5 điều nhà đầu tư cần lưu tâm cho tuần mới

5 điều nhà đầu tư cần lưu tâm cho tuần mới

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

08:23 08/08/2022

Dữ liệu lạm phát tháng 7 của Mỹ được công bố vào thứ Tư sẽ là tâm điểm của tuần. Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu tâm đến thị trường chứng khoán, phát biểu của các quan chức Fed và GDP của Vương quốc Anh.

Vào thứ Sáu tuần trước, số liệu báo cáo việc làm được công bố tốt hơn kỳ vọng đã dập tắt hy vọng Fed có thể ngừng chiến dịch kiềm chế lạm phát. Đa phần các chỉ báo đều cho thấy lạm phát chưa đạt mức đỉnh và điều này có thể khiến chỉ số chứng khoán Mỹ gặp khó khăn khi đang ở mức kháng cự quan trọng. Dưới đây là 5 điều bạn cần biết để bắt đầu tuần giao dịch mới.

1. Lạm phát của Hoa Kỳ

Lạm phát kéo dài nhiều tháng đã làm giảm kỳ vọng xuống nhưng vẫn cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Fed.

Tâm điểm chú ý của tuần này sẽ là số liệu CPI tháng Bảy khi kỳ vọng chỉ còn 8.7% - giảm so với mức 9.1% trước đó nhưng vẫn duy trì ở mức cao nhất kể từ 1981.

Tuy nhiên, CPI lõi kỳ vọng sẽ tăng 0.5% so với tháng trước, tương đương từ mức 5.9% lên 6.1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhấn mạnh khó khăn Fed phải đối mặt khi thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của mình.

PPI cho tháng 7 sẽ được công bố vào thứ Năm cùng với đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Đại học Michigan sẽ được công bố vào thứ Sáu.

2. Các nhận định của quan chức Fed

Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari và Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly sẽ có bài phát biểu trong tuần này và các quan điểm của họ sẽ được thị trường theo dõi.

Câu hỏi liệu Fed có thực hiện đợt tăng lãi suất 75 bps lần thứ ba liên tiếp vào tháng tới hay không đang là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư.

Sức mạnh của thị trường lao động là con dao hai lưỡi đối với Fed - họ có thể tiếp tục tăng lãi suất để giảm lạm phát mà không gây thất nghiệp nhưng mặt khác, thị trường lao động cần hạ nhiệt để giảm sức ép về giá.

Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết Fed cần cân nhắc việc tăng lãi suất thêm 75 bps để đạt được mục tiêu lạm phát, chung quan điểm với một số quan chức khác.

3. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ cần được kiểm chứng

Một đợt tăng giá của chứng khoán Mỹ có thể được kiểm chứng trong tuần tới vì dữ liệu lạm phát có thể dập tắt hy vọng Fed 'dovish' sau khi tăng 225 bps trong năm nay.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq kết thúc tháng 7 với mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ 2020, nhờ kỳ vọng Fed có thể rút lại chiến dịch kiềm chế lạm phát của mình.

Mức tăng này có thể phụ thuộc vào việc liệu các nhà đầu tư có tin Fed đang thành công trong cuộc chiến chống lạm phát không. Dấu hiệu lạm phát chưa đạt đỉnh có thể làm giảm kỳ vọng Fed giảm lãi suất, khiến giá cổ phiếu giảm theo.

Giám đốc điều hành và chuyên gia thị trường tại Baird, Michael Antonelli cho biết: "Chúng ta đang ở thời điểm mà CPI đã đạt đến mức độ rất quan trọng. Nó cho chúng tôi một số dấu hiệu về những gì Fed đang phải đối mặt".

4. Báo cáo kết quả kinh doanh quý II

Thị trường đang bước vào nửa sau chu kỳ báo cáo quý II và đến nay, các công ty Mỹ đã công bố các tin tức lạc quan, gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư khi họ đang chuẩn bị cho một tương lai ảm đạm của nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Khoảng 78% báo cáo thu nhập đang vượt qua kỳ vọng của phố Wall, đạt trên mức trung bình dài hạn.

Bước vào mùa báo cáo thu nhập, các nhà đầu tư đã lo rằng nếu lạm phát cao và lãi suất tăng khiến nền kinh tế suy thoái thì ước tính thu nhập cho 2022 đang quá cao.

Disney (NYSE: DIS) sẽ công bố kết quả sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Tư. Một số cái tên khác bao gồm: Take-Two (NASDAQ: TTWO), Palantir (NYSE: PLTR), Wynn Resorts (NASDAQ: WYNN), Six Flags (NYSE: SIX)...

5. GDP của Vương quốc Anh

Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu GDP tháng 6 và tổng thể quý II vào thứ Sáu, sau khi BoE dự báo rằng nền kinh tế sẽ bước vào cuộc suy thoái kéo dài 15 tháng vào cuối 2022.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia tin rằng suy thoái có thể bắt đầu từ bây giờ.

BoE cho biết CPI có khả năng đạt đỉnh ở mức 13.3% vào tháng 10 - mức cao nhất kể từ 1980, chủ yếu do chi phí năng lượng tăng cao sau cuộc chiến Nga Ukraine và sự điều chỉnh sau Brexit.

BoE đã tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 12.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ