Xuất hiện những vấn đề mới sau kế hoạch kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Xuất hiện những vấn đề mới sau kế hoạch kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

13:57 30/09/2024

Kế hoạch kích thích tiêu dùng của Trung Quốc nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024 đánh dấu chiến lược phát triển kinh tế sự khác biệt so với chiến lược truyền thống đã tồn tại nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, để chuyển từ việc dựa vào đầu tư sang việc thúc đẩy tiêu dùng của hộ gia đình như động lực chính cho phát triển kinh tế sẽ mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Theo Reuters, tuần trước Bắc Kinh đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trị giá khoảng 2 nghìn tỷ CNY (284 tỷ USD) trong năm nay, một phần để trợ cấp cho việc mua sắm hàng tiêu dùng, tức là chuyển trực tiếp hỗ trợ tài chính đến các hộ gia đình.

Việc chuyển sang thúc đẩy tiêu dùng là điều mà các nhà kinh tế đã khuyến nghị Bắc Kinh thực hiện suốt hơn một thập kỷ qua. Họ cảnh báo rằng nếu không thay đổi, Trung Quốc có thể phải đối mặt với thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài, giống như Nhật Bản đã trải qua trong những năm 1990.

Theo Tianchen Xu, nhà kinh tế tại Đơn vị Tình báo Kinh tế, đây là một sự kiện quan trọng một cột mốc cho thấy quan điểm về chính sách đã thay đổi.


Sự căng thẳng xuất phát từ mô hình tăng trưởng của thập niên 1980, mà nhiều nhà kinh tế cho rằng quá tập trung vào đầu tư bất động sản, hạ tầng và công nghiệp, khiến tiêu dùng cá nhân bị xem nhẹ.

Các nhà kinh tế cho rằng mô hình này đã tạo ra tình trạng dư thừa trong cơ sở hạ tầng và sản xuất, đồng thời dẫn điều này cũng khiến nợ công tăng mạnh không kiểm soát được kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do lợi nhuận từ đầu tư ngày càng giảm.

Các khoản nợ của Trung Quốc

Mặc dù các biện pháp tập trung vào tiêu dùng trong năm nay có thể đủ để đưa tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2024 trở lại mức khoảng 5%, các dữ liệu kinh tế thấp hơn mức dự báo trong vài tháng qua đã làm dấy lên nghi ngờ về mục tiêu này.

Chi tiêu của hộ gia đình ở Trung Quốc chiếm dưới 40% tổng sản lượng kinh tế hàng năm, thấp hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình thế giới. Ngược lại, tỷ lệ đầu tư lại cao hơn 20 điểm phần trăm so với mức trung bình thế giới.

Việc thu hẹp khoảng cách này không thể diễn ra ngay lập tức. Theo Michael Pettis, nhà nghiên cứu tại Carnegie China, Nhật Bản đã mất 17 năm để tăng tỷ lệ tiêu dùng trong tổng sản lượng kinh tế thêm 10 điểm phần trăm từ mức thấp nhất vào năm 1991.

Pettis cho biết, nỗ lực về tài khóa mới nhất "hực sự không phải là một phần của quá trình tái cân bằng cơ cấu kinh tế thực sự. Tái cân bằng sẽ đòi hỏi một sự thay đổi trong mô hình kinh tế, đảo ngược quá trình chuyển giao tài nguyên từ hộ gia đình để tài trợ cho đầu tư và sản xuất trong nhiều thập kỷ qua.

Vấn đề cơ cấu

Chính sách kinh tế xã hội hiện tại của Trung Quốc được xây dựng để thúc đẩy đầu tư chứ không phải tiêu dùng.

Trong nhiều thập kỷ, hộ gia đình đã bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền gửi thấp, quyền sử dụng đất của nông dân không được bảo vệ dẫn đến thu nhập thấp và mạng lưới an sinh xã hội yếu kém.

Hệ thống thuế cũng khuyến khích đầu tư cao và lương thấp.

Trung Quốc đánh thuế lợi tức vốn ở mức 20%, thấp hơn mức 30% ở Ấn Độ và 37% ở Hoa Kỳ. Thuế thu nhập cá nhân cao nhất ở Trung Quốc là 45%, thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành chiến lược thường xuyên được miễn thuế và nhận nhiều ưu đãi từ cả chính quyền trung ương lẫn địa phương. Việc hỗ trợ các lĩnh vực chiến lược, hay những gì mà Bắc Kinh gọi là "lực lượng sản xuất mới" như xe điện, năng lượng xanh hoặc robot là một phần của nỗ lực phát triển công nghệ mà Trung Quốc coi là quan trọng cho an ninh quốc gia.

Mất cân bằng giữa tiêu dùng và đầu tư

Việc thay đổi hoàn toàn chính sách để tăng cường cho tiêu dùng sẽ đòi hỏi nỗ lực phối hợp lớn từ các cơ quan chính phủ trong nhiều năm, chưa kể đến những rủi ro kèm theo.

Juan Orts, chuyên gia kinh tế tại Fathom Consulting cho biết, cách hợp lý để tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng là ngừng việc dùng tiền của các hộ gia đình để trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất. Điều này sẽ khiến quy mô ngành sản xuất thu hẹp lại, dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong đầu tư và có thể dẫn đến suy thoái.

Tuy nhiên, Orts dự đoán Trung Quốc có khả năng sẽ chọn phương án tái cân bằng dần dần, khiến nền kinh tế có nguy cơ lâm vào tình trạng tăng trưởng chậm kéo dài như Nhật Bản.

Để tài trợ cho các nỗ lực tài khóa khẩn cấp trong năm nay, Bắc Kinh dự kiến sẽ phát hành thêm trái phiếu thay vì thay đổi cơ chế phân phối thu nhập giữa doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình.

Pettis tại Carnegie China nhận định, chính phủ có thể duy trì các khoản hỗ trợ tài chính trong vài năm nữa. Nhưng nếu Bắc Kinh không thay đổi mô hình tăng trưởng, tình trạng mất cân bằng trong nền kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng và Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với vấn đề tương tự như hiện tại trong tương lai.

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ