BoJ đang có dấu hiệu thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất

BoJ đang có dấu hiệu thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

10:08 01/10/2024

Các nhà hoạch định chính sách của BoJ cho rằng sẽ cần phải thận trọng trong việc tăng lãi suất trong thời gian tới. Một số thành viên lo ngại về tình trạng bất ổn trên thị trường tài chính và triển vọng nền kinh tế Mỹ.

Ngay cả những người ủng hộ việc tăng lãi suất trong tương lai cũng cho rằng cần kiên nhẫn trước khi thực hiện tăng lãi suất, điều này làm giảm khả năng BoJ tăng lãi suất trong tháng 10.

Tại cuộc họp tháng 9, một thành viên chia sẻ rằng ông vẫn tin nếu không có thay đổi lớn về dự báo kinh tế, thì chúng ta nên tăng lãi suất sớm hơn. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất không phải là mục tiêu duy nhất. Thành viên này nhấn mạnh rằng cần chọn thời điểm phù hợp để tăng lãi suất nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Một ý kiến khác cho rằng, do tình trạng bất ổn kinh tế và thị trường, không nên tăng lãi suất vào lúc này vì điều đó có thể khiến mọi người nghĩ rằng BoJ đang chuyển sang chu kỳ thắt chặt tiền tệ toàn diện.

Ý kiến thứ ba nói thêm, những bất ổn về kinh tế toàn cầu đã gia tăng. Chúng ta nên theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở ngoài nước và trên thị trường trong thời gian tới và cho rằng việc tăng lãi suất có thể thực hiện khi những bất ổn này giảm bớt.

Tại cuộc họp tháng 9, BoJ đã giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức 0.25%, và thống đốc BoJ cho biết họ có thể dành thời gian theo dõi tác động từ các bất ổn kinh tế toàn cầu, cho thấy họ không vội vàng tăng lãi suất.

BoJ sẽ có cuộc họp tiếp theo vào ngày 30-31 tháng 10, họ cũng sẽ công bố dự báo tăng trưởng và lạm phát mới, điều này sẽ quyết định con đường chính sách dài hạn của ngân hàng.

Một ý kiến khác trong cuộc họp cho biết khi thực hiện chính sách tiền tệ, cần xem xét kỹ các rủi ro tiêu cực đối với nền kinh tế Nhật Bản và theo dõi chặt chẽ dữ liệu. Điều này nhấn mạnh rằng BoJ đang chuyển trọng tâm từ rủi ro lạm phát vượt mục tiêu sang hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế.

BoJ đã kết thúc chính sách lãi suất âm vào tháng 3 và tăng lãi suất ngắn hạn lên 0.25% vào tháng 7 với quan điểm rằng Nhật Bản đang tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Tuy nhiên, sau khi BoJ tăng lãi suất và các bình luận hawkish của Thống đốc Kazuo Ueda cùng với dữ liệu yếu kém từ thị trường lao động Mỹ, đồng JPY đã tăng vọt và thị trường chứng khoán lao dốc vào đầu tháng 8. Kể từ đó, các nhà hoạch định chính sách của BoJ nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét kỹ tác động kinh tế từ biến động thị trường.

Cuộc họp ngày 19-20 tháng 9 của BoJ diễn ra ngay sau khi Fed quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Trước đó, việc Thủ tướng Fumio Kishida từ chức ngày càng làm gia tăng nghi ngờ về nỗ lực của BoJ trong việc đưa lãi suất lên mức trung lập cho nền kinh tế.

Tại cuộc họp tháng 9, một thành viên đã bày tỏ lo ngại rằng sự đảo chiều của đồng JPY từ mức thấp trước đó có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và khiến các nhà sản xuất ngần ngại tăng lương. Một ý kiến khác cho rằng hiện nay, có nhiều bất ổn hơn về nền kinh tế Mỹ và tốc độ giảm lãi suất của Fed. Những yếu tố này có thể tác động tiêu cực đến tỷ giá đồng JPY và làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Cuối cùng, một thành viên khác cho biết, khi xem xét về lần tăng lãi suất tiếp theo, họ sẽ chú ý đến các yếu tố như lạm phát tiêu dùng, tốc độ tăng lương trong các cuộc đàm phán năm sau và tình hình kinh tế Mỹ.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu ổn định khi triển vọng nguồn cung tăng trước lo ngại về xung đột Trung Đông
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Giá dầu ổn định khi triển vọng nguồn cung tăng trước lo ngại về xung đột Trung Đông

Giá dầu đi ngang vào ngày thứ Ba. Hiện nay, triển vọng bổ sung nguồn cung tăng lên cho dù tăng trưởng nhu cầu thế giới ảm đạm. Điều này nhằm giảm thiểu những lo ngại về xung đột leo thang ở Trung Đông có thể gây gián đoạn xuất khẩu từ khu vực sản xuất quan trọng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ