Trung Quốc cân nhắc lệnh cấm ngân hàng phân phối sản phẩm của các quỹ phòng hộ
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đang cân nhắc việc áp dụng các quy định khắt khe hơn đối với hoạt động cung cấp các sản phẩm tài chính ra công chúng của ngân hàng, động thái này có thể cắt giảm kênh phân phối chính cho một số quỹ phòng hộ lớn nhất quốc gia, theo nguồn đáng tin cậy.
Cơ quan quản lý tài chính quốc gia đang ghi nhận phản hồi từ các ngân hàng thương mại về việc sửa đổi các quy định, theo đó cấm các sản phẩm “trá hình” được biết đến là của các quỹ đầu tư trên thị trường sơ cấp, bao gồm cả các quỹ phòng hộ, theo nguồn giấu tên. Các ngân hàng trong nhiều năm đã là một trong những nhà phân phối chính của các quỹ phòng hộ, thường huy động tiền từ nhà đầu tư dưới dạng sản phẩm ủy thác sau đó được đầu tư vào quỹ của họ.
Những sửa đổi trong quy định về phân phối sản phẩm của ngân hàng, nếu được ban hành, sẽ tạo thêm thách thức cho các quỹ phòng hộ - vốn hoá đạt 5.2 nghìn tỷ nhân dân tệ (717 tỷ USD), vốn đang chịu áp lực từ mức vốn hoá tối thiểu cao hơn và các hạn chế khác trong các quy định mới sẽ có hiệu lực vào tháng 8. Các cơ quan quản lý tài chính đang tăng cường nỗ lực loại bỏ các công ty đầu tư yếu kém và không tuân thủ quy định sau nhiều động thái bất thường khiến nhà đầu tư lo ngại trong những năm gần đây.
Các ngân hàng Trung Quốc, với 220,000 chi nhánh trên toàn quốc, từ lâu đã là nhà phân phối các sản phẩm tài chính từ hợp đồng bảo hiểm đến quỹ tương hỗ để khiếm phí. Họ đã bán hàng trăm tỷ nhân dân tệ các sản phẩm của quỹ phòng hộ cho nhà đầu tư cá nhân lớn trong những năm qua, đồng thời đa dạng hóa các dịch vụ dành cho khách hàng ngân hàng tư nhân.
Theo quy định năm 2016, ngân hàng chỉ được phân phối sản phẩm cho các tổ chức tài chính được cấp phép. Các quỹ đầu tư doanh nghiệp chưa niêm yết, bao gồm cả các quỹ phòng hộ, không được coi là công ty tài chính được cấp phép.
Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn tiếp tục phục vụ họ - điển hình là hoạt động bán sản phẩm cho các công ty uỷ thác, sau đó nhờ các quỹ phòng hộ làm cố vấn đầu tư và phân bổ tiền cho họ.
Theo dữ liệu của AMAC, các quỹ phòng hộ của Trung Quốc đã giám sát 704 tỷ nhân dân tệ trong các sản phẩm tư vấn quản lý vào cuối năm 2021, với 75% tài sản đó hoạt động dưới dạng sản phẩm ủy thác. Những sản phẩm như vậy đã giảm xuống còn 574 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2022, chiếm khoảng 10% tổng giá trị toàn ngành.
Những sửa đổi mới nhất được đưa ra sau khi Quốc vụ viện Trung Quốc vào năm ngoái cho biết rằng các quỹ đầu tư trên thị trường sơ cấp không nên tiếp cận các nhà phân phối bên ngoài để huy động vốn trừ khi các cơ quan quản lý có quy định khác.
Các ngân hàng thường giới hạn các sản phẩm quỹ phòng hộ cho các nhà quản lý lớn, có uy tín hơn để kiểm soát rủi ro. Những gã khổng lồ như Bridgewater Associates đã và đang sử dụng kênh đó để huy động vốn cho các dịch vụ nội địa.
Bloomberg