Biden đảo lộn nước Mỹ trong 100 ngày như thế nào

Biden đảo lộn nước Mỹ trong 100 ngày như thế nào

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

04:01 05/05/2021

100 ngày đầu tiên đánh dấu 1 loạt sắc lệnh mới được ký, cùng với những đề xuất thay đổi vô cùng triệt để lên hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Liệu mục tiêu của tân tổng thống Biden là gì khi đang cố đẩy nhiều chính sách mang tính cực đoan lên Quốc hội?

Tổng thống Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 27/4
Tổng thống Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 27/4

Tổng thống Trump và các chuyên gia chủ nghĩa bảo thủ đã cảnh báo rằng đằng sau vẻ ngoài trung lập của ứng cử viên Joe Biden là 1 kế hoạch thiên hướng dân chủ cực đoan để biến đổi nước Mỹ. Biden đã chứng minh Trump đúng khi chỉ trong chưa đầy 100 ngày, ông đã nhận những lời tung hô từ phía chủ nghĩa tự do, và được so sánh với thành quả của cố tổng thống Franklin D. Roosevelt.

Gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ lần này lớn hơn nhiều so với Chính sách kinh tế mới của Franklin D. Roosevelt. khi xét về chi phí với những người đóng thuế. Đảng Dân chủ đã đẩy nhanh biện pháp này lên Quốc hội Mỹ mà không hề có chút ủng hộ nào từ phe đối lập, cho thấy Biden không trung lập trong lập trường của mình.

Đề xuất về các biện pháp hạ tầng của tổng thống đảng Dân chủ - Kế hoạch Lao động và Kế hoạch Gia đình - sẽ tốn tổng cộng 5.4 nghìn tỷ, đồng thời cũng kéo theo nhiều chương trình phúc lợi chưa từ thấy kể từ thời Medicare và tem phiếu thực phẩm. Chi phí này khiến mỗi hộ gia đình chịu 43,000 đô, và lớn hơn tổng tài sản của tất cả tỷ phú ở Mỹ. Đảng Dân chủ có thể ban hành cả 2 kế hoạch mà không cần đảng Cộng hòa, bằng việc sử dụng quy trình hòa giải của Quốc hội lần thứ 2 trong năm.

Quy mô tài chính và tính cực đoan của kế hoạch này, cộng với tỷ lệ chênh lệch rất nhỏ mà đảng Dân chủ có ở cả Thượng viện và Hạ viện, đang đè nặng áp lực lên hệ thống chính trị Hoa Kỳ, khi nó yêu cầu đồng thuận giữa 2 đảng để đưa ra các thay đổi lớn.

Một Thượng viện chia rẽ giữa 2 đảng và hạ viện Dân chủ chiếm đa số chưa thể là điều kiện để thực hiện đơn phương, theo thượng nghị sĩ Mitt Romney (đại diện tiểu bang Utah), một người chỉ trích Trump và 1 trong số ít thành viên đảng Cộng hòa yêu cầu giải pháp song phương.

Phía Dân chủ cho rằng triển khai các gói cứu trợ đại dịch mà không cần bên kia chấp thuận là điều cần thiết để hỗ trợ những người Mỹ đang gặp khó khăn về kinh tế. Họ nói 1 số phần của biện pháp này, bao gồm cả việc mở rộng Obamacare, đã hết hiệu lực từ lâu. Họ dự đoán rằng khoản thuế tín dụng trẻ em, được cộng cả vào phần tiền phát cho mỗi gia đình hàng tháng bắt đầu từ tháng Bảy, có thể giảm tỷ lệ trẻ em nghèo đi một nửa.

“Câu chuyện của 100 ngày đầu sẽ là về vắc xin được tiêm, tiền vào túi người dân, và hy vọng về tương lai xa”, Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer viết trên Twitter ngày 27/4.

Trong lúc thử nghiệm giới hạn của hệ thống, Biden cũng đã dùng chiếc ghế tổng thống của mình để ủng hộ những thay đổi mang tính triệt để trong nó. Ông ủng hộ Washington D.C trở thành tiểu bang, điều sẽ cho phe Dân chủ thêm 2 ghế thượng viện trong tương lai, ủng hộ việc bỏ đi những hành động “câu giờ” trong Quốc hội, yêu cầu 1 ủy ban nghiên cứu cải cách Tòa án Tối cao trong khi đảng của mình đưa thêm luật để tăng quyền lực cho tòa án, Ông cũng đã cho biết sẽ ký dự luật H. R. 1, 1 cuộc cải cách bầu cử ở nhiều phương diện, trong đó có đưa bỏ phiếu bằng thư trở nên chính thống.

“Ông Biden biết kế hoạch của mình quá cực đoan để hy vọng nó được duyệt trên Quốc hội và giữ nó nguyên bản mà không thay đổi cuộc chơi chính trị. Do vậy, ông đang huy động trên tất cả mặt trận để làm được điều đó”’, theo Jenny Beth Martin, đồng sáng lập và điều phối viên cho Tea Party Patriots. 

Với phe Dân chủ, đợt thay đổi này chỉ là chuyện thường ngày. Cựu tổng thống Bill Clinton đánh giá Biden là “gần như hoàn hảo”. Ông cũng nói thêm “nếu chúng ta có thể đưa ra những kết quả tích cực bằng cách giúp đỡ mọi người, cho tất cả một cơ hội, thì chính ta có cơ hội thay đổi mình.”

“Tôi muốn thay đổi mô thức”

Ngoài những thay đổi xã hội bằng lập pháp, Biden đã đưa ra 1 loạt sắc lệnh thay đổi mô thức trong nhiều vấn đề từ thuyết sắc tộc, đến việc tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Điểm chung của hơn 60 sắc lệnh trong 100 ngày đầu này là đảo ngược hoặc bãi bỏ những sắc lệnh từ thời tổng thống Trump, và thay vào đó là hệ tư tưởng bình đẳng gần giống với của Karl Marx. “Phát triển bình đẳng sắc tộc và Hỗ trợ những cộng đồng chưa được đáp ứng thông qua Chính phủ Liên bang”, tiêu đề của sắc lệnh đầu tiên, đã đặt nền móng cho những cái tiếp theo.

“Tôi muốn thay đổi mô thức. Chúng ta nên bắt đầu trao thưởng cho lao động chứ không chỉ của cải”, theo ông Biden phát biểu trong buổi họp báo đầu tiên.

Những gì tổng thống nói đôi khi mang hậu quả như những gì tổng thống làm. Trong 100 ngày này, điều này được cho thấy bằng bình luận trong phiên tòa của Derek Chauvin, cựu cảnh sát bị khởi tố cho việc giết George Floyd ở Minneapolis. Biden đồng thuận với khởi tố này trước khi phía bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết cuối cùng - và sau khi có quyết định - đã truy tố chính nước Mỹ với “phân biệt chủng tộc có hệ thống”.

Đỉnh cao và vực thẳm

Dù nội các của ông không thừa nhận, nhưng Biden đã thừa hưởng quy trình phát triển và phân bố vắc xin rất thành công từ Trump. Điều này có nghĩa là chiến dịch tiêm vắc xin chi 100 triệu người Mỹ sẽ được thực hiện trước cả khi ông tiếp nhận văn phòng vào ngày 20/1. Sau khi né tránh câu hỏi về cải thiện chỉ tiêu, Biden đã tăng mục tiêu lên gấp đôi. Chính quyền của ông đang trên tiến độ gấp 3 mục tiêu ban đầu vào ngày 29/4, ngày thứ 100 của Biden.

Tuy nhiên điều này lại đang lu mờ trước khủng hoảng biên giới phía nam, điều mà các chuyên gia đổ lỗi cho việc Biden bãi bỏ những chính sách nhập cư của Trump. Người nhập cư trái phép đang tràn vào biên giới với số lượng cao nhất trong cả thập kỷ. Sau vài tuần né tránh, Biden cũng đã chịu gọi đây là 1 cuộc khủng hoảng đầu tháng này.

Nhà Trắng cho biết khủng hoảng sẽ được giải quyết bằng việc đầu tư vào các quốc gia gốc của người nhập cư trái phép. Hoa Kỳ đã tiêu hàng tỷ đô viện trợ cho các nước này trong suốt 2 thập kỷ gần đây. 

Tỷ lệ ủng hộ của Biden đã biến động trong khoảng 40-50%, theo Rasmussen, bên thăm dò ý kiến duy nhất tiến hành khảo sát việc này. Truyền thông có lẽ cũng góp phần cho kết quả đó. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông cho thấy tỷ lệ đưa tin tích cực về Biden là 59% trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ, trong khi con số này của Trump chỉ là 11%.

Epoch Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ