Việt Nam tìm kiếm sự hồi phục của nền kinh tế sau hàng loạt biện pháp cách ly

Việt Nam tìm kiếm sự hồi phục của nền kinh tế sau hàng loạt biện pháp cách ly

17:31 09/06/2020

Việt Nam đã “san phẳng đường cong lẫy nhiễm virus Corona của đất nước họ bằng chiếc búa tạ”, và sau những thành công ban đầu, Việt Nam đã bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế.

Khi hai du khách đến từ đất nước láng giềng Trung Quốc được phát hiện như những ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam vào cuối tháng 1, chính phủ (do Đảng Cộng sản lãnh đạo) đã bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn các quốc gia Dân chủ. Trong những tuần tiếp theo, chính phủ Việt Nam đã cấm hầu như tất cả các chuyến bay trong và ngoài nước, yêu cầu tất cả các nhà thuốc phải báo cáo về các khách hàng mua thuốc cảm lạnh và cách ly hơn 100,000 người ở các doanh trại quân đội, khách sạn và ở nhà với sự giám sát nghiêm ngặt.

Nguyễn Đức Hiếu, một học sinh 22 tuổi, đã buộc phải vào khu cách ly khi cậu trở về từ London vào cuối tháng Ba. Trên đường đến thành phố Hồ Chí Minh, phi công thông báo với tất cả các hành khách rằng chiếc máy bay đang chuyển hướng tới khu vực đồng bằng sông Cửu Long vì tất cả các cơ sở kiểm dịch tại Thành phố đã chật cứng người.

Các hành khách sau đó được đưa lên các xe quân sự, được đưa tới một trường quân sự, nơi đã được chuyển đổi thành một trại cách ly và được giữ ở đó trong hơn 2 tuần.

“Một phòng ở có 6-8 người với giường tầng và chăn quân sự”, Hiếu cho biết. Chúng tôi được cung cấp một số vật dụng cá nhân tại trại như bàn chải, kem đánh răng, gối và màn. Mặc dù điều này khá là bất tiện nhưng tôi nghĩ đó là cần thiết.”

0 ca tử vong

Những biện pháp chặt chẽ có vẻ đã được đền đáp. Với chỉ 270 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong chính thức nào liên quan đến virus, Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp cách ly ở các tỉnh thành trên đất nước, cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Có một số hoài nghi vì về số lượng ca nhiễm thấp, do việc thử nghiệm virus hạn chế trong dân chúng. Đến ngày 21 tháng Tư, Việt Nam đã lấy được 1,881 mẫu thử trên triệu người, so với 14,500 mẫu thử ở Singapore. Tuy nhiên cách Việt Nam tiếp cận đại dịch vẫn nhận được sự khen ngợi từ các tổ chức như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới.

Đường phố trống vắng không người qua lại tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Bloomberg

“Việt Nam đã từng có kinh nghiệm đối phó với dịch SARS, cúm gia cầm và các cuộc khủng hoảng tài chính khác nhau”, ông Fred Burke cho biết, đối tác quản lý tại công ty luật Baker McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn của chính phủ về các quy tắc đầu tư nước ngoài. “Và họ đã học được rằng cần phải hành động nhanh chóng và kỹ lưỡng.”

Quốc gia chiến thắng trong giữa làn đạn thương chiến Mỹ-Trung

Việt Nam đã trở thành một địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc sau những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mục tiêu của chính phủ hiện đang dựa theo động lực đó. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7.2% trong năm ngoái, với 24.6 tỷ đô la Mỹ chảy vào sản xuất. Điều đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 7.02%, tốc độ nhanh thứ hai kể từ năm 2007.

Hình ảnh người dân chờ đợi tại một trung tâm xét nghiệm nhanh gần bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: Bloomberg

Những tác động của virus đến Trung Quốc, được nhiều công ty nước ngoài đánh giá là sẽ trở nên quá đắt đỏ đối với một quốc gia già hóa, khiến Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn hơn, theo ông Vũ Tú Thành, đại diện cấp cao Việt Nam của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Asean.

Một cuộc khảo sát của các nhóm doanh nghiệp cho thấy họ đang đánh giá lại vị trí của mình tại Trung Quốc.

Rủi ro vẫn còn

Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam trong quý đầu tiên với 848 triệu đô la Mỹ, đã tuyên bố vào đầu tháng này, họ đã dành 2.2 tỷ đô la Mỹ cho gói kích thích kinh tế để khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam chắc chắn sẽ hưởng lợi, theo Burke cố vấn của hội đồng chính phủ về các vấn đề liên quan tới đầu tư nước ngoài.

Chính phủ cho phép một số công ty tiếp tục hoạt động nếu họ đưa ra các quy tắc cách ly xã hội. Các quan chức cũng tăng cường nỗ lực để hỗ trợ quy trình của chính phủ, ví dụ như các ứng dụng cấp giấy phép đầu tư, Burke cho biết.

Công ty điện tử Samsung được phép đưa đón hơn 1,000 kỹ sư từ Hàn Quốc, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, sản xuất khoảng 1 nửa trong tổng số điện thoại thông minh của họ tại các nhà máy phía bắc Hà Nội. Hầu hết họ đều tuân thủ việc cách ly bắt buộc 14 ngày trong các khách sạn 4 sao, trong khi một số được phép vào các nhà máy một vài ngày sau khi hạ cánh.

Để chắc chắn, Việt Nam vẫn tuân thủ các quy tắc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát virus Corona cảnh báo vào thứ Sáu, quốc gia vẫn có nguy cơ bùng phát lớn.

Việt Nam cũng chuẩn bị để đối mặt với sự sụt giảm kéo dài trong nhu cầu toàn cầu. Điều này trái ngược với  nhiều tháng trước khi các đơn đặt hàng ồ ạt đổ vào các nhà máy, từ giày Nike cho tới thiết bị gia dụng LG.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, chiếm hơn 100% GDP, đồng nghĩa với việc tăng trưởng trong quý I đã bị tác động, chậm lại tới 3.82%. Quỹ tiền tệ quốc tế dự kiến GDP có thể suy yếu tới mức 2.7% cho cả năm 2020.

Việc nới lỏng hạn chế không đồng nghĩa với việc cuộc sống sẽ trở nên bình thường.

“Những người dân sẽ khó có thể trở lại nếp sinh hoạt bình thường trước khủng hoảng. Việc sợ bị nhiễm virus sẽ khiến mọi người tiếp tục cách ly xã hội thêm một thời gian nữa.” ông Gareth Leather cho biết, một nhà kinh tế tại công ty Capital Economic tại London.

Người dân Việt Nam tuân thủ quy định cách ly xã hội tại một cây ATM gạo. Nguồn: Bloomberg

Chi phí cho 96 triệu người dân được minh họa bằng những cây ATM gạo kéo cách nhau hàng km – sẽ tự động cung cấp gạo miễn phí cho những người lao động khó khăn hoặc bị mất việc làm do đại dịch.

Chính phủ tin rằng những biện pháp chặt chẽ đã giúp đánh bại virus và cứu nền kinh tế khỏi những tác động tiêu cực. “Họ đã cho thấy một sự tinh tế sâu sắc trong việc xử lý các vấn đề.”, theo Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ