Vốn tiếp tục chảy vào thị trường tiền tệ khi quỹ cứu trợ ngân hàng của Fed đạt kỷ lục mới

Vốn tiếp tục chảy vào thị trường tiền tệ khi quỹ cứu trợ ngân hàng của Fed đạt kỷ lục mới

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:09 17/11/2023

Dòng vốn chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ tuần thứ 4 liên tiếp, tăng 21.9 tỷ USD, chạm mức kỷ lục 5.73 nghìn tỷ USD.

Tính đến ngày 15/11, tài sản của các quỹ đầu tư chính phủ, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, repo và nợ cơ quan chính phủ, tăng lên 4.68 nghìn tỷ USD, tăng 18.9 tỷ USD.

Trong khi đó, các quỹ Prime đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao hơn như thương phiếu ghi nhận tài sản tăng lên 932 tỷ USD, tăng 5.6 tỷ USD.

Dòng tiền tiếp tục chảy vào các quỹ đầu tư cá nhân 7 tháng liên tiếp và các quỹ tổ chức cũng ghi nhận tiền vào.

Dòng vốn mạnh mẽ chảy vào thị trường tiền tệ đang có sự chênh lệch với tiền gửi ngân hàng.

Trong khi đó, số tiền mà các nhà đầu tư đang gửi tại chương trình reverse repo của Fed đã giảm mạnh xuống dưới 1 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021.

Tuy nhiên, nhu cầu với chương trình này đã giảm dần trong năm nay khi Bộ Tài chính tăng cường phát hành tín phiếu mới, cung cấp giải pháp thay thế cho các nhà đầu tư ngắn hạn.

Điều này đánh dấu sự sụt giảm mạnh so với mức kỷ lục 2.554 nghìn tỷ USD được ghi nhận vào ngày 30/12, và một số đang bắt đầu lo ngại.

Nhà kinh tế Lou Crandall tại Wrightson ICAP cho biết Fed nên ngừng thắt chặt định lượng trước khi chương trình reverse repo cạn để đảm bảo rằng lượng tiền mặt của các ngân hàng không quá ít và gây áp lực lên thị trường vốn ngắn hạn.

Ông Crandall viết: “Chúng tôi nghĩ rằng các ngân hàng nên được khuyến khích nắm giữ thanh khoản "dồi dào."

“Tiền mặt dư thừa trong RRP có thể được tái triển khai khi các quỹ đầu tư vào thị trường repo trong trường hợp nhu cầu cấp vốn tăng đột biến.”

Sự khan hiếm dự trữ đã khiến lãi suất cho vay qua đêm tăng vọt trong quá khứ, đặc biệt là vào năm 2019, khi Bộ Tài chính tăng cường vay mượn và Fed ngừng mua nhiều trái phiếu chính phủ.

Bảng cân đối kế toán của Fed đã thu hẹp 45.7 tỷ USD vào tuần trước xuống còn 7.815 tỷ USD (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021). Hiện nó đã giảm hơn 1.1 nghìn tỷ USD so với mức cao nhất, nhưng chặng đường vẫn còn dài.

Sau khi bị đình trệ vào tuần trước, chương trình thắt chặt định lượng của Fed đã tăng tốc trở lại, với lượng chứng khoán nắm giữ giảm 30.3 tỷ USD.

Đáng chú ý nhất, chương trinh cấp vốn khẩn cấp của Fed cho các ngân hàng lại tăng lên mức cao kỷ lục mới, tăng 7 tỷ USD lên 113 tỷ USD.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu tiếp tục tăng vọt, khi tương quan với dự trữ ngân hàng tại Fed quay trở lại.

Các ngân hàng khu vực đang phớt lờ thực tế rằng họ buộc phải vay 113 tỷ USD từ Fed với chi phí đắt đỏ.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ