Trung Quốc - Nga: đằng sau sự hợp tác không giới hạn

Trung Quốc - Nga: đằng sau sự hợp tác không giới hạn

12:52 13/09/2022

Những bước tiến nhanh chóng của Ukraine trên chiến trường đã khiến cả Vladimir Putin và Tập Cận Bình rơi vào tình thế không mấy dễ chịu hướng tới hội nghị thượng đỉnh tuần này ở Trung Á. Moscow nên giữ kỳ vọng của mình ở mức thấp.

Tập Cận Bình sẽ gặp lại Vladimir Putin, bắt tay người đồng cấp, tuyên bố tình hữu nghị “không có giới hạn” và sau đó sẽ tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.
Tập Cận Bình sẽ gặp lại Vladimir Putin, bắt tay người đồng cấp, tuyên bố tình hữu nghị “không có giới hạn” và sau đó sẽ tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.

Trở lại chính trường địa chính trị sau gần ba năm vắng bóng do Covid-19, Tập Cận Bình hướng tới việc dành những ưu thế cho quốc gia của ông.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc chuẩn bị thăm Trung Á, với việc thăm Kazakhstan vào thứ Tư và sau đó sẽ tới hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan. Tại đây, ông sẽ gặp lại Vladimir Putin - lần đầu tiên kể từ Olympic Bắc Kinh hồi tháng Hai - thời điểm trước khi Putin tuyên bố Chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine. Đây sẽ là một tuần lễ đậm mùi chính trị, mà ở đó, người Nga với vô vàn sức ép trên chiến trường, có lẽ sẽ khó kì vọng đạt được điều gì đó quá tích cực.

Cuộc xâm lược của Nga đối với nước láng giềng phía Tây và những động cơ được đưa ra trong bài phát biểu trước cuộc tấn công của Putin như một sự can thiệp để gạt bỏ quyền tồn tại và thực thể hậu Xô Viết của Ukraine. Điều này đã khiến khu vực phía nam của Nga, nơi có nhiều dân tộc thiểu số Nga, phải khiếp sợ. Không chỉ vậy, hiệu suất và sự thiếu tính kỷ luật của lực lượng quân sự Moscow đã được các quốc gia, nơi Nga vẫn được xem như quốc gia bảo trợ an ninh, ghi nhận.

Các lằn ranh đỏ cùng với vùng chi phối chính trị của Trung Á đang được vẽ lại. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không đứng ngoài cuộc, ngay cả khi Đại hội Đảng còn vài tuần nữa.

Năm 2022 bắt đầu tồi tệ đối với Bắc Kinh. Các quan chức Trung Quốc đã phản ứng quá chậm trễ trước tình hình bất ổn ở Kazakhstan, ban đầu thậm chí còn cho rằng các cuộc biểu tình chỉ là “vấn đề nội bộ”. Ngược lại, Putin đã nhanh chóng đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev bằng cách gửi quân của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, một tổ chức lỏng lẻo do Nga lãnh đạo. Ông đã giúp cứu vãn chế độ và khôi phục trật tự, đồng thời củng cố vai trò bảo vệ của Điện Kremlin. Bất chấp tất cả các cuộc thảo luận về ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế ngày một gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực, chính Nga đã thể hiện sự hiểu biết về cuộc khủng hoảng vào tháng Giêng và có thể đưa ra các quyết định quan trọng 1 cách nhanh chóng, theo như những gì Temur Umarov của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đã giải thích với tôi. Bắc Kinh hiểu rằng họ cần phải chú ý hơn.

Và rồi chiến tranh nổ ra, kéo theo những mối đe dọa tiềm ẩn. Vào tháng 8, trong một bài đăng trên mạng xã hội sau đó bị gỡ nhanh chóng (sau đó được đổ cho là do tin tặc), cựu tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, đã gọi Kazakhstan là một “quốc gia nhân tạo”. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã diễn đạt rõ hơn trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Uzbekistan vào tuần trước: “Tôi muốn mọi người hiểu rằng nếu chúng tôi thua, thì bạn sẽ là người thua tiếp theo”.

Kazakhstan đã tỏ ra vô cùng miễn cưỡng trong việc chịu quy phục trước sức ảnh hưởng của Nga, khi đã gửi viện trợ nhân đạo cho Ukraine và giữ liên lạc với Kyiv. Trên sân khấu bên cạnh Putin vào tháng 6, Tokayev nói rằng ông sẽ không công nhận các nước cộng hòa dân tộc tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine. Nước này đang tìm kiếm các tuyến đường thay thế cho việc xuất khẩu dầu của mình và đã đồng ý thúc đẩy hợp tác tình báo quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO. Nền kinh tế của Nga đang đi vào ngõ cụt, khiến cho những khoản kiều hối vốn rất quan trọng trở nên kém tin cậy hơn so với trước đây.

Vì vậy, chuyến thăm của ông Tập mặc dù không phải là một hành động khiêu khích khi Kazakhstan cũng chính là nơi ông chọn để khởi động Sáng kiến “​​Vành đai và con đường” vào năm 2013, và bản thân quốc gia này từ lâu đã cân bằng các mối quan hệ với Trung Quốc, Nga và Mỹ, chuyến thăm này cũng thể hiện sự ủng hộ rõ rệt Tokayev. Đó là một lời nhắc nhở đối với Moscow rằng khu vực Trung Á giàu tài nguyên cũng có các nước láng giềng khác. Không có gì ngạc nhiên khi Putin, một người luôn tìm kiếm bạn bè, có lộ trình ghé thăm riêng trong khu vực.

Nhưng tất nhiên, “người có mặt khi gặp hoạn nạn mới là bạn”, và ông Tập chắc chắn không định từ bỏ Putin. Hai bên vẫn là những người chuyên quyền, với mối quan hệ được thắt chặt theo quan điểm đối lập với Washington, từ các cuộc tập trận quân sự chung. Cả hai đều có thể sử dụng một chút kỹ năng địa chính trị - chuyến đi được công bố sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến Đài Loan trong khi Moscow đang vật lộn để chống lại cuộc tấn công của Ukraine. Nhưng liệu họ có thể thực sự đạt được kết quả gì không?

Với việc gặp gỡ tại một nước trung lập, không phải Moscow, cũng như chỉ là sự kiện bên lề của SCO, Bắc Kinh cho thấy nên để kỳ vọng ở mức thấp. SCO là một tổ chức lớn, đại diện cho hơn 2/5 dân số thế giới mà Ấn Độ và Pakistan đã tham gia, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của nó lai không hề tương xứng. Như Jakub Jakobowski, chuyên gia nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông ở Warsaw, nhận xét rằng SCO không thể đưa ra phản ứng nhất quán đối với bất kỳ sự phát triển quốc tế nào, nhưng đây là cơ hội cho một hoạt động tuyên truyền sẽ gây tiếng vang tại Nam bán cầu. Tổ chức này thậm chí chẳng ngụ ý bất kỳ cam kết kinh tế đáng kể nào, chưa nói đến quân sự.

Những bước tiến nhanh chóng của Ukraine trong vài ngày qua chắc chắn đã khiến Trung Quốc rơi vào tình thế khó xử. Ông Tập không muốn thực hiện các biện pháp tốn kém hoặc mạo hiểm để hỗ trợ Putin, đồng thời Bắc Kinh cũng không muốn thấy một thất bại đáng xấu hổ đối với Điện Kremlin, điều sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với ông Tập và tạo ra sự bất ổn không mong muốn.

Nhưng Nga mới chỉ gặp khó khăn, chứ chưa thua cuộc. Hiện tại, hãy mong đợi Trung Quốc tiếp tục làm những gì tốt nhất họ đã làm cho đất nước, như những gì họ đã làm kể từ tháng Hai. Trong thời gian qua, các cuộc gặp mặt ngoại giao giữa Trung Quốc và Nga rất hạn chế, với chuyến ghé thăm của nhân vật số 3 Bắc Kinh:Lật Chiến Thư Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok là chuyến thăm cấp cao nhất kể từ cuộc xâm lược. Bắc Kinh cũng chưa thể hiện sự thách thức đáng kể nào đối với các biện pháp tài chính và các biện pháp khác của phương Tây, đặc biệt là về cung cấp công nghệ và quân sự, buộc Nga phải tìm đến Triều Tiên và Iran. Ngược lại, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội mua nguyên liệu thô giá rẻ như Ấn Độ đã làm. Trong một phiên đấu thầu kết thúc vào tuần trước, nhà máy xuất khẩu LNG Sakhalin-2, đang gặp khó khăn trong việc giao bán cho Hàn Quốc và Nhật Bản, đã bán một số lô hàng cho Trung Quốc với gần một nửa giá giao ngay hiện tại.

Tất cả những điều này đảm bảo lợi nhuận tiếp tục đổ về cho những “gã khổng lồ” hàng hóa của Nga. Nhưng điều này cũng khiến nền kinh tế Nga bấp bênh và phải phụ thuộc nhiều vào Bắc Kinh. Xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đã tăng 50% trong 8 tháng đầu năm, theo Kommersant, trong khi nhập khẩu của Nga tăng 8,5%.

Ông Tập sẽ gặp áp lực ở Uzbekistan. Động thái cân bằng của nhà lãnh đạo Trung Quốc khó khăn hơn bao giờ hết. Đặc biệt là vì Bắc Kinh biết quá rõ rằng Putin không còn nơi nào khác để quay đầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ