Bitcoin dưới con mắt của tỷ phú, nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio
Tài sản kỹ thuật số với độ "cuốn hút" bậc nhất này, liệu có thực sự giá trị dưới con mắt của chủ tịch Bridgewater Associates ?
Tôi viết những dòng này để làm rõ những suy nghĩ của tôi về Bitcoin. Hãy chú ý đến những gì tôi đang nói ở đây chứ không phải những gì mà giới truyền thông muốn nói bởi với những điều tôi chia sẻ, các bạn có thể tin cậy. Tôi nhận thấy rằng những người ủng hộ Bitcoin (hầu hết mọi người) hầu hết đều mô tả nó theo một cách thức trong khi những người không ủng hộ Bitcoin thì lại mô tả nó theo một cách thức ngược lại. Như với hầu hết những điều tôi nhận xét, thực tế có những ưu và nhược điểm và tôi đang cố gắng truyền đạt chính xác nhất có thể những gì tôi hiểu về những loại "tài sản" này.
Nhắc lại, bởi tôi không phải là chuyên gia về Bitcoin-tiền điện tử, tôi tin rằng quan điểm của tôi khó mà có đủ giá trị để dựa vào đó, vì vậy tôi không nên công bố chúng một cách rộng rãi. Tôi biết rằng người ta cần biết bao nhiêu để có ý kiến có giá trị trên thị trường, vì vậy tôi sẽ không đặt cược vào quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên, mọi người muốn một đánh giá không phải dưới góc độ một chuyên gia từ tôi về Bitcoin và những lời giải thích theo cách riêng của tôi, tốt hơn là những sự "méo mó" trên các phương tiện truyền thông. Điều duy nhất tôi cần ở bạn là bạn hãy đọc kỹ những gì tôi viết, hơn là chú ý đến những tín hiệu "nhiễu" bởi các phương tiện truyền thông.
Tôi tin rằng Bitcoin là một trong những sáng chế vĩ đại. Việc phát minh ra một loại tiền mới thông qua một hệ thống được lập trình trong máy tính, đã hoạt động được khoảng 10 năm và đang nhanh chóng trở nên phổ biến như là một loại tiền tệ, mang khả năng lưu trữ giá trị thật là một thành tựu đáng kinh ngạc. Điều đó, giống như việc tạo ra hệ thống tiền tệ dựa trên tín dụng hiện tại, là một kiểu giả kim thuật - tức là kiếm tiền với chỉ ít vốn bỏ ra hoặc không cần tới vốn. Bitcoin, giống như việc tạo ra tín dụng đã làm cho các chủ ngân hàng trở nên giàu có, bắt đầu từ Medicis vào khoảng năm 1350, Bitcoin đang làm cho những người phát minh ra nó và những người tham gia vào hệ thống của nó từ rất sớm trở nên giàu có và có khả năng cũng khiến nhiều người khác đạt được một điều tương tự, đồng thời phá vỡ hệ thống tiền tệ hiện có. Những người đã xây dựng lên nó và ủng hộ giấc mơ biến loại tiền mới này thành hiện thực đã thực hiện một điều tuyệt vời, đó là duy trì giấc mơ đó và biến Bitcoin (theo ý tôi là nó và các đối thủ cạnh tranh tương tự của Bitcoin) trở thành một tài sản thay thế, giống như vàng.
Không có nhiều tài sản thay thế giống như vàng trong khi nhu cầu về chúng ngày càng tăng (bởi tất cả các khoản nợ và tiền được in ra và đang vận hành trong nền kinh tế nhằm tạo ra giá trị dựa trên nợ, sớm muộn cũng sẽ xảy ra trong tương lai). Những gì đang diễn ra trên thế giới, bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng về tiền bạc hoặc lưu trữ tài sản nhưng lại bị hạn chế về nguồn cung, thì nhu cầu về tài sản có thể được sở hữu tư nhân ngày càng tăng. Và vì không có nhiều tài sản có khả năng lưu trữ, Bitcoin giống như vàng và có thể được bảo mật, cộng thêm quy mô thị trường của chúng tương đối nhỏ, nên có khả năng Bitcoin và các đối thủ cạnh tranh của nó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó. Đối với tôi, dường như Bitcoin đã thành công trong việc vượt qua ranh giới từ một ý tưởng mang tính đầu cơ cao mà không thể tồn tại trong thời gian ngắn trở nên được công nhận và có thể có một số giá trị trong tương lai. Nhưng câu hỏi lớn đối với tôi là thực tế nó có thể được sử dụng để làm gì và nó sẽ có nhu cầu như thế nào. Vì khi đã biết cung, nên người ta phải ước lượng cầu nhằm ước tính giá của nó.
Tôi nghĩ tôi nên làm rõ những gì tôi đã nói về nguồn cung của nó. Mặc dù Bitcoin bị hạn chế về nguồn cung, nhưng các loại tiền kỹ thuật số không bị hạn chế về nguồn cung vì những đồng tiền mới đã xuất hiện và sẽ tiếp tục cạnh tranh, do đó, nguồn cung tài sản giống như Bitcoin và sự cạnh tranh giữa các đồng tiền sẽ đóng vai trò quyết định nên giá Bitcoin và giá tiền điện tử. Trên thực tế, tôi cho rằng những đồng tiền tốt hơn sẽ xuất hiện và thay thế những cái này bởi vì đó là cách mà mọi sự vật phát triển, những phương thức mới và những điều mới luôn có và sẽ luôn thay thế những phương thức cũ. Vì cách thức hoạt động của Bitcoin là cố định nên nó sẽ không thể phát triển và tôi cho rằng một giải pháp thay thế tốt hơn sẽ được phát minh và vượt qua nó. Và điều đó đó là một rủi ro đối với tài sản này. Vì những lý do đó, lập luận “nguồn cung hạn chế” tạo nên giá trị của Bitcoin có vẻ không đúng. Ví dụ rằng dù Blackberry có nguồn cung hạn chế, thì chúng vẫn không còn giá trị cao nữa vì chúng đã bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh cao cấp hơn. Tôi vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi tại sao điều đó không phải là rủi ro, nhưng tôi hoan nghênh việc sự "ngây ngô" của tôi được chỉnh sửa và góp ý từ các bạn.
Đồng thời, tôi thực sự rất ngưỡng mộ cái cách Bitcoin đã vượt qua thử thách trong 10 năm, không chỉ về mặt trên mà còn cả về cái cách mà công nghệ của nó đã hoạt động rất tốt và khó bị "hack". Tuy nhiên, đối với một người nắm giữ tài sản kỹ thuật số, tại thời điểm mà hành vi tấn công mạng mạnh hơn nhiều so với khả năng phòng vệ như hiện tại, thì rủi ro mạng và hệ thống là những rủi ro mà tôi không thể bỏ qua. Nếu ngay cả Bộ Quốc phòng cũng không thể bảo vệ hệ thống của mình khỏi bị tấn công, sẽ thật ngây thơ khi hoàn toàn yên tâm rằng tài sản kỹ thuật số không thể bị tấn công, đây là một trong những lợi thế của những tài sản giống như vàng và đây cũng là một trong những rủi ro của tất cả các tài sản tài chính. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng có một cơ hội tốt là một ngày nào đó chúng ta sẽ được thấy một hệ thống tài chính, dựa trên hệ thống kỹ thuật số tiên tiến, được chứng minh là dễ bị gián đoạn hoặc dễ gặp khả năng "tống tiền" trên mạng hơn so với hiện tại. Bên cạnh đó, những điều này hiện đang diễn ra với tốc độ ngày càng tăng và có thể đe dọa tới giá trị của cả các tài sản tài chính truyền thống. Mặc dù tôi đưa ra cho bạn cảnh báo này, nhưng "ở lại" hay "rời bỏ" là quyết định của bạn. Và thêm vào đó, mặc dù tôi nhận ra rằng Bitcoin có thể được giữ ngoại tuyến thông qua “ví lạnh”, nhưng tôi hiểu rằng điều đó rất khó thực hiện và thực tế rất ít người làm điều đó. Vì vậy, nhìn chung, tôi hiểu rằng, Bitcoin là tài sản kỹ thuật số và được kết nối trong một hệ thống phi tập trung, nó khó có được sự bảo vệ trước các rủi ro mạng.
Thêm vào đó, bổ sung cho việc Bitcoin là tài sản kỹ thuật số, sẽ có các câu hỏi về mức độ riêng tư của nó và liệu rằng chính phủ sẽ cho phép và không cho phép nó như thế nào. Về quyền riêng tư, có vẻ như Bitcoin sẽ khó có khả năng "riêng tư" thực sự như một số người phỏng đoán. Xét cho cùng, nó là một sổ cái công khai và một lượng Bitcoin "vật chất" được lưu giữ theo cách thức không riêng tư. Nếu chính phủ (và có lẽ cả tin tặc) muốn xem ai đó có những gì, tôi nghi ngờ rằng quyền riêng tư của nó có thể được bảo vệ. Ngoài ra, tôi thấy rằng nếu như chính phủ muốn loại bỏ việc sử dụng Bitcoin, với hầu hết những người đang sử dụng nó sẽ không thể sử dụng nó nữa, vì vậy nhu cầu về Bitcoin sẽ giảm xuống. Thay vì viển vông rằng chính phủ sẽ xâm phạm quyền riêng tư và ngăn chặn việc sử dụng Bitcoin (cùng các đối thủ của nó), đối với tôi dường như nó - Bitcoin, càng thành công thì những khả năng này càng cao. Bắt đầu từ việc thành lập ngân hàng trung ương đầu tiên (Ngân hàng Anh năm 1694), vì những lý do hợp lý chính đáng mà các chính phủ muốn kiểm soát tiền của họ và họ bảo vệ khả năng này của mình để tiền và tín dụng lưu thông dưới sự kiểm soát . Khi tôi đặt mình vào vị trí của các quan chức chính phủ, và nhìn nhận hành động của họ, nghe những gì họ nói, thật khó để tôi tưởng tượng rằng họ sẽ cho phép Bitcoin (hoặc vàng) là một lựa chọn rõ ràng tốt hơn tiền pháp định và tín dụng mà họ đang cung cấp. Tôi nghi ngờ rằng rủi ro lớn nhất của Bitcoin là sự thành công của nó, bởi vì nếu nó thành công, chính phủ sẽ cố gắng loại bỏ nó và họ có rất nhiều quyền lực để làm điều này.
Theo như bức tranh cung và cầu, trong khi nguồn cung đã được biết đến thì nhu cầu dài hạn trong thời gian dài hạn (vì đây là tài sản dài hạn) là điều khó biết, phần lớn là vì những lý do tôi đã đề cập ở trên. Ví dụ, tôi coi Bitcoin là một tài sản thay thế giống như vàng, nên tôi đã yêu cầu Rebecca Patterson và những người khác tại Bridgewater thực hiện một số phép tính để tính toán điều gì sẽ xảy ra nếu giá trị nắm giữ riêng của vàng, được chia thành tỷ lệ phần trăm những khoản nắm giữ đó và giả sử rằng, chúng đã chuyển sang Bitcoin để đa dạng hóa tài sản nắm giữ. Điều gì sẽ xảy ra nếu 10%, 20%, 30% hoặc tới tận 50% lượng vàng nắm giữ tư nhân được chuyển sang Bitcoin để đa dạng hóa việc nắm giữ, hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu 10 hoặc 20% những người đã tạo ra Bitcoin và đã "lên thuyền" muốn đa dạng hóa sang các tài sản khác như vàng và cổ phiếu, hoặc nếu chính phủ muốn cấm sử dụng nó,… những tình huống này sẽ như thế nào? Họ vẽ một bức tranh có độ không chắc chắn cao .(Bạn có thể đọc báo cáo đầy đủ ở đây). Đó là lý do tại sao đối với tôi Bitcoin trông giống như một lựa chọn dài hạn, dù với một tương lai không chắc chắn,tôi lại có thể đặt một khoản tiền mà tôi không ngại mất tới 80% - vào thứ tài sản này.
Đó là những gì mà Bitcoin thể hiện đối với một người không phải là "chuyên gia" như tôi. Điều tôi mong muốn là được sửa chữa và học hỏi thêm về nó. Mặt khác, hãy tin tôi khi tôi có nói với bạn rằng, tôi và các đồng nghiệp của tôi tại Bridgewater đang chăm chú tập trung vào "kho báu" này