Tỷ lệ vỡ nợ Mỹ: Nỗi ám ảnh hay cơ hội "vàng" cho nhà đầu tư?

Tỷ lệ vỡ nợ Mỹ: Nỗi ám ảnh hay cơ hội "vàng" cho nhà đầu tư?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:57 08/05/2024

Chuyên gia JPMorgan Nelson Jantzen đã đưa ra một thông điệp trấn an cho các nhà đầu tư đang lo ngại về tỷ lệ vỡ nợ doanh nghiệp của Mỹ tăng lên gần 6% theo một số tính toán.

Theo một phương pháp đo lường, khoảng một nửa trong tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được đưa vào tỷ lệ vỡ nợ không hoàn toàn là vấn đề đối với các nhà đầu tư, ít nhất là không phải vào lúc này. Trong một phân tích khác, tỷ lệ vỡ nợ của các trái phiếu rủi ro cao thực sự gần hơn với mức 3% vào cuối tháng 3, theo ông Jantzen, một Giám đốc chiến lược cho vay đòn bẩy và trái phiếu lợi suất cao của Mỹ cho biết.

Sự khác biệt bắt nguồn từ cách xử lý khi một công ty cố gắng tránh phá sản bằng cách tham gia vào việc trao đổi nợ xấu. Theo cách tính theo trọng số tổ chức phát hành được sử dụng rộng rãi trong ngành, việc hoán đổi nợ như vậy có thể khiến toàn bộ khoản nợ của công ty được tính là vỡ nợ.

Tuy nhiên, việc trao đổi nợ xấu không nhất thiết có nghĩa là công ty không thể thực hiện tất cả các khoản thanh toán lãi. Trong cách tính theo trọng số bằng mệnh giá, khoản nợ được sử dụng trong trao đổi nợ xấu vẫn được tính nhưng chỉ tính theo số tiền thực sự được hoán đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Jantzen cho biết: "Nhiều sự nhầm lẫn xuất phát từ việc các con số tuyệt đối được báo cáo, bởi vì thực tế thì điều này chưa hẳn đã ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của mọi người."

Các đợt trao đổi nợ xấu đang trở nên phổ biến như một cách để các công ty gặp khó khăn bảo toàn giá trị của trái phiếu và khoản vay bằng cách kéo dài thời hạn đáo hạn cho các nghĩa vụ cụ thể. Thông thường, người nắm giữ trái phiếu sẽ đồng ý giảm giá trị khoản nợ. Mặc dù việc hoán đổi này vẫn được coi là vỡ nợ, nhưng các nhà đầu tư đặt cược rằng họ sẽ nhận được lợi nhuận tốt hơn so với việc người đi vay tìm cách giải quyết khác, chẳng hạn như tuyên bố phá sản.

Theo dữ liệu của JPMorgan, hơn 50% khối lượng trái phiếu vỡ nợ trong quý 1 có liên quan đến việc trao đổi nợ xấu, tăng so với mức 30% vào năm 2023.

Phương pháp tính toán của Moody

Theo Moody's Ratings, công ty đã thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng trên Phố Wall trong hơn một thế kỷ, các nhà phân tích cho biết tỷ lệ vỡ nợ của Mỹ đã đạt 5.8% vào cuối tháng 3, mức chưa từng thấy kể từ năm 2021.

Phương pháp tính tỷ lệ vỡ nợ của Moody's là theo trọng số tổ chức phát hành. Cách tính này bao gồm cả khả năng các điều khoản trái phiếu và vay mượn sẽ kích hoạt các khoản thanh toán nhanh trên toàn bộ nợ khi một tổ chức phát hành vỡ nợ. Ngoài ra, phương pháp này còn coi việc trao đổi nợ xấu tương đương với phá sản hoặc vỡ nợ.

Julia Chursin, Phó chủ tịch nhóm tài chính doanh nghiệp tại Moody's, giải thích: "Tỷ lệ vỡ nợ của chúng tôi sẽ hơi cao hơn một chút vì cách tính này bao quát hơn. Nếu bạn loại trừ các đợt trao đổi nợ xấu, bạn đang bỏ qua một phần lớn thị trường."

Theo JPMorgan, sự chênh lệch giữa tỷ lệ vỡ nợ tính theo phương pháp của Moody's và các phương pháp khác đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Điều này gây ra khó khăn cho các nhà quản lý danh mục đầu tư khi phải giải thích cho nhà đầu tư.

Joe Lynch, Giám đốc toàn cầu tín dụng không thuộc hạng đầu tư tại Neuberger Berman, cho biết: "Đây là một sự khác biệt khá đáng kể. Cách tính tỷ lệ vỡ nợ ảnh hưởng nhiều đến cách các nhà đầu tư nhìn nhận các số liệu này."

Sở thích của nhà đầu tư

Theo Michael Best, quản lý danh mục đầu tư tại Barings, hầu hết các nhà đầu tư có xu hướng thích tính toán theo mệnh giá vì chúng phản ánh khoản sụt giảm thực tế trên lợi nhuận, thay vì chỉ số lượng các công ty vỡ nợ.

Ông giải thích: "Có thể có nhiều công ty nhỏ, hoạt động kém hiệu quả vỡ nợ vì nhiều lý do. Tuy nhiên, nếu một công ty lớn mà nhiều người nắm giữ trái phiếu vỡ nợ thì điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn."

Cần lưu ý rằng bất kỳ phương pháp đo lường nào về tỷ lệ vỡ nợ của các công ty cũng đều chỉ cung cấp một bức tranh không đầy đủ về tình trạng căng thẳng của các doanh nghiệp. Sự gia tăng của các đợt trao đổi nợ xấu cũng đi kèm với việc nhiều công ty vỡ nợ nhiều lần và cuối cùng là tuyên bố phá sản, ngay cả sau khi tái cấu trúc nợ ít nhất một lần.

Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi nợ giảm, đặc biệt là khi các đợt trao đổi nợ xấu này khiến các bên cho vay cạnh tranh lẫn nhau. Tỷ lệ vỡ nợ ít nghiêm trọng hơn vẫn có thể chuyển thành nhiều tổn thất hơn cho các bên cho vay nếu khả năng thu hồi giảm mạnh.

"Bạn đang thấy khả năng thu hồi nợ khác nhau trong cùng một nhóm các nhà cho vay," Samantha Milner, đối tác và Giám đốc danh mục đầu tư tín dụng thanh khoản Mỹ tại Ares Management, cho biết. "Vậy làm thế nào để tránh hoặc giảm thiểu các khoản vỡ nợ và sau đó tối đa hóa khả năng thu hồi?"

Bất kể phương pháp nào mà các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá rủi ro tổng thể của việc vỡ nợ nhiều hơn, Moody's có thể có một tin tức đáng hoan nghênh. Công ty xếp hạng tín dụng này dự kiến tỷ lệ tính toán vỡ nợ của họ đã đạt đỉnh trong quý đầu tiên và sẽ giảm xuống mức trung bình khoảng 4.7% vào tháng 6.

Xác nhận về số liệu theo mệnh giá, JPMorgan cho biết tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu và khoản vay lợi suất cao vẫn ở mức thấp mặc dù chính sách hạn chế hơn của Fed kéo dài hai năm.

Ngay cả việc Fed dự kiến ​​hoãn giảm lãi suất vài tháng cũng không có khả năng thay đổi đáng kể xu hướng trong các số liệu tín dụng doanh nghiệp, JPMorgan cho biết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu Reeves sẽ tăng thuế đối với các ngân hàng ở Anh?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Liệu Reeves sẽ tăng thuế đối với các ngân hàng ở Anh?

Sau nhiều năm bị chỉ trích, các ngân hàng ở Anh rất vui mừng — và bất ngờ — với lời cam kết trước bầu cử của Rachel Reeves rằng sẽ "không ngại ngần ủng hộ" cho lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng bà sẽ tăng thuế "mạnh tay" với họ. Điều này sẽ là thiếu khôn ngoan.
Lộ trình cắt giảm lãi suất chưa được thống nhất, "xói mòn" định hướng chính sách - Liệu Fed có thể hoàn thành kịch bản hạ cánh mềm?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Lộ trình cắt giảm lãi suất chưa được thống nhất, "xói mòn" định hướng chính sách - Liệu Fed có thể hoàn thành kịch bản hạ cánh mềm?

Gần như không còn nghi ngờ về việc Fed sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào thứ Tư tuần tới. Dữ liệu gần đây đã ủng hộ quan điểm cho rằng sẽ tốt hơn nếu Fed thực hiện cắt giảm vào tháng 7, tại cuộc họp trước của FOMC. Tuy nhiên, kỳ vọng chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất vào tuần tới đi kèm với sự bất định đáng kể trong phân tích về mức lãi suất cuối cùng, lộ trình đến đó, tác động đối với nền kinh tế và ảnh hưởng đối với quốc tế. Sự bất định này có thể dễ dàng làm các nhà đầu tư trái phiếu bất ngờ nếu các điều kiện thanh khoản không nới lỏng đáng kể.
Goldman: Bất chấp tín hiệu từ Timiraos, Fed vẫn có khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman: Bất chấp tín hiệu từ Timiraos, Fed vẫn có khả năng cắt giảm lãi suất 25 bps

Bất chấp bài viết của Nick Timiraos gợi ý rằng việc Fed cắt giảm lãi suất 50 bps vẫn có thể xảy ra, Goldman Sachs cho rằng Fed nhiều khả năng sẽ chỉ cắt giảm 25 bps trong cuộc họp tới. Theo chuyên gia Paolo Schiavone từ Goldman, mặc dù thị trường đang phản ứng mạnh mẽ trước bài viết này, Fed có thể sẽ không có động thái mạnh tay như dự đoán, mà thay vào đó kéo dài chu kỳ thắt chặt để duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
Lĩnh vực sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đang chào đón những “tân binh” ấn tượng
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Lĩnh vực sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đang chào đón những “tân binh” ấn tượng

Khi nói đến việc lựa chọn địa điểm niêm yết tại Mỹ, không có nhiều lựa chọn ngoài Sàn giao dịch chứng khoán New York và đối thủ cạnh tranh ở trung tâm thành phố là Nasdaq. Tuy nhiên, một số “tân binh” trong ngành này đang tìm cách tạo ra lợi thế kinh doanh với những cách tiếp cận mới mẻ.
Cải cách thuế hưu trí: Bước đi chiến lược của Bộ trưởng Reeves trong cuộc chơi tài khóa
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cải cách thuế hưu trí: Bước đi chiến lược của Bộ trưởng Reeves trong cuộc chơi tài khóa

Đôi khi, những con số chính xác vẫn có thể đánh lạc hướng chúng ta. Hãy nhìn vào bức tranh thuế thu nhập năm 2022-2023 chẳng hạn. Thoạt nhìn, có vẻ như nhóm người đóng thuế ở khung cao đang hưởng lợi quá mức: tuy chỉ chiếm 17% số người nộp thuế, nhưng lại nhận tới 63% tổng số tiền giảm thuế cho khoản đóng góp hưu trí. Nghe qua thì thật bất công, phải không?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ