5 biểu đồ về ảnh hưởng của virus Corona mà bạn cần biết
Tùng Trịnh
CEO
Không gì phải bàn cãi khi nhận định rằng đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới vào suy thoái, và năm 2020 có thể sẽ còn tồi tệ hơn cả một cuộc khủng hoảng tài chính thông thường. Thiệt hại về kinh tế đang chồng chất khắp các quốc gia và vẫn tiếp tục gia tăng theo đà tăng của các ca nhiễm mới, cũng như một loạt biện pháp ngăn chặn dịch bệnh được các chính phủ đưa ra. Dưới đây là 5 biểu đồ của quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy ảnh hưởng của đại dịch này tới thế giới.
1. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trải qua toàn bộ tác động của dịch bệnh này, với số lượng ca điều trị được ghi nhận lên tới hơn 60,000 giữa tháng 2. Các nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp hiện cũng đang lâm vào tình trạng cấp bách, tiếp theo là Hoa Kỳ nơi số lượng các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng. Ở nhiều thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, dịch bệnh dường như chỉ mới bắt đầu.
2. Tại Ý, quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chính phủ đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc ngày 9/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus. Do đó, hạn chế được những nơi tập trung đông người và giảm đáng kể việc sử dụng điện, đặc biệt là các khu vực phía bắc nước Ý, nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh đang dẫn đầu.
Hình 2: Mật độ tập trung công cộng (trái) và cường độ sử dụng điện (phải) giảm mạnh trong tháng 3
3. Hậu quả kinh tế của đại dịch đã ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với tốc độ và mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy. Trong hai tuần cuối tháng 3, gần 10 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ. Đây là con số đáng kinh ngạc chưa từng thấy trước đó, kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
4. Sự gián đoạn trên tất cả mọi lĩnh vực gây ra bởi virus đang bắt đầu tác động đến các thị trường mới nổi. Sau khi không thể hiện nhiều biến động vào giai đoạn đầu năm, các số liệu PMI gần đây nhất đang thể hiện sự sụt giảm mạnh mẽ về sản lượng đầu ra ở nhiều quốc gia, phản ảnh sự sụt giảm mạnh mẽ từ nhu cầu của cả thị trường nước ngoài cũng như nội địa. Tuy nnhiên bức tranh chung cũng có một số điểm tích cực: PMI của Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ, mặc dù nhu cầu từ các đối tác nước ngoài vẫn rất yếu.
5. Sự cải thiện khiêm tốn trong hoạt động kinh tế ở Trung Quốc được phản ánh qua dữ liệu hàng ngày về nồng độ khí Nitơ đioxit – một chỉ báo đo lường hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải ghi nhận được trong khí quyển ở nhiều địa phương. Sau khi giảm đáng kể từ tháng 1 tới tháng 2, nồng độ khí hiện nay đã tăng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát và chính quyền dần dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa trước đó.
Hình 5: Nồng độ Nito Dioxit đo được tại một số vùng Trung Quốc có dấu hiệu tăng trong tháng 3
Sự phục hồi của Trung Quốc, mặc dù có giới hạn nhưng là tín hiệu rất đáng khích lệ, cho thấy các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả và mở đường cho việc nối lại các hoạt động kinh tế. Nhưng không ai biết tương lai của đại dịch sẽ như thế nào và liệu nó có tái bùng phát tại Trung Quốc cũng như các quốc gia khác hay không.
Để vượt qua đại dịch này, chúng ta cần sự phối hợp đồng đều giữa các quốc gia trên toàn thế giới về cả chính sách y tế và kinh tế. Hiện nay, quỹ tiền tệ quốc tế IMF cùng với các đối tác khác đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo sự hỗ trợ nhanh chóng cho các quốc gia bị ảnh hưởng thông qua tài trợ khẩn cấp, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật.