Vén màn sự thật về "thỏa thuận nợ" của Chính phủ Hoa Kỳ, người dân Mỹ đã bị lừa?
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết trần nợ vào tháng 5 năm 2023. Cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều tuyên bố chiến thắng trong thỏa thuận này, nhưng thực tế là Chính phủ đã thắng và người dân Mỹ đã bị lừa.
Mỹ phải mất 232 năm mới tạo ra khoản nợ 10 nghìn tỷ USD đầu tiên, và khoản nợ đã tăng thêm 10 nghìn tỷ USD chỉ trong 9 năm sau khi Fed ấn định lãi suất ở mức 0 và cứu lấy thị trường trái phiếu bằng chương trình nới lỏng định lượng (QE) trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2017.
Sau đó, Hoa Kỳ đã tiếp tục nợ thêm 10 nghìn tỷ USD chỉ sau 5 năm khi Fed sử dụng lại chương trình ZIRP và QE theo kiểu hạt nhân (Nuclear) để ứng phó với đại dịch. Rõ ràng, Hoa Kỳ đã gánh thêm khoản nợ 10 nghìn tỷ USD trong 232 năm, 9 năm và 5 năm.
Nhưng thỏa thuận trần nợ thực sự chỉ khiến tình trạng nợ của Mỹ thêm nặng nề.
Hoa Kỳ đã bổ sung thêm khoản nợ 4 nghìn tỷ đô la kể từ năm 2022. Nhưng gần 2 nghìn tỷ đô la trong khoản này đã được thêm vào trong bảy tháng kể từ khi thỏa thuận được thông qua. Do đó, khả năng lớn là tốc độ nợ sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Tình trạng nợ sẽ kết thúc thế nào? Liệu khủng hoảng nợ có xảy ra hay không? Tất cả vẫn còn rất mơ hồ ở thời điểm hiện tại.
Nhưng có một điều rõ ràng là nhà đầu tư kiếm được rất nhiều tiền từ thỏa thuận này. Lợi nhuận kiếm được là rất lớn khi bỏ vốn vào đúng tài sản trong thời điểm Hoa Kỳ đang vướng vào một khoản nợ khổng lồ.
Tất nhiên, tài sản đó không phải là vàng. Vàng đã giao dịch đi ngang trong 4 năm trong khi Mỹ phải gánh thêm khoản nợ 10 nghìn tỷ USD.
ZeroHedge