Vị thế thị trường của USD/JPY củng cố niềm tin cho phe short
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Dữ liệu CFTC mới nhất cho thấy vị thế long USD/JPY chỉ giảm nhẹ, vẫn ở trên mức trung bình 2 năm xấp xỉ 1.7 độ lệch chuẩn. Điều này vẫn là tín hiệu đáng khích lệ đối với bên gấu USD/JPY, dựa trên việc tỷ giá này đã có dấu hiệu tạo đỉnh trong tuần qua.
Để đo lường tầm quan trọng của vị thế thị trường trong trường hợp USD/JPY đã đạt đỉnh, tôi đã làm một vài phân tích để xem vị thế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của USD/JPY từ năm 2010 đến nay dựa trên các quy tắc sau:
• (A) Nếu tỷ giá USD/JPY giảm hơn 0.9% trong tuần trước đó.
• (B) Nếu z score của vị thế thị trường - trong giai đoạn 2 năm - lớn hơn 1.0.
• (C) Short USD/JPY và giữ vị thế trong một tháng nếu vị thế long tăng - và ngược lại.
• (D) Điều chỉnh hiệu suất đối với tác động dự kiến của những thay đổi từ lợi suất kỳ hạn 10 năm, dựa trên tác động nhất quán của lợi suất trong mô hình hành vi.
Lợi nhuận trung bình từ vị thế short USD/JPY cho sự kết hợp các quy tắc này là 0.31%. Điều đó đánh bại mức lợi nhuận xấp xỉ 0 khi chỉ sử dụng các quy tắc (B) và (C) - điều đơn giản chỉ là đánh cược ngược với vị thế thị trường.
Lợi nhuận của các quy tắc thường được cải thiện khi các ngưỡng tối thiểu tăng lên. Con số được chỉ định trong quy tắc (A) có thể khiến USD/JPY giảm tới 1.3% (nếu giữ quy tắc (B) không đổi ở mức 1.0). Tăng ngưỡng tối thiểu cho quy tắc (B) có xu hướng cải thiện lợi nhuận ổn định hơn - nghĩa là, z score càng cao thì vị thế short càng có lợi nhuận tốt.
Nếu kết hợp các quy tắc trên một cách điên cuồng - giống như một con khỉ đang gõ thơ Shakespeare - cố gắng tối đa hóa các quy tắc sẽ đạt được hiệu suất xấp xỉ 1.15% hay 0.7 độ lệch chuẩn so với mức trung bình hàng tháng. Tuy nhiên, 0.31% có lẽ là một con số hợp lý hơn trong hoàn cảnh hiện tại và sẽ bị đảo ngược bởi mức tăng 5 bps của chênh lệch lợi suất Mỹ-Nhật dựa trên các mô hình hành vi. Vì vậy, short USD/JPY sẽ không giúp cải thiện kết quả của bạn trong tháng này.
Simon Flint, Bloomberg