Trung Quốc gia tăng kiểm soát lĩnh vực công nghệ; Tỷ phú Jack Ma mất 11 tỷ USD chỉ trong 2 tháng

Trung Quốc gia tăng kiểm soát lĩnh vực công nghệ; Tỷ phú Jack Ma mất 11 tỷ USD chỉ trong 2 tháng

15:48 01/01/2021

Tài sản ròng của Jack Ma đã giảm gần 11 tỷ USD kể từ cuối tháng 10 khi Trung Quốc tăng cường giám sát đế chế của ông và những gã khổng lồ công nghệ nước này.

Tài sản của cựu giáo viên tiếng Anh 56 tuổi -  gắn liền với sự nổi lên như vũ bão của lĩnh vực internet Trung Quốc - đã đạt mức cao nhất 61.7 tỷ USD trong năm nay và sẵn sàng giúp ông giành lại danh hiệu người giàu nhất châu Á. Nhưng giờ đây, với khối tài sản trị giá 50.9 tỷ đô la, ông đã tụt xuống vị trí thứ 25 trên danh sách 500 người giàu nhất thế giới.

Dù người đồng sáng lập Alibaba là trung tâm của các biện pháp kiểm soát từ chính phủ, nhưng ông không phải là người duy nhất cảm thấy khó thở.

Chính sách tăng cường kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc đang buộc giới đầu tư phải suy nghĩ lại về danh mục của họ sau khi nhu cầu về các dịch vụ trực tuyến do các đợt phong tỏa vì Covid-19 khiến những cổ phiếu thuộc lĩnh vực này tăng vọt. Trong những tuần gần đây, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã mất hàng trăm tỷ đô la vốn hóa thị trường. Tencent Holdings Ltd. của Pony Ma đã giảm 15% kể từ đầu tháng 11 và ứng dụng giao thức ăn của Wang Xing là Meituan giảm gần 1/5 so với mức đỉnh của tháng trước. Các chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) của Alibaba đã giảm hơn 25% kể từ cuối tháng 10. 

Bruce Pang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance Securities Hong Kong cho biết: “Có một làn sóng các tín hiệu tương tự cho thấy những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng. Dự thảo chống độc quyền và rà soát chống độc quyền chỉ là hai trong số những tín hiệu đó.”

Vấn đề của Ma bắt đầu ngay khi ông chuẩn bị đưa công ty thanh toán Ant Group Co. ra công chúng. Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã trì hoãn đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất thế giới chỉ hai ngày trước lịch dự kiến ​​vào tháng 11.

Thương vụ IPO trị giá 35 tỷ đô la của Ant bị hoãn vô thời hạn là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự đàn áp của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống của hàng trăm triệu người. Theo đó, nhà chức trách nước này còn áp đặt các biện pháp hạn chế bổ sung đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đề xuất các quy định mới nhằm hạn chế sự thống trị của các gã khổng lồ Internet - trừng phạt Alibaba và một đơn vị của Tencent vì một thương vụ mua lại nhiều năm trước. Sự kìm kẹp chặt chẽ hơn của chính phủ đối với lĩnh vực M&A tạo nên sự bất ổn cho con đường phát triển của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Liu Cheng, một đối tác của công ty luật King & Wood Mallesons ở Bắc Kinh cho biết: “Nếu các giao dịch tương tự xảy ra ở Hoa Kỳ hoặc châu Âu - ví dụ, nếu Facebook sáp nhập với Google vào ngày mai - các nhà chức trách của họ cũng sẽ thận trọng”. “Các gã khổng lồ công nghệ cần chú ý hơn đến việc tuân thủ các hoạt động hàng ngày của họ”.

Bất chấp sự trượt dốc gần đây, các ông trùm internet của Trung Quốc đều đã cố gắng tăng thêm giá trị tài sản khi cổ phiếu của họ tăng mạnh vào đầu năm nay. 21 tỷ phú công nghệ Bloomberg theo dõi đã kiếm hơn 187 tỷ USD vào năm 2020. Thậm chí tài sản ròng của Jack Ma còn tăng 4.3 tỷ USD.

Các nhóm cổ phiếu công nghệ tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp sự đàn áp của chính phủ

Ngược lại, những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực truyền thống như bất động sản đã chịu thiệt hại nặng nề. Chủ tịch Tập đoàn China Evergrande, Hui Ka Yan đã mất 7.4 tỷ USD vào năm 2020, nhiều hơn bất kỳ ai khác trên thế giới.

Cam kết đẩy mạnh các nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn việc tăng vốn một cách mất trật tự sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính phủ vào năm tới, ông Pang từ China Renaissance cho biết. Ông nói: "Một ngành công nghệ được quản lý chặt chẽ hơn sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển nền kinh tế hậu Covid khi phần còn lại của thế giới phải vật lộn để kiềm chế đại dịch."

“Chúng tôi coi động thái mới nhất là một nỗ lực không ngừng trên con đường cải cách quy định của Trung Quốc, tìm cách đạt được sự công bằng hơn trên thị trường và khuyến khích sự phát triển lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế cũng như các lĩnh vực mà sức mạnh độc quyền tiềm tàng của các công ty Internet có tác động đáng kể”, Pang nói.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ