được áp dụng để phòng chống đại dịch; ngược lại, tình hình tích cực tại Tây Úc hỗ trợ nhiều cho quá trình phục hồi. Thống đốc ngân hàng trung ương Philip Lowe nhấn mạnh rằng tốc độ hồi phục phụ thuộc rất nhiều vào vắc-xin COVID-19.
Hành động "ngồi yên" có thể gây ra nhiều tác dụng to lớn
Đã vạch ra lối thoát tỉ mỉ, mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài và đảm bảo hộ chiếu thông suốt, vậy nhưng hiện tại, việc các nhà đầu tư lớn tại Hồng Kông vẫn chưa có những động thái gì đáng kể đã giảm bớt mối lo ngại đạo luật an ninh quốc gia mới sẽ làm một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài. Việc rút tiền đã được hạn chế tối đa kể từ ngày 30/06, một phần vì các nhà đầu tư lớn vẫn đang trong quá trình đánh giá việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt hơn đối với Hồng Kông sẽ có tác động dài hạn như thế nào tới giá trị tài sản và môi trường kinh doanh. Rất nhiều người chỉ trách đạo luật và cho rằng nó sẽ làm suy yếu Hồng Kông trong vai trò một trung tâm tài chính, một số nhà đầu tư lớn lại sẵn sàng đón nhận một sự thay đổi lớn lao được chính phủ Hồng Kông và các tài phiệt giàu nhất thành phố tán thành, rằng đạo luật sẽ giúp ổn định một nền kinh tế đã và đang bị vùi dập nhiều năm tháng qua.