USD/JPY thường sẽ suy yếu khi tâm lý lo ngại rủi ro xuất hiện
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
USD/JPY có xu hướng yếu đi khi chứng khoán toàn cầu sụt giảm, và ngược lại - nếu loại trừ giai đoạn nóng nhất của cú sốc Covid-19.
Phân tích sử dụng 40 tuần khi chứng khoán toàn cầu tăng cao nhất và 40 tuần khi chứng khoán toàn cầu giảm mạnh nhất, kể từ năm 2015 đến nay (không tính khoảng thời gian từ ngày 18 tháng 2 đến cuối tháng 9 năm 2020) và phát hiện ra rằng:
• Dường như có một phản ứng bất đối xứng đối với các cú sốc giảm giá. Tỷ giá USD/JPY giảm 2.6% khi chứng khoán toàn cầu giảm 10% và tăng 1.9% khi chứng khoán toàn cầu tăng 10%. Điều này lớn hơn nhiều so với hệ số chỉ 0.7% cho toàn bộ “sample”.
• Lượng vị thế ròng cũng có xu hướng cực đoan hơn trong các đợt bán tháo cổ phiếu - trong khi nó có hệ số thấp và không đáng kể trong suốt 40 đà tăng cổ phiếu lớn nhất. Điều này có thể là do các vị thế long USD/JPY đột ngột bị đảo ngược khi thị trường bán tháo tài sản rủi ro.
• Có tác động ngược lại đối với lợi suất tương đối kỳ hạn 10 năm. Tỷ giá USD/JPY tăng 9.3% khi chênh lệch lợi suất tăng 1% trong những đợt tăng giá chứng khoán đáng kể và chỉ tăng 5.7% khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Điều này phù hợp với quan điểm rằng tâm lý lo ngại rủi ro và vị thế thị trường có thể giải thích biến động tỷ giá USD/JPY trong hầu hết các cú sốc.
Simon Flint, Bloomberg