6 dấu hiệu thoái trào của thị trường chứng khoán

6 dấu hiệu thoái trào của thị trường chứng khoán

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:58 20/01/2022

Phe bò đang có một năm mới buồn. Cứ việc đổ lỗi cho lạm phát, Fed, hay đại dịch. Nhưng có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy thị trường chứng khoán đang thoái trào.

Cổ phiếu công nghệ bị đạp mạnh

Chỉ số Nasdaq đã sập khá sâu từ đầu năm, đóng cửa giảm 10.69% từ đỉnh lịch sử ngày 19/11, và có thể được coi là một đợt điều chỉnh.

Hơn nữa, chỉ số cũng lần đầu tiên giảm xuống đường MA 200 ngày kể từ tháng 4/2020. Đây là điều có thể thay đổi tâm lý của ngay cả những nhà đầu tư lạc quan nhất, vì chỉ số đã giao dịch trên đường này một thời gian dài.

Giao cắt tử thần của Russell 2000

Chỉ số các công ty vốn hóa nhỏ Russell 2000 gần đây đã xuất hiện giao cắt tử thần: Đường MA 50 ngày cắt xuống MA 200 ngày. Đây là tín hiệu một đợt điều chỉnh ngắn hạn dần chuyển thành một xu hướng giảm dài hạn.

Chỉ số Russell 2000 cũng ảm đạm không kém Nasdaq, khi giảm 8.1% từ đầu năm tới giờ.

Ngoài ra:

  • Từ lúc ra mắt, chỉ số Russell 2000 đã hình thành giao cắt tử thần 26 lần
  • Trung bình, đường MA 50 ngày sẽ giao dịch dưới MA 200 ngày khoảng 104 phiên
  • Trong giao cắt năm 2020, đường MA 50 ngày nằm dưới MA 200 ngày 103 phiên

S&P 500 và MA 100

Hỗ trợ MA 100 ngày của chỉ số S&P 500 cũng đã bị phá trong phiên thứ Tư, lần đầu tiên đóng cửa dưới đường này kể từ tháng 10/2021. Đây có thể là tín hiệu chỉ số chuẩn bị kiểm tra tiếp MA 200 ngày ở dưới.

Thước đo nỗi sợ

Chỉ số VIX, thước đo nỗi sợ của chỉ số S&P 500 đã tăng khá mạnh trong năm 2022. Hiện tại, VIX đang giao dịch trên đường MA 50 ngày (20.24) tại mức 23.85.

Chỉ số VIX đo biến động thị trường dựa trên chỉ số S&P 500 và giá quyền chọn và thường di chuyển ngược chiều với cổ phiếu. VIX tăng đồng nghĩa với việc giới đầu tư kỳ vọng nhiều biến động hơn trong tháng tới.

Trái phiếu Đức

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức đã lần đầu tiên vượt 0 kể từ năm 2019, cùng với đợt tăng lợi suất trái phiếu toàn cầu.

Lợi suất Đức 10 năm tăng lên đỉnh phiên thứ Tư tại 0.021%, còn lợi suất Mỹ 10 năm cũng đóng cửa tại 1.826%, còn lợi suất Mỹ 2 năm vượt 1%.

Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ thắt chặt mạnh tay, và ảnh hưởng lên thị trường toàn cầu đang rất rõ rệt.

Lợi suất tăng mạnh đang gây rất nhiều áp lực lên cổ phiếu, và lợi suất trái phiếu Đức tăng có lẽ đã góp phần gây thêm áp lực lên trái phiếu Mỹ, vì giới đầu tư châu u có vẻ sẽ bị thu hút bởi lợi suất Đức ở mức dương.

Các ngành suy yếu

Chỉ 2 trong số 11 nhóm ngành của chỉ số S&P 500 đang tăng trong năm nay: năng lượng tăng 16% và tài chính tăng 0.4%. Công nghệ và bất động sản là hai nhóm ngành giảm sâu nhất đầu năm 2022.

Market Watch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ