Trung Quốc: "Bóng ma" giảm phát và cuộc chiến giữ lửa kinh tế
Quỳnh Chi
Junior Editor
Lạm phát tiêu dùng Trung Quốc giảm trong tháng 6 do lo ngại về nền kinh tế khiến chi tiêu vẫn ở mức hạn chế, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm tháng thứ 20 liên tiếp, dù với tốc độ chậm hơn.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia công bố hôm thứ Tư, chỉ số CPI tăng 0.2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6. Con số này thấp hơn dự báo 0.4% và giảm so với mức 0.3% của tháng trước.
Lạm phát CPI theo tháng giảm 0.2% trong tháng 6, so với dự báo 0.1%. Kết quả này tệ hơn so với mức giảm 0.1% của tháng 5, cho thấy xu hướng giảm phát ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Chỉ số CPI yếu phản ánh chi tiêu tiêu dùng tăng không đáng kể trong những tháng gần đây, khi sự bất ổn về triển vọng kinh tế Trung Quốc khiến người tiêu dùng cắt giảm mạnh chi tiêu không thiết yếu.
Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, lo ngại về sự suy giảm của thị trường bất động sản và các biện pháp kích thích chậm chạp từ Bắc Kinh đều góp phần vào xu hướng giảm phát của Trung Quốc. Sự yếu kém của đồng nhân dân tệ cũng ảnh hưởng đến chi tiêu.
Tuy nhiên, chỉ số PPI phản ánh một số cải thiện trong nước, ít nhất là ở lĩnh vực sản xuất. Chỉ số này giảm 0.8% trong tháng 6, phù hợp với dự báo và cải thiện hơn so với mức giảm 1.4% của tháng trước.
Con số này cũng cho thấy lạm phát PPI giảm ở tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2/2023, trong bối cảnh chính phủ tiếp tục hỗ trợ các nhà máy của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sản xuất chỉ là một khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc, với chi tiêu tiêu dùng yếu tạo ra nhiều trở ngại trong ngắn hạn cho đất nước, khi nước này đang vật lộn với sự phục hồi kinh tế chậm chạp.
Trọng tâm hiện đang hướng về Hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - cuộc họp của các quan chức cấp cao dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7, để tìm kiếm thêm tín hiệu về hỗ trợ kinh tế.
Investing