Trung Quốc đứng trước ngã rẽ: Cắt giảm lãi suất hay bảo vệ đồng tiền?

Trung Quốc đứng trước ngã rẽ: Cắt giảm lãi suất hay bảo vệ đồng tiền?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:37 14/06/2024

Nhiều người đang kêu gọi PBoC cắt giảm lãi suất. Bắc Kinh phải đưa ra quyết định giữa việc hỗ trợ nền kinh tế đang phục hồi không đồng đều hoặc ngăn chặn đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh hơn.

Trong một cuộc khảo sát của Bloomberg trước phiên họp quyết định lãi suất quan trọng của PBoC vào thứ Hai, 21% số người được hỏi (3 trên 14) cho rằng họ mong đợi việc cắt giảm lãi suất. Con số này tăng so với 10% vào tháng 5 và không ai dự đoán giảm lãi suất vào tháng 4.

PBoC đang gặp khó khăn khi công cụ chính sách lãi suất quan trọng dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng có thể làm suy yếu đồng Nhân dân tệ, vốn đã giảm 2% so với đồng USD trong năm nay. Các nhà phân tích cho rằng việc ECB và BoC giảm lãi suất trước đó có thể tạo thêm dư địa cho PBoC đi theo hướng tương tự. Bên cạnh đó, lãi suất thấp hơn cũng phù hợp với nỗ lực kích thích nhu cầu nội địa của Bắc Kinh.

Bà Jacqueline Rong, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại BNP Paribas SA, người hiện dự đoán mức giảm 10 bps lãi suất MLF trong tháng 6 cho biết: "Những yếu tố cơ bản của nền kinh tế đang phục hồi không đồng đều, giảm phát và nhu cầu tín dụng yếu đang đòi hỏi lãi suất thấp hơn."

PBoC giữ nguyên lãi suất MLF kể từ tháng 8 năm ngoái

PBoC đang phải cân bằng giữa việc duy trì đồng Nhân dân tệ như một "đồng tiền mạnh" theo mong muốn của Bắc Kinh và thực hiện các biện pháp đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng bất động sản chưa từng có.

Tuy nhiên, 11 trong số 14 nhà kinh tế và nhà phân tích dự đoán lãi suất sẽ được giữ nguyên do áp lực lên đồng Nhân dân tệ vẫn dai dẳng và nhu cầu vay trung hạn trì trệ.

Xiaojia Zhi, nhà kinh tế tại Credit Agricole CIB ở Hong Kong, cho biết: "PBoC có thể sẽ không cắt giảm lãi suất chính sách hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tương lai gần, do họ tập trung vào ổn định tỷ giá hối đoái, trong khi tình trạng thanh khoản liên ngân hàng nội địa hiện đang dồi dào."

Dữ liệu phục hồi kinh tế của Trung Quốc trái chiều khiến việc quyết định lãi suất trở nên phức tạp. CPI tháng 5 tăng thấp hơn dự kiến, trong khi xuất khẩu vượt qua ước tính.

Dữ liệu công bố vào thứ Hai có thể cho thấy sản lượng công nghiệp trong tháng 5 giảm so với tháng trước do kỳ nghỉ lễ ảnh hưởng đến sản xuất. Nhưng điều đó có thể thúc đẩy doanh số bán lẻ, dự kiến tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh hơn mức tăng 2.3% của tháng 4.

Ngành bất động sản, vốn đang gặp khó khăn, vẫn chịu áp lực. Đầu tư bất động sản ước tính giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, tồi tệ hơn mức giảm 9.8% trong 4 tháng đầu năm.

Chính phủ Trung Quốc vào tháng 5 đã công bố gói cứu trợ bất động sản diện rộng để giải quyết thách thức lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời nới lỏng quy định về thế chấp và khuyến khích các chính quyền địa phương mua nhà chưa bán. Các biện pháp này có thể không đủ để vực dậy hoàn toàn thị trường do nguồn lực dành cho chương trình bị hạn chế.

Các chương trình thử nghiệm ở một số thành phố cũng cho thấy tiến độ chậm.

Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng từ sự phản kháng của nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc do lo ngại về tình trạng sản xuất thừa, đe dọa làm chậm xuất khẩu.

Dự báo chung về tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay là 4.9%, tương đối phù hợp với mục tiêu của Bắc Kinh là nền kinh tế mở rộng khoảng 5%.

Các nhà kinh tế của Macquarie Group, bao gồm Larry Hu, nhận định trong báo cáo ngày 11/6 rằng: "Lãnh đạo Trung Quốc hiện tại chỉ tập trung đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, và không cần nhiều hơn thế. Miễn là xuất khẩu vẫn mạnh, Bắc Kinh sẽ duy trì mô hình tăng trưởng hai tốc độ hiện tại và kiềm chế không kích thích nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Nhưng họ sẽ hành động nhiều hơn khi xuất khẩu chững lại."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ