Tâm lý “risk-on” nhen nhóm trở lại khi các chỉ số tương lai chứng khoán Châu Âu tăng nhẹ. Có lẽ chúng ta sẽ khó có thể chứng kiến sự đột biến về khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay, khi châu Âu chuẩn bị bước vào kì nghỉ lễ phục sinh kéo dài 3 ngày. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể xem nhẹ phiên hôm nay, khi lịch trình thế giới đang ngập tràn các sự kiện quan trọng, hoàn toàn có thể gây ra những biến động nhất định đối với thị trường.
Yếu tố nổi bật nhất trong phiên giao dịch hôm nay là việc các trưởng kinh tế khu vực EU không đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ cho các quốc gia thành viên, khi cuộc chiến chống lại virus Corona vẫn tiếp diễn trong khu vực.
Không mất nhiều thời gian để đồng đô la Mỹ lấy lại danh hiệu vua của các loại tiền tệ sau đợt bán tháo ngắn nhưng mạnh vào cuối tháng Hai. Sự thiếu hụt trầm trọng của đồng đô la trên các thị trường toàn cầu, được thúc đẩy bởi cơn hoảng loạn tiền mặt khi cơn sốt virus ngày càng lan rộng, đã củng cố tình trạng trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh. Nhưng với một số tín hiệu sự gia tăng của các ca nhiễm mới chững lại, liệu có nguy cơ đồng đô la sẽ bắt đầu rơi?
Giá dầu Brent đang ở mức trên $34/thùng có thể đối mặt hiệu ứng tiêu cực do việc thiếu kế hoạch hành động từ cuộc họp hôm qua giữa Tổng thống Trump và các quan chức phụ trách vấn đề năng lượng của Hoa Kỳ.
Các chính phủ khu vực đồng euro đang tăng cường bán trái phiếu, nhờ có Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng mua vào, các nhà đầu tư chưa bị cảm thấy bội thực.
Bảng lương phi nông nghiệp hôm nay dường như là những dấu hiệu đầu tiên cho một loạt sự kiện tồi tệ diễn ra trong tháng 3. Cả tỷ lệ thất nghiệp và biên chế việc làm đều tiêu cực hơn dự báo và không ai ngạc nhiên khi điều này sẽ xảy ra. Tất nhiên, chúng chỉ là khúc dạo đầu cho cơn cuồng phong không thể tránh khỏi sắp tới.